Trong những năm qua, NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh đã thường xuyên nắm bắt kịp thời mục tiêu định hướng và các giải pháp kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định và NHNo&PTNT Việt Nam. Áp dụng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế thể lệ Nghiệp vụ của Ngành, mục tiêu phát triển xã hội của địa phương để có kế hoạch, giải pháp chỉ đạo, điều hành mở rộng kinh doanh đạt kết quả cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch NHNo&PTNT tỉnh Nam Định giao cho, có chất lượng hiệu quả cao.
a) Đối với kinh tế Hộ SX
Một là, đáp ứng nhu cầu của đa số Hộ SX trên địa bàn, Ngân hàng thực hiện cho vay sản xuất đồ gỗ, xâylò gạch với công suất ngày càng mở rộng với hơn 5.900 doanh nghiệp và hộ cá thể được vay, trong đó có 5.820 hộ nông nghiệp nông thôn vay 358 tỷ đồng, chiếm 82% tổng nguồn vốn cho vay. Với nguồn vốn trên, các doanh nghiệp, hộ nông nghiệp đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đến nay đã có trên 100 gia trại, trang trại trên địa bàn huyện được vay hơn 4 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Ông Nguyễn Xuân Tào, chủ trang trại ở xã Trực Chính đã vay 200 triệu đồng để đầu tư cải tạo chuồng trại nuôi hơn 4.000 con gà đẻ.
Doanh nghiệp tư nhân chế biến lâm sản của ông Nguyễn Đoàn Phó (KCN Thị trấn Cổ Lễ) vay 3 tỷ đồng để đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Công ty CP Xây dựng Minh Tiến ở xã Trực Mỹ được Ngân hàng NN&PTNT Trực Ninh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi với lãi suất 11% /năm để xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất gạch tuynel tại xã Trực Thanh giá trị đầu tư 40 tỷ đồng, công suất 10 triệu viên/năm, tạo việc làm cho hơn 100 lao động.
Để thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông thôn, Ngân hàng NN và PTNT Trực Ninh đã cho vay hộ gia đình làm kinh tế. Đã có 390 hộ vay 30 tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh doanh, 100 hộ ở làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định vay 16 tỷ đồng để phát triển nghề dệt truyền thống; hơn 150 hộ sản xuất cơ khí vay 23 tỷ đồng, hơn 200 hộ sản xuất chế biến gỗ tại xã Trung Đông, Thị trấn Cổ Lễ vay 40 tỷ đồng mở rộng sản xuất kinh doanh. Để tạo thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, ngân hàng tập trung phát triển hệ thống tổ vay vốn tại các thôn, xóm, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Đến nay, mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã phát triển mạnh với 1 chi nhánh huyện, 3 phòng giao dịch khu vực tại Trực Cát, Chợ Đền, Ninh Cường và 384 tổ vay vốn trên địa bàn toàn huyện. Hoạt động của các tổ vay vốn ủy thác ngày càng phát huy hiệu quả. Với phương châm "đi vay để cho vay", đến hết năm 2012, tổng dư nợ tại các tổ vay vốn đạt 231 tỷ đồng với 4.520 hộ dư nợ, trong đó dư nợ tại tổ vay vốn ủy thác qua Hội Nông dân đạt 221 tỷ đồng với 4.299 thành viên; qua Hội Phụ nữ là 10 tỷ đồng với 221 thành viên. Các tổ vay vốn phát huy lợi thế bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu lãi, đảm bảo các hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, đồng thời vận động các hộ có điều kiện trả vốn gửi quỹ tiết kiệm tín dụng để có nguồn vốn hỗ trợ các hộ khác. Cán bộ ngân hàng thường xuyên tham gia các cuộc họp, thảo luận và đối thoại trực tiếp, giải đáp thắc mắc của các hộ vay vốn, hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn theo các chương trình vay phù hợp, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho vay vốn, tiến hành kiểm tra định kỳ điều kiện vay vốn thực tế tại từng hộ sản xuất kinh doanh. Đối với món vay nhỏ, ngắn hạn, chỉ trong Vòng 2 ngày, đã có thể hoàn tất thủ tục hồ sơ và giải ngân ngay. Đối với các món vay lớn,
dài hạn, thời gian giao dịch đến lúc giải ngân đã được rút gọn xuống chỉ còn 4-5 ngày. Vì thế, năm 2012, tại các tổ vay vốn có thời điểm tổng vốn luân chuyển đạt 60 tỷ đồng/tháng với trung bình hơn 600 lượt khách hàng giao dịch; tại chi nhánh huyện đạt hơn 100 tỷ đồng với hơn 700 lượt khách hàng giao dịch.
Hai là, vốn tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp: Đó là cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt cơ cấu các loại cây đã được thay đổi theo đúng định hướng của Tỉnh
Vốn tín dụng của Ngân hàng Trực Ninh thời gian qua góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vốn tín dụng đến với kinh tế Hộ SX qua đó đã tạo được thành những vùng chuyên canh sản xuất như vùng sản xuất đồ gỗ, chăn nuôi, vận tải.
Ba là, vốn tín dụng giúp Hộ SX phát triển rộng và sâu, góp phần sử dụng lao động dôi dư, lao động nhàn rỗi tại Huyện trong nhiều năm qua, đồng thời góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. , thay đổi diện mạo nông thôn. Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, vốn tín dụng đã mở đường cho kinh tế Hộ SX phát triển. Người dân được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhiều Hộ có đất đai, có sức lao động cộng với nguồn vốn tín dụng đã mạnh dạn sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả trong sản xuất, tạo ra năng suất cao, mang lại thu nhập cao cho gia đình và người lao động làm cho đời sống vật chất tinh thần được nâng cao.
Bốn là, vốn tín dụng của Ngân hàng Huyện Trực Ninh đã giúp các Hộ SX mạnh dạn tiếp cận với vốn vay Ngân hàng, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, qua đó, hạn chế và thu hẹp tín dụng phi chính thức, cho vay nặng lãi ở nông thôn.
b) Đối với NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh.
Mặc dù năm 2012 là một năm kinh tế khủng hoảng với nhiều ảnh hưởng từ lạm phát suy thoái toàn cầu và những diễn biến phức tạp khó lường của thị trường tiền tệ, giá cả, thiên tai, dịch bệnh và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng... song hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn thách thức, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh, xã hội
• Doanh số cho vay Hộ SX tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 471,512 tỷ, năm 2011 tăng 137,412 tỷ đồng đạt mức 608,924 tỷ đồng và năm 2012 thì tăng thêm 37,751 tỷ đồng lên 646,675 tỷ đồng so với năm 2011.
• Tổng dư nợ Hộ SX tăng, cụ thể là tổng dư nợ Hộ SX năm 2012 tăng hơn 0,75% so với năm 2011 và đạt mức 438,775 tỷ đồng, Nợ quá hạn là 0,219 tỷ đồng chiếm 0,05% tổng dư nợ của Chi nhánh. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh là dư nợ cho vay sản xuất ngày càng tăng, nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm.
• Tỷ trọng doanh số cho vay Hộ SX trên tổng doanh số cho vay khá cao và thường ở mức khoảng 80%.
• Tỷ trọng doanh số thu nợ Hộ SX trên doanh số cho vay Hộ SX dao động ở mức từ 75% --> 80%
• Quan tâm đến hiệu quả cho vay Hộ SX cụ thể là việc dảm bảo các nguyên tắc cho vay, quan tâm đến công tác kiểm tra sau cho vay và đưa ra các biện pháp xử lý nợ.
Để hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, việc đảm bảo thế chấp được Ngân hàng thực hiện theo đúng nguyên tắc mà Ngân hàng đã đề ra, đối với những khoản vay dưới 50 triệu, khách hàng chỉ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đi kèm với hồ sơ vay vốn. Đối với những khoản vay trên 50 triệu, khách hàng cần có thêm cả tài sản đảm bảo, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận của phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Trực Ninh và phương án kinh doanh chi tiết.
Năm 2011 qua việc định kỳ hàng tháng hàng quý có sự quản lý, rà soát chặt chẽnợ trong hạn, nợ quá hạn, đánh giá, phân loại nợ có biện pháp xử lý kịp thời. Kết quả trong năm không phát sinh nợ quá hạn từ các món vay mới, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,1%. Và đến năm 2012 nợ quá hạn đã giảm xuống 0,05% điều này cho thấy sự linh hoạt và có hiệu quả trong vấn đề thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng.
• Đa số cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát địa bàn: Khi tiếp cận yêu cầu của khách hàng, cán bộ tín dụng xuống tận địa bàn để kiểm tra phương án kinh doanh rồi mới bắt đầu hướng dẫn hồ sơ cho khách hàng. Hàng tháng Ngân hàng cử đoàn kiểm tra xuống địa bàn để kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách
hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn. Việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ cũng được Ngân hàng làm rất tốt, đầu mỗi tháng kế toán sẽ gửi giấy báo về từng địa bàn thông báo số tiền gốc và tiền lãi mà khách hàng phải thanh toán trong tháng yêu cầu khách hàng nộp lãi và trả gốc đúng hạn.
NHNo&PTNT Huyện Trực Ninh đã bám sát định hướng của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện, từng địa bàn xã, phối hợp chặt chẽ với Hộ Phụ nữ, Hội Nông dân điều tra phân loại khách hàng để mở rộng cho vay và nâng cao năng suất đầu tư. Mở rộng cho vay qua tổ để giảm tải cho cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng và dự án đầu tư với nhứng Hộ SXKD thường xuyên, góp phần giảm thủ tục cho khách hàng vay vốn. Ngoài ra còn tạo cho khách hàng sự chủ động trong hoạt dộng kinh doanh, thực hiện hiệu quả cơ chế lãi suất thỏa thuận, duy trì lịch trực của cán bộ tín dụng tại thôn, chủ động tìm kiếm khách hàng để mở rộng đầu tư.
• Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ: Ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập văn bản chế độ và học tập chuyên môn nghiệp vụ, tin học ứng vào công việc và học tập Marketing nhằm nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng.
• Hiệu quả cho vay Hộ SX bước đầu đã được nâng lên, số Hộ SX kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng nhiều, nhất là những Hộ SX trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt…Nhìn chung vốn vay Ngân hàng đã được khách hàng sử dụng đúng mục đích và SXKD có hiệu quả.
Thời gian tới, NHNo&PTNT Trực Ninh tập trung điều hành cơ chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện niêm yết công khai các mức lãi suất về huy động và cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tập trung cho vay ở các xã xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp chế biến tiêu thụ nông sản... Đẩy mạnh công tác huy động vốn; xử lý linh hoạt các mức huy động lãi suất ở từng thời điểm, bảo đảm đúng quy định, phù hợp thị trường. Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc khách hàng..