Chi phí thực hiện (implementation costs)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 38 - 39)

Một vấn đề cách tiếp cận này là hàng triệu nhà đầu tư nhỏ không hẳn ai cũng có kiến thức và thông tin để thực hiện hoạt động kinh doanh chênh lệch giá.

Chính vì không có kiến thức chuyên sâu để có thể xác định được thời điểm kinh doanh chênh lệch giá nên các nhà đầu tư này thường gửi tiền của mình cho một tổ chức hoặc các cá nhân chuyên nghiệp để đầu tư dùm họ. Điều này làm nảy sinh vấn đề về mối quan hệ đại diện (agency relationship), phát sinh một chi phí là chi phí giao dịch.

Andrei Shleifer và Vishny khi nghiên cứu về giới hạn của hoạt động kinh doanh chênh lệch giá ông đưa ra 01 ví dụ về trái phiếu đô thị Bund29 (loại trái phiếu Đức) giao dịch trên hai sàn London (Anh) và Frankfurt (Đức). Giả sử rằng các hợp đồng kỳ hạn (futures contracts30) trái phiếu này hoàn toàn giống nhau trong tất cả các điều khoản (nghĩa là chúng có thể thay thế hoàn toàn cho nhau). Và giả sử tình huống rằng giá hợp đồng kỳ hạn ở London cao hơn giá tại thị trường Frankfurt. Phản ứng trước việc này một nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ bán hợp đồng này tại thị trường Anh và mua một hợp đồng kỳ hạn tại Frankfurt.

Với thị trường giao sau (futures market)31, người ta phải đóng một khoản ký quỹ hay một khoản tiền đảm bảo để thực hiện hợp đồng (good faith money32). Giả sử hợp đồng London tăng lên và hợp đồng

28

Trích từ trang 113-114 sách Behavioral Finance: Psychology, Decision-Making, and Markets, Ackert & Deaves và trang 03 - The noise trader approach to finance – Andrei shleifer and Lawrence H.Summers. -1990, page 21

29

Có thể nghiên cứu sâu hơn bằng số tại tài liệu Advance in Behavioral Finance, vol II, Richard H. Thaler, trang 79-80 30

Từ “futures contract” còn có nơi gọi là “forward contract” hay “le contrat à terme” (Pháp), tại Việt Nam thì thường gọi là “hợp đồng kỳ hạn” và “hợp đồng giao sau”.

31

Theo investopedia.com định nghĩa thị trường giao sau (futures market) là thị trường mua bán đấu giá mà trong đó những người tham gia mua hoặc bán hàng hóa hay các hợp đồng giao sau (futures contracts) để nhận hàng hóa đó vào một ngày cụ thể trong tương lai (a specified future date). Ở đây, các bài nghiên cứu của các tác giả đang muốn ám chỉ đến các phái sinh tài chính như hợp đồng giao sau (Futures), hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng hoán chuyển lãi

Frankfurt đi xuống, ngụ ý rằng bạn phải “đóng thêm tiền” cho cả hai thị trường để duy trì trạng thái giao dịch. Nếu bạn có đủ tiền để bỏ vào duy trì trạng thái của mình, giả dụ đến thời gian đáo hạn bạn vẫn nhận được tiền với xác suất là 100%. Tuy nhiên, nếu bạn không còn tiền để duy trì trạng thái nữa, bạn có thể hoặc phải xoay tiền để bù vào hoặc chấm dứt vị trí của mình tại mức lỗ.

Điều này sẽ nhẹ nhàng hơn nếu đó là tiền của bạn hay bạn không bị giới hạn về vốn, bạn phải xoay tiền bù vào hoặc mất tiền ngay cả khi bạn chắc chắn 100% nhận được mức lời khi đến hạn hợp đồng. Tuy nhiên điều này không còn đơn giản nữa, nếu bạn đang quản lý tiền của người khác. Họ có quyền thuê bạn và cũng có quyền sa thải bạn nếu bạn không đạt được mức kỳ vọng của họ. Đứng ở góc độ của bạn, bạn nhìn vào giá trị tương lai bạn nhận được với xác suất 100% là thắng chỉ cần duy trì trạng thái giao dịch thôi, nhưng ở góc độ “người giao tiền” hay “ông chủ”, họ quan tâm đến tài sản của mình ngày càng âm đi hơn đến giá trị nhận được trong dài hạn dài hạn. Và vấn đề là không ai biết chính xác khi nào việc định giá sai chấm dứt (ngắn hạn hay dài hạn) và ông chủ không phải nộp thêm tiền nữa?. Nên họ không còn tin tưởng giao tiền cho bạn nữa, kết quả là bạn phải rút vị thế của mình trong trạng thái lỗ, cùng với bị sa thải. Chính hai điều này (cả ông chủ và người kinh doanh chênh lệch giá) làm cho người ta không còn mặn mà với kinh doanh chênh lệch giá nữa. Giá không được điều chỉnh như mong muốn ban đầu.

Ngoài ra, trong thị trường còn có nghiệp vụ mua bán khống chứng khoán33, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có cổ phiếu để bán? Điều này đồng nghĩa với việc rằng nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhanh chóng thoát khỏi vị thế bán khống của họ trước thời hạn, dù họ không muốn điều đó.

Owen Lamont và Richard Thaler, đã đưa ra nghiên cứu thực nghiệm của mình về hiện tượng công ty 3Com và Palm. Người ta có thể mua trực tiếp cổ phiếu Plam hoặc gián tiếp mua cổ phiếu 3Com. Vì tỷ lệ 1.5 cổ phiếu Palm đổi được 03 cổ phiếu 3Com. Khi giao dịch lần đầu, Palm được bán với giá 95.06$ và 3Com bán với giá $81.81. Lúc này giá 3Com rẻ quá, người ta bán Palm và điều đó quá dễ thấy, nhưng thật đáng kinh ngạc, việc định giá sai lại kéo dài trong nhiều tháng. Thực tế, lý do của việc định giá sai trở nên trầm trọng hơn dường như là do không có cổ phiếu Palm để bán khống, làm cho các nhà đầu tư khôn ngoan không thể tận dụng được kinh doanh chênh lệch giá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 38 - 39)