- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động
4.4. CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP TRONG
CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ
Một số loại TACN trong chăn nuôi gà đồi đang được người chăn nuôi sử dụng như sản phẩm của công ty: Charoen Pokphand (CP), Cargill, Japfa,Golden Star, ANT, Proconco (Con Cò), Dabaco, Anco, Hồng Hà, Thiên Long…
Đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp của các hộ chăn nuôi:
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
Qua phiếu phỏng vấn 60 hộ nông dân chăn nuôi gà về chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thì đa số các hộ đều cho rằng thức ăn công nghiệp của các hãng nước ngoài tốt hơn nội địa (90,00% hộ về thức ăn hỗn hợp, 78,333% hộ về thức ăn đậm đặc)(Bảng 4.4.1). Theo các hộ chăn nuôi thì các loại thức ăn này có chất lượng tốt, ổn định nhưng giá cao hơn so với thức ăn nội địa. Thức ăn của công ty Cargill và CP được đánh giá cao nhất.
Bảng 4.4.1: Sự đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của các hộ chăn nuôi (% tốt) Địa điểm Số hộ điều tra Thức ăn hỗn hợp Thức ăn đậm đặc Nước ngoài
Nội địa Nước ngoài Nội địa Tiến Thắng 20 95,00 5,00 80,00 20,00 Đồng Tâm 20 85,00 15,00 75,00 25,00 Xuân Lương 20 90,00 10,00 80,00 20,00 Tổng 60 90,00 10,00 78,333 21,667
Đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp theo phương pháp thử cảm quan:
Các mẫu thức ăn đều được đánh giá là tốt: Hình dạng đồng nhất, không có hiện tượng nhiễm mối, nhiễm sâu mọt. Màu vàng rơm, mùi thơm, dễ chịu, có độ nghiền phù hợp với từng loại gà, không bị ướt, không vón cục, không có lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.
Đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp theo phương pháp hóa học:
Qua quá trình lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng rồi so sánh với nhãn mác bao bì (NMBB), kết quả được thể hiện qua bảng 4.4.2a và 4.4.2b:
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Bảng 4.4.2a: Chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp dùng trong chăn
nuôi gà đồi Yên Thế
Ghi chú: NMBB: Nhãn mác bao bì; PT: Phân tích
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS Khoa CN & NTTS Hãng sản xuất Mã hóa mẫu Độ ẩm (%) Protein (%)
Năng lượng trao đổi (Kcal/Kg) NMBB (Max) PT NMBB (Min) PT NMBB (Min) PT Nước ngoài 1YT 14 8,710 16 16,465 2900 2864 2YT 14 9,071 15 15,501 2850 2896 3YT 14 8,819 21 18,501 2900 2953 4YT 14 8,237 17 16,362 3150 2940 5YT 14 8,396 18 17,045 3000 2922 Nội địa 6YT 14 9,231 21 20,173 3000 2948 7YT 14 9,914 20 18,143 2850 2954 8YT 13 9,896 17 16,667 3000 2903 9YT 14 8,339 18 17,715 2900 2957 10YT 13 7,554 20 19,574 3050 2989 60
Lipit (%) Xơ (%) Ca (%) P (%) Hãng sản xuất Mã hóa mẫu NMBB (Min) PT NMBB (Max) PT NMBB (Min- Max) PT NMBB (Min) PT Nước ngoài 1YT 2,00 2,578 5,0 6,841 08 – 1,2 1,19 0,6 0,88 2YT - 4,294 5,0 8,291 0,8 – 1 0,81 0,6 1,05 3YT - 3,921 5,0 5,38 8 0,6 – 1,6 1,03 0,4 0,79 4YT - 5,055 6,0 4,787 0,75 – 1 0,72 0,5 0,87 5YT - 4,786 5,0 5,38 8 0,8 – 1,2 0,84 0,6 0,94 Nội địa 6YT - 4,60 0 5,0 5,243 0,8 – 1,2 0,75 0,6 0,89 7YT - 3,666 6,0 4,185 0,7 – 1,4 0,47 0,5 0,82 8YT 5,20 5,08 6 4,6 8,271 0,8 – 1 1,02 0,72 1,18 9YT - 5,044 6,0 7,661 0,8 – 1,2 1,17 0,5 0,92 10YT - 4,959 5,0 4,773 0,9 – 1,1 0,92 0,6 1,02
Bảng 4.4.2b: Chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi gà đồi Yên Thế
Ghi chú: NMBB: Nhãn mác bao bì; PT: Phân tích
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Kết quả bảng 4.4.2a và 4.4.2b ta thấy rằng:
- Độ ẩm: Tất cả các mẫu đều đạt chỉ tiêu yêu cầu công bố trên nhãn mác bao bì (10/10 đạt 100%) tức là độ ẩm trong thức ăn nhỏ hơn 14 %. Độ ẩm thức ăn là rất quan trọng, nếu độ ẩm quá cao sẽ là điều kiện thuận lợi để cho nấm mốc phát triển. Chính vì vậy, ở đây ta thấy rằng độ ẩm của các mẫu là rất thấp, mẫu cao nhất cũng chỉ 9,914% (mẫu 7YT) và mẫu thấp nhất là 7,554% (mẫu 10YT).
- Protein:
Về hàm lượng protein thì tùy vào từng giai đoạn phát triển của gà mà nhu cầu về lượng protein là khác nhau. Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi người ta quy định mức protein tối thiểu và các mẫu thức ăn phải đạt mức protein đó. Tuy nhiên, ở đây ta thấy rằng chỉ có 2/10 mẫu đạt chỉ tiêu yêu cầu, tức là hàm lượng protein trong thức ăn ≥ protein niêm yết trên bao bì (2 mẫu nước ngoài, chiếm 20%). Ta thấy rằng tỷ lệ này là quá thấp. Trong khi đó, số lượng mẫu có hàm lượng protein thấp hơn so với công bố trên bao bì là 8 (chiếm 80%). Protein là rất cần thiết cho sự phát triển của gà, lượng protein không đủ sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gà đồi.
- Năng lượng:
Thức ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của phần lớn sinh vật nói chung và gà nói riêng. Gà đồi do đặc điểm đời sống chăn thả nên nhu cầu năng lượng thường cao hơn so với gà nuôi nhốt. Ở đây ta thấy rằng chỉ có 4/10 mẫu đạt chỉ tiêu yêu cầu công bố trên nhãn mác bao bì, tức là năng lượng trong thức ăn ≥ năng lượng niêm yết trên bao bì (2 mẫu nước
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
ngoài, 2 mẫu nội địa, chiếm 40%), như vậy nhiều mẫu không đủ năng lượng để cung cấp cho gia cầm. Khi phối hợp khẩu phần ăn cho gia cầm phải chú ý đảm bảo nhu cầu năng lượng, bởi vì gia cầm thu nhận thức ăn trước hết để thỏa mãn nhu cầu về năng lượng. Do đó, khi đã thu nhận đủ năng lượng rồi thì chúng không ăn thêm nữa, mặc dù các chất ding dưỡng khác vẫn thiếu. Vì vậy, có thể nói năng lượng là “chìa khóa chính” cần sử dụng trong khi phối hợp khẩu phần ăn cho gà.
- Lipit:
Lipit cũng là một thành phần rất quan trọng cho sự phát triển của gà. Ngoài việc tham gia và quá trình cấu tạo nên thành phần tế bào, cơ quan trong cơ thể thì lipit còn là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho gà, 1g lipit đốt cháy tạo ra 9,3kcal, cao hơn bất kỳ loại thức ăn nào. Trong 10 mẫu trên có 2 mẫu TACN có niêm yết trên bao bì và cả 2 mẫu đều đạt chỉ tiêu chất lượng công bố trên bao bì.
- Xơ:
Xơ là một thành phần không có nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên xơ lại có vai trò tạo khuôn phân…Ta thấy rằng, các mẫu thức ăn ở đây hầu hết không đạt chỉ tiêu về hàm lượng xơ. Có 3/10 mẫu đạt chỉ tiêu yêu cầu chất lượng như công bố trên bao bì (1 mẫu nước ngoài, 2 mẫu nội địa, chiếm 30%), trong khi đó có 7/10 mẫu không đạt chỉ tiêu yêu cầu chất lượng (chiếm 70%), hàm lượng xơ thực tế phân tích cao hơn hàm lượng xơ tối đa công bố trên bao bì.
- Canxi:
Khoáng là thành phần rất quan trọng cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào xương. Khoáng còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của sinh vật. Trong số các loại khoáng thì 2 loại khoáng đa lượng là Ca
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
và P đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả phân tích chỉ số Ca trong các mẫu cám trên địa bàn huyện, ta thấy rằng:
• 6 mẫu có hàm lượng Ca nằm trong khoảng công bố trên bao bì (4 mẫu nước ngoài, 2 mẫu nội địa, chiếm 60%)
• 3 mẫu có hàm lượng Ca thấp hơn khoảng công bố trên bao bì (1 mẫu nước ngoài, 2 mẫu nội địa, chiếm 30%)
• 1 mẫu có hàm lượng Ca cao hơn khoảng công bố trên bao bì (mẫu nước ngoài, chiếm 10%)
- Photpho:
Tất cả các mẫu đều đạt chỉ tiêu chất lượng công bố trên bao bì (10/10 chiếm 100%).
Như vậy qua quá trình phân tích mẫu TACN được sử dụng trong chăn nuôi “gà đồi Yên Thế” ta thấy rất nhiều mẫu có chỉ tiêu không đạt chất lượng công bố trên nhãn mác bao bì và chủ yếu là mẫu TACN trong nước. Như vậy chất lượng thức ăn chăn nuôi của công ty nước ngoài tốt hơn so với chất lượng của công ty trong nước.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tồn tại trên thị trường chủ yếu là do:
• Công tác kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo chất lượng tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đang còn thiếu và chưa thực sự có tính chất thường xuyên.
• Công tác tuyên truyền, tập huấn quản lý chất lượng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi chưa được thực hiện trên diện rộng.
• Công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý cấp huyện còn ít và chưa phù hợp với xu hướng phát triển.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
• Công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý trên địa bàn phần lớn các xã chưa được thực hiện hoặc chỉ thực hiện việc thanh kiểm tra hồ sơ kinh doanh mà chưa quan tâm đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm hiện đang kinh doanh.
• Nhân lực, vật lực thực hiện công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện còn thiếu và chưa đáp ứng được kinh nghiệm chuyên môn trong quản lý chất lượng.
• Các văn bản quy định quản lý thức ăn chăn nuôi còn thiếu và chưa có tính răn đe đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cố tình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi kém chất lượng trên thị trường.
• Các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa có nhận thức hoặc nhận thức không đầy đủ về việc sản xuất kinh doanh tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích một số mẫu thức ăn chăn nuôi công nghiệp thu thập trên địa bàn huyện, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
5.1.1. Tình hình chăn nuôi gà đồi tại địa bàn huyện Yên Thế
- Chăn nuôi gà trên địa bàn huyện chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ.
- Số lượng đàn gia cầm tăng dần qua các năm và đạt số lượng cao nhất vào năm 2011 và đang có xu hướng tăng lên.
- Số lượng gà phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn huyện mà chỉ tập trung nhiều ở một số xã: Tiến Thắng, Xuân Lương, Đồng Tâm, Canh Nậu, Tam Tiến.
5.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng trên địa bàn huyện chủ yếu là thức ăn hỗn hợp, một vài hộ gia đình sử dụng thêm thức ăn đậm đặc kết hợp với ngô, thóc, gạo…
- Số lượng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn là rất nhiều, tuy nhiên không có sự kiểm soát chất lượng tại địa phương.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
5.1.3. Chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Qua sự đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của người chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế thì chất lượng TACN của các hãng nước ngoài tốt hơn nội địa và được sử dụng rộng rãi hơn.
- Qua kết quả quá trình phân tích các mẫu TACN thì có nhiều chỉ tiêu dinh dưỡng không đạt yêu cầu về chất lượng cho sự phát triển của gà và không đạt niêm yết trên bao bì. Chất lượng thức ăn chăn nuôi của công ty nước ngoài tốt hơn so với chất lượng của công ty trong nước.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Do thời gian nghiên cứu đề tài là có hạn, kinh phí không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế. Qua nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy được những bất cập trong việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện, chúng tôi có một số đề nghị như sau:
- Tiếp tục tiến hành đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng trong chăn nuôi gà đồi trên đại bàn huyện về các chỉ tiêu khác như hàm lượng kháng sinh, hormone sinh trưởng trong thức ăn…
- Các cơ quan chức năng của huyện phải kiểm soát được số lượng các công ty thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện, từ đó có thể kiểm soát chất lượng các loại thức ăn chăn nuôi.
- Từ kết quả của đề tài này, đề nghị cơ quan chức năng huyện Yên Thế nói riêng cũng như các cơ quan, ban ngành có liên quan tiến hành đánh giá, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi một cách chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa để có thể đảm bảo nguồn thức ăn “sạch” và chất lượng, Từ đó có thể tạo ra nguồn thực
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường. Đặc biệt là xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế vững mạnh không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp.
2. Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Hà nội.
3. Denixov N.I (1971), Sản xuất và sử dụng thức ăn hỗn hợp cho gia súc, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Trà My, 2008, “Nỗi lo ở địa phương có đàn gà lớn nhất miền Bắc”, Báo nhân dân ngày 18/10/2008.
5. Vũ Duy Giảng (2001), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp.
6. Dương Thanh Liêm (2003), “Ảnh hưởng của thời gian và cách bảo quản đến chất lượng một số nguyên liệu thức ăn cơ bản của gia súc, gia cầm”, Tập san Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội tr.14- 17.
7. Phạm Thị Thu Hà (2011), Đánh giá tình hình sử dụng và chất lượng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
8. Lê Thanh Hà (2007), Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện Phú Xuyên – Hà Tây, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng (2005), Thức ăn và dinh dưỡng động vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
10. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2003), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
11. Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
12. Bùi Quang Tuấn (2010), Bài giảng thức ăn chăn nuôi, chương 7 13. Trịnh Khắc Vinh (2010), Đánh giá thực trạng chất lượng một số loại thức ăn chăn nuôi và đề xuất giải pháp nhằm bình ổn chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Viện chăn nuôi quốc gia (1995), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
15. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thị Thanh Hằng (2004),