Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trực ninh (Trang 59 - 61)

Nước ta đang trong quá trình quá độ chủ nghĩa xã hội, việc phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách đối với Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Hoạt động Ngân hàng là công cụ chủ yếu giúp Nhà nước hỗ trợ giúp đỡ phát triển kinh tế nông thôn.

- Nhà nước phải có sự ưu tiên đối với hoạt động của Ngân hàng trong việc phục vụ Nông nghiệp và nông thôn, coi Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế, nếu hoạt động của Ngân hàng không tốt, không phát huy được hiệu quả sẽ dẫn đến kinh tế chậm phát triển.

- Quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân các cấp, các bộ ngành có liên quan khi tham gia thẩm định phê duyệt dự án, phương án đầu tư SXKD, và trách nhiệm của Ngân hàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra thì đều quy trách nhiệm lên Ngân hàng.

- Nhà nước cần tăng cường giám sát cho việc thực thi pháp luật để mọi người làm theo một cách nghiêm túc nhất một mặt giúp cho hoạt động Ngân hàng ngày càng ổn định bền vững mặt khác người dân có thế hăng hái tham gia pháp luật và thực hiện pháp luật hiệu quả.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước cho phát triển Nông thôn cần ưu tiên đầu tư đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn như

thủy lợi, giao thông, điện nước, chính sách đầu tư đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm. Đồng thời phải có những giải pháp thiết thực giúp các vùng khó khăn vươn lên, và cùng tập trung vào lĩnh vực những ngành nghề có nhiều tiềm năng.

- Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi đối với NHNo&PTNT: Trong thời gian hoạt động của Ngân hàng ít nhiều đều mang tính xã hội gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên về vốn, thuế, xử lý nợ do nguyên nhân bất khả kháng cho NHNo&PTNT.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

- Tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế thị trường trên cơ sở hoàn thiện môi trường pháp lý và cải thiện môi trường kinh tế. NHNN cần có biện pháp thanh tra kiểm soát cơ chế quản lý, quy định cụ thể đảm bảo môi trường kinh tế lành mạnh cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.

- NHNN cần phải tiêu chuẩn hóa các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng, phải xây dựng chính sách cụ thể phù hợp với từng địa phương, từng ngành nhất là chính sách tín dụng Hộ SX tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Phát huy vai trò thông tin của Trung tâm tín dụng của NHNN (CIC) giúp cho Ngân hàng giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

- NHNo&PTNT Việt Nam cần nghiên cứu chỉnh sửa mẫu hồ sơ đảm bảo tiền vay cho phù hợp với các thông tư liên ngành, để việc đãng ký giao dịch đảm bảo cho vay được thuận lợi hơn.

- NHNo&PTNT Việt Nam nên cải tiến cơ chế cho vay tổ nhóm cho phù hợp hơn, tạo hành lang pháp lýrõ ràng, chặt chẽ thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với Hộ SX.

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định.

- Tăng cường công tác kiểm tra và đề ra các biện pháp xử lý nợ đối với các Hộ vay, những vùng có tỷ lệ nợ quá hạn lớn.

- Những nơi có địa bàn hoạt động kinh doanh khó khăn, NHNo&PTNT tỉnh Nam Định nên có cơ chế hỗ trợ về mặt tài chính.

- Tích cực mở nhiều khóa học nâng cao kiến thức cho cán bộ Ngân hàng về chương trình quản lý mới.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trực ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w