Ngại sự mơ hồ (ambiguous aversion)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 26 - 28)

Con người thường dễ dàng chấp nhận tham gia một cuộc chơi nếu họ cảm thấy am hiểu, nghĩa là, nếu họ cảm thấy đủ khả năng chiến thắng và cảm thấy e ngại với sự mơ hồ. Chip Heath và Amos Tversky đã tiến hành một thí nghiệm trong đó bước đầu tiên là kiểm tra những người tham gia bằng một loạt các câu hỏi kiến thức phổ thông có nhiều sự lựa chọn (có bốn lựa chọn).

Mỗi câu hỏi có nhiều sự lựa chọn có đánh giá mức độ niềm tin, trong đó mỗi lựa chọn được sắp xếp theo mức độ chắc chắn từ 100% đến 25%.

Với bốn câu trả lời, mức độ tự tin 25% đơn thuần chỉ là sự suy đoán. Giả sử một người tham gia có mức độ tự tin 60% (tính trung bình qua các câu trả lời).

Sau đó người này sẽ được đề nghị lựa chọn tham gia vào một trong hai trò chơi sau: một trò chơi mà phần thưởng ngẫu nhiên với xác suất 60% và một trò chơi thứ hai mà sẽ nhận được phần thưởng nếu trả lời chính xác câu hỏi được lựa chọn ngẫn nhiên.

Sự lựa chọn giữa đặt cược có kỹ năng so với đạt cược ngẫu nhiên như là một phương trình của xác suất trả lời đúng

Hình trên cho thấy kết quả của cuộc thử nghiệm. Khi mọi người cảm thấy họ có khả năng chiến thắng trong các câu hỏi, họ có khuynh hướng lựa chọn một trò chơi có khả năng giành chiến thắng hơn là một lựa chọn trò chơi giống như kiểu xổ số, may rủi. Điều này được chứng minh bởi hệ số tương quan dương giữa xác suất trả lời đúng và tỷ lệ phần trăm lựa chọn loại đặt cược có khả năng thắng (competence bet).

Lấy trường hợp có xác suất tự đánh giá là 35% làm ví dụ. Lý do người chơi ưa thích hình thức cá cược ngẫn nhiên hơn (xác suất có được phần thưởng là 35%) vì khi khả năng hiểu biết là không cao, bạn thực sự không biết điều gì bạn biết và điều gì không biết (nghĩa là, mặc dù phỏng đoán tốt nhất của bạn là xác suất 35% bạn sẽ trả lời đúng câu hỏi, nhưng không chắc chắn rằng đây có phải là xác suất giành được phần thưởng hay không).

Có một số ví dụ cho thấy thái độ thận trọng với sự mơ hồ là hành vi cảm xúc hơn là trải nghiệm. Thật ra, nó phản ánh xu hướng của cảm xúc, cụ thể là sự sợ hãi, ảnh hưởng đến việc lựa chọn trong các tình huống có rủi ro.

Mặc dù mục đích tốt nhất của các nhà thí nghiệm, vẫn có sự lo sợ rằng sự mơ hồ có thể gây ra việc bóp méo.

Tâm lý e ngại sự mơ hồ là một phần trong sự quen thuộc, người ta sợ sự mơ hồ không chắc chắn với những cái mới, lạ và không tìm hiểu sâu. Dẫn đến bỏ qua những cơ hội tốt, mà đôi khi ráng “chịu đựng” với cái sẵn có, quen thuộc, dù biết rằng nó không còn tốt nữa.

Trải nghiệm đa dạng hoá (diversification heuristic)

Trải nghiệm đa dạng hoá (diversification heuristic) có nghĩa là con người thường ít cố gắng khi đứng trước các lựa chọn không loại trừ lẫn nhau. Một hành vi thường thấy ở các bữa tiệc buffet là dùng thử nhiều món ăn khác nhau (hoặc tất cả), với giả thiết bạn chỉ được chọn 1 lần cho tất cả các món ăn cùng lúc, nghĩa là có sự giới hạn về thời gian. Việc chỉ chọn một hoặc hai loại món ăn, tạo nên rủi ro là bạn ăn phải món không thích hoặc bỏ sót món ưa thích. Và thường người ta chọn mỗi món một chút.

Những hành vi tương tự như vậy được phát hiện bởi Itamar Simonson19, ông rằng những người mua sắm thường ưa thích lựa chọn nhiều mặt hàng (chẳng hạn như các loại sữa chua khác nhau) khi họ phải mua nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong tương lai, so với trường hợp họ chỉ mua một loại ưa thích cho mỗi quyết định chi tiêu.

Simonson kết luận rằng có những yếu tố nhất định tác động đến các hành vi như trên. Đầu tiên, nhiều người ưa thích có nhiều mặt hàng và nhiều sản phẩm mới để lựa chọn. Sở thích này được thể hiện rõ hơn khi người mua muốn mua nhiều mặt hàng. Thứ hai, những sở thích trong tương lai bao hàm với sự không chắc chắn. “Bây giờ tôi có thể thích hơn sữa chua mâm xôi hơn sữa chua dâu nhưng tôi không biết sẽ thích loại nào trong tuần tới?”. Một lý do cuối cùng cho việc tìm kiếm sự đa dạng hoá là làm cho sự lựa chọn của bạn trở nên đơn giản hơn, do đó tiết kiệm thời gian và hạn chế mẫu thuẫn trong quyết định.

Một ví dụ khác gây bất ngờ là của Benartzi và Thaler (2001) khi họ ghi nhận qua thí nghiệm khi cho một số người N lựa chọn đầu tư trên số tiền tiết kiệm của họ, kết quả là ông phát hiện ra rằng người ta phân bổ đều tiền của mình cho N lựa chọn (“quy tắc 1/N”). Ban đầu, họ thấy rằng việc phân bổ như vậy là đúng, và nhiều người nhanh chóng áp dụng quy tắc 1/N (đa dạng hoá đầu tư kiểu đơn giản nhất, phân bổ theo tỷ lệ 1/N số tiền vào N loại hình đầu tư) một cách thụ động, trong khi nếu phân tích kỹ, họ sẽ đầu tư theo những quy tắc khác (như chia phần nào vào cổ phiếu, phần nào vào chứng khoán thu nhập cố định, phần nào cho tài sản ít rủi ro, phần nào cho tài sản nhiều rủi ro, tỷ suất sinh lợi hay tuỳ vào điều kiện cụ thể của thị trường, …).

Không thích sự thay đổi và hiệu ứng coi trọng tài sản sở hữu

Việc thích giữ nguyên tình trạng hiện tại cũng xuất phát từ việc tìm kiếm cảm giác an tâm. Con người không thích sự thay đổi, lo sợ rằng liệu bước đi tiếp theo có tốt hơn so với hiện tại. Do đó, con

19

người có khuynh hướng tiếp tục nắm giữ cái mà họ đang sở hữu hơn. Sự quá đề cao cái mình đang có, mà vô tình họ đã “thần tượng hóa” cái mình có, mà chậm chạp hay ngờ vực những thay đổi mới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 26 - 28)