Tâm lý con người (Psychological Human)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 30 - 35)

b/ Tình huống điển hình (representativeness) và các xu hướng lệch lạc liên quan (relative

2.1.3Tâm lý con người (Psychological Human)

Như đã nêu ở phần trên, tâm lý con người cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định của họ, người vui lạc quan thì nhìn vấn đề theo hướng khách quan, thoải mái hơn. Người có tâm trạng buồn, bi quan thì nhìn vấn đề theo hướng tiêu cực hơn.

Dưới đây là những tâm lý chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người.

Lý thuyết tiếc nuối (regret theory)

Tâm lý của con người là cảm thấy đau khổ, hối tiếc vì làm sai, thậm chí là lỗi sai nhỏ. Họ cảm thấy rất hối hận về quyết định mà nó gây ra kết quả xấu. Nếu ai đó mong rằng có thể tránh nỗi đau của sự hối hận, họ có thể thay đổi hành vi của họ theo cách mà đôi khi là bất hợp lý. Lý thuyết về hối tiếc có thể giúp giải thích nhân tố mà nhà đầu tư trì hoãn bán chứng khoán đang giảm giá trị và thúc giục bán chứng khoán khi nó đang tăng giá. (Shefrin và Statman, 1985). Lý thuyết có thể được giải thích như việc ám chỉ nhà đầu tư tránh bán chứng khoán đang giảm giá để không tạo ra lỗi mà họ làm hay là cách mà họ tránh cảm giác hối hận. Họ bán chứng khoán mà đang lên để không cảm giác hối tiếc vì không bán nó nếu giá sau này giá lại giảm. Hành vi này được ghi nhận khi dùng khối lượng giao dịch bởi Ferris, Haugen và Makhija (1988) và odean (1996).

Tâm lý sợ mất mát (loss aversion)21

Theo Kahnemann và Tversky thì hàm giá trị thể hiện đường không cân xứng giữa giá trị mà người ta đặt cho phần nhận được và phần mất đi. Những bằng chứng thực nghiệm của Kahneman và Tversky chỉ ra rằng giá trị mất đi 1$ thì “nặng” gấp 02 lần giá trị nhận được $1. Hay người ta sẽ buồn gấp đôi nếu mất đi 1$ so với việc nhận được 1$ lời. Điều này cũng được diễn tả trong hiện tượng mà ở đó người ta có khuynh hướng đánh cược nhiều hơn khi lỗ, họ có khuynh hướng “nắm giữ cái lỗ” với hi vọng giá sẽ được hồi phục.

Trong tâm lý sợ mất mát đó là tâm lý sợ mất mát thiện cận, Samuelson (1963) đã mô phỏng nó bằng một ví dụ khi ông làm một thí nghiệm nhỏ. Ông đã yêu cầu đồng nghiệp của mình chơi một trò đặt cược nhỏ hoặc là anh ta nhận được 200$ với xác suất 0.5, hoặc là mất 100$ với xác suất 0.5. Kết quả là người đồng nghiệp này không tham gia ván này, nhưng anh ta lại cá một trăm lần. Với 100 lần cá như vậy, tổng giá trị thắng kỳ vọng của anh ta là 5000$, và hầu như anh ta không có mất mát bất kỳ khoản tiền nào. Hành động như vậy, được Benartzi và Thaler (1995) gọi là “tâm lý sợ mất mát thiện cận” (myopic loss aversion) . Đó là sự kết hợp giữa tính nhạy cảm đối với mất mát hơn là nhận được và khuynh hướng đánh giá thu nhập một cách thường xuyên. Tâm lý của nhà đầu tư đôi khi được thể hiện trong tâm lý thiển cận, thiếu tầm nhìn, vì họ nhìn nhận sự việc từ một phía và bỏ qua điều gì có thể xảy ra, vì vậy nhà đầu tư chỉ lên kế hoạch cho một thời kỳ nắm giữ nào đó thôi (Bodie et all, 2000). Hai giả định của tâm lý sợ mất mát thiện cận (myopic loss aversion) được kiểm nghiệm. Đầu tiên, nhà đầu tư thể hiện tâm lý sợ mất mát thiện cận bằng việc sẵn lòng chấp nhận rủi ro nếu họ đánh giá giá trị đầu tư của họ ít thường xuyên hơn. Thứ hai, tất cả những thu nhập tăng lên đủ để hạn chế mất mát, nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tâm lý sợ mất mát thiện cận cũng chỉ ra rằng mọi người có xu hướng nhạy cảm hơn với mất mát tài sản hơn giá trị tăng lên.

Tâm lý sợ mất mát (loss aversion) có thể giúp giải thích xu hướng nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán lỗ hơn trong khi lại có khuynh hướng bán chứng khoán lời quá sớm. Shefrin và Statman (1985) gọi sự kiện này là “ thắng bán sớm và lỗ chơi lâu” (selling winners too early and riding losers too long) như là một hiệu ứng tâm lý.

Quá tự tin (overconfidence) và phản ứng thái quá hay bi quan (overreaction or underreaction):

Chìa khóa quan trọng của nhân tố hành vi và có lẽ là khám phá mạnh mẽ nhất trong tâm lý học về đánh giá cần để hiểu thị trường bất hoàn hảo (market anomaly) là sự tự tin thái quá (overconfidence).

Mọi người có khuynh hướng thổi phồng tài năng của mình và đánh giá thấp khả năng xảy ra của một kết quả xấu có thể xảy ra mà họ không kiểm soát được. Sự kết hợp giữa tự tin thái quá và tính lạc quan làm cho người ta đánh giá quá cao khả năng tri thức của họ, đánh giá thấp rủi ro và thổi phồng khả năng của họ trong việc kiểm soát tình hình, mà nó dẫn đến việc giao dịch quá lớn và bong bóng đầu cơ. Sự tự tin lớn trong con người anh ta thì rủi ro về tự tin thái quá càng lớn (the greater

21

Dựa chủ yếu vào Theoretical Framework (chương 3) của tài liệu của Malena Johnson, Henrik Lindblom & Peter Platan, Behavioral Finance – And the change of investor behavior during and after the speculative bubble at the end of the 1990s, 2002

confidence a person has in himself, the more risk there is of overconfidence). Điều này rất dễ xảy ra khi mà người ta không được thông tin tốt. Một điều đáng ngạc nhiên là có mối liên hệ giữa tự tin thái quá và tài năng. March và Shapira (1987) chỉ ra rằng những nhà đầu tư thường đánh giá quá cao khả năng thành công bởi họ nghĩ rằng họ là chuyên gia. De Bont và Thaler 22(1985) chỉ ra rằng người ta có khuynh hướng phản ứng thái quá đối với những thông tin không mong đợi hay ấn tượng.

Quá tự tin được biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh sự ước lượng sai - “miscalibration”, nhiều người không thực tế khi nghĩ rằng khả năng và hiểu biết của họ thì trên trung bình - “better than average effect”. Ảo tưởng kiểm soát- “illusion of control” thì làm cho người ta tin rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn những gì họ có thể. Lạc quan quá mức- excessive optimisim phản ánh cảm giác tin rằng mọi thứ thì tốt đẹp hơn so với thực tế vốn có của sự việc.

Sự ước lượng sai- miscalibration:

Là một khuynh hướng người ta phóng đại tẩm hiểu biết của bản thân- một người được hỏi nhiều câu hỏi với khoảng tin cậy X %, sai số thống kê mẫu sẽ được giảm thiểu nếu số câu hỏi đủ nhiều thì việc ước lượng đúng ám chỉ rằng với khoảng tin cậy xấp xỉ X% sẽ chứa câu trả lời chính xác cho các câu trả lời đó.

Thực tế, tỷ lệ số người đưa ra khoảng tin cậy chứa câu trả lời đúng thường thấp hơn X%.

Nếu một người được hỏi một loạt những câu hỏi thì tỷ lệ trả lời đúng thường thấp hơn mức tin cậy X% cho trước. Điều này đã được dẫn chứng bằng phương pháp kiểm tra sự ước lượng. Ví dụ như, người ta được hỏi một câu hỏi và được cung cấp các câu trả lời. Đó có thể là lựa chọn đúng sai hoặc dạng nhiều lựa chọn. Tiếp đó họ được hỏi về sự chắc chắn đối với câu trả lời của mình. Nếu ai đó trả lời rằng mức trung bình về sự chắc chắn trong các câu trả lời của mình khoảng 70%, trong khi thực tế chỉ đạt 55% thì họ sẽ được cho là “tự tin quá mức”.

Nhìn chung, những nghiên cứu về “Sự ước lượng” chỉ ra rằng khoảng tin cậy mà các cá nhân đưa ra là quá hẹp dẫn đến những câu trả lời đúng nằm trong khoảng tin cậy đó thường ít hơn khoảng tin cậy hàm ý.

Hiệu ứng tốt hơn trung bình- better than average effect:

Trong các câu hỏi khảo sát, rất nhiều người đánh giá khả năng của họ tốt hơn trung bình

Một yếu tố làm cho người ta tin rằng khả năng của bản thân trên mức bình thường là do những định nghĩa chính xác về sự thông minh hay năng lực đặc biệt lại không rõ ràng. Theo lẽ tự nhiên, trong thâm tâm, con người thường nghĩ dó là những gì làm cho họ có vẻ giỏi nhất.

Ví dụ: Một nhà nghiên cứu khảo sát một mẫu sinh viên, báo cáo rằng 82% sinh viên tự cho là mình thuộc nhóm 30% những người lái xe an toàn nhất. Ở khía cạnh động viên, việc tin rằng bạn lái xe “tốt hơn trung bình” mang đến sự tự tin. Ở khía cạnh nhận thức, tiêu chí thành tích dễ dàng in vào tâm trí đó là những gì mà bạn giỏi nhất.

22

Ảo tưởng kiểm soát- illusion of control

Một biểu hiện khác của tự tin thái quá là ảo tưởng kiểm soát (illusion of control). Con người nghĩ rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống hơn là thực tế có thể.

Hội chứng ảo tưởng về quyền kiểm soát tình huống này dẫn đến việc nhà đầu tư định giá quá cao những cổ phiếu đang mất giá trong danh mục đầu tư của mình, hoặc nó cũng làm cho anh ta nhìn thấy một xu hướng không tồn tại hay chấp nhận mua cổ phiếu vì dự đoán mức giá của nó sẽ tốt trong tương lai, bất chấp thực tế là giá thay đổi trong tương lai hoàn toàn khác giá thay đổi trong quá khứ.

Quá lạc quan- excessive optimisim

Quá lạc quan hiện diện khi con người đánh giá các xác suất cho các kết quả thuận lợi/bất lợi cao hơn/thấp hơn dựa vào trải nghiệm lịch sử hoặc những phân tích suy luận.

• Có 1 dạng được gọi là sai lầm trong kế hoạch- planning fallacy: là việc người ta thường nghĩ họ có thể hoàn thành kế hoạch sớm hơn thực tế với tất cả các chi phí phát sinh đều đã được tính đến.

• Trong thực tế, chúng ta không thể thực hiện các mục tiêu cơ bản trong ngắn hạn và việc chi vượt kế hoạch luôn phổ biến.

• Sự kết hợp giữa tự tin thái quá và tính lạc quan làm cho người ta đánh giá quá cao khả năng tri thức của họ, đánh giá thấp rủi ro và thổi phồng khả năng của họ trong việc kiểm soát tình hình, mà nó dẫn đến việc giao dịch quá lớn và bong bóng đầu cơ. Sự tự tin lớn trong con người anh ta thì rủi ro về tự tin thái quá càng lớn (the greater confidence a person has in himself, the more risk there is of overconfidence)

Có phải con người đều quá tự tin như nhau?

• Nghiên cứu chỉ ra con người thường hơi quá tự tin trong lĩnh vực chuyên môn của họ

• Mức độ thiếu tự tin thể hiện qua một phần của nhân khẩu học – nam giới tự tin thái quá hơn nữ giới

• Giáo dục có phải là cách tốt để giảm bớt sự quá tự tin?.

Ta không biết thứ gì ngoại trừ sự thiếu hiểu biết của bản thân”- Greek Socrates

Có phải con người luôn quá tự tin?

• Có phải môi trường như nhau sẽ đưa đến những khuynh hướng tâm lý giống nhau không?

• Con người có luôn quá tự tin không?

• Sự quá tự tin có thực sự là một trạng thái tâm lý ổn định, có thể đo lường không?

Về lý thuyết thì các điều này có thể xảy ra, sự quá tự tin của các cá nhân có mối tương quan với nhau khi kết quả là như nhau với mọi bài kiểm tra.

Những nhân tố ngăn cản sự điều chỉnh?

Khuynh hướng tự quy kết: Lý thuyết về sự quy kết nghiên cứu cách con người làm các quy kết nhân quả.

Lêch lạc tự quy kết (self-attribution bias):

 Quy kết những thành công hoặc kết quả tốt đẹp cho khả năng bản than  Đổ lỗi những thất bại cho các điều kiện ngoài tầm kiểm soát.

 Gia tăng sự quá tự tin

Khuynh hướng nhận thức muộn (hindsight bias):

 Khuynh hướng đưa người ta đến những suy nghĩ là người ta đã biết nó từ lâu rồi sau khi đã có kết quả.

 Thường xảy ra với những sự kiện có nội dung hàm chứa cảm xúc, đạo đức hay phụ thuộc vào một quá trình tưởng tượng trước khi kết quả được biết.

Khuynh hướng tự xác nhận (confirmation bias):

Khi bạn tin vào điều gì thì bạn cố gắng tìm bằng chứng để củng cố thêm niềm tin của mình mà không bận tâm đến những bằng chứng khác.

Phản ứng giá với thông tin là thiết yếu cho hành vi thị trường. Theo nghiên cứu của Barberis đã khám phá ra rằng người ta có xu hướng phản ứng hời hợt trên giá đối với những loại thông tin như thông báo lợi nhuận và phản ứng mạnh/thái quá với giá với một chuỗi thông tin tốt hay xấu. Và cũng qua thực nghiệm người ta thấy rằng phản ứng hời hợt tương quan dương với những loại thông tin mang tính chất thông báo. Phản ứng hời hợt này thường có liên quan đến một tâm lý bảo thủ (consevatism).

Tâm lý bảo thủ (convervatism)

Tâm lý bảo thủ ám chỉ một hiện tượng tâm lý mà ở đó người ta ngờ vực bất kỳ thông tin mới và đưa ra quá nhiều đối trọng đến khả năng xảy ra trước có của các sự kiện trong một tình huống đã xảy ra trước đó hoặc đã định sẵn mẫu hình. Edward (1968) kết luận rằng “người ta lấy ở đâu đó từ hai đến năm quan sát để làm một quan sát có giá trị làm thay đổi ý kiến của anh ta”. Theo đó, người ta sẽ chậm thay đổi ý kiến của mình hơn. Vì thế, người ta sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi kết luận về khuynh hướng xảy ra tiếp theo.

Tâm lý bảo thủ giống như một “rào cản vô hình”, ngăn người ta thay đổi quan điểm/ý kiến của mình trước những cái mới.

Tâm lý bảo thủ thường đi kèm với phản ứng thái quá hay hời hợt là một trong những nguyên nhân gây ra một xu hướng, động lực và cục bộ nào đó. Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế chẳng hạn) người ta thường có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi đó, và gắn nhận định của mình với một tình huống chung trong một giai đoạn dài hơi trước đó. Tức là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không

nhận thấy có thể tin đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu23. Chẳng hạn, khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Lý thuyết Tài chính hành vi (Trang 30 - 35)