- Tài nguyên nước, sông ngòi
- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động…
3.3.2. Tình hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế - Bắc Giang
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 23 Khoa CN & NTTS
- Điều tra cơ bản về số lượng gà đồi của huyện Yên Thế, số lượng hộ gia đình nuôi, quy mô, cơ cấu về giống, lứa tuổi...
- Phương thức chăn nuôi gà đồi, công tác phòng trừ dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà đồi
- Tình hình phát triển chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế trong những năm gần đây
3.3.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong chăn nuôi gà đồi
- Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở các cơ sở chăn nuôi gà đồi
- Hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện.
3.3.4. Đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trên địa bàn nghiên cứu
Đánh giá các chỉ tiêu về cảm quan, vật lý như: độ ẩm, màu sắc, mùi vị, hình dạng, độ đồng đều và độ bền vững của thức ăn.
Xác định hàm lượng và thành phần hóa học các chất có trong các mẫu thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà đồi.
- Thành phần hóa học: Độ ẩm, protein, xơ, khoáng TS, lipit, Ca, P - Giá trị năng lượng: ME
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của sở Nông nghiệp, sổ sách ghi chép tại các trang trại điều tra.
+ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn về hiện trạng chăn nuôi và tình hình sử dụng thức ăn.
3.4.2. Phương pháp chọn xã nghiên cứu
Do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn trên toàn huyện là khá rộng nên chúng tôi chỉ chọn một số xã điển hình, có mật độ chăn nuôi gà cao, tập trung nhiều đại lý thức ăn chăn nuôi của các công ty để tiến hành điều tra, lấy mẫu đánh giá phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
Trên mỗi xã thì chúng ta chọn các trang trại có số lượng gà lớn (quy mô > 1000 con/trang trại/lứa) để lấy mẫu thức ăn đánh giá chất lượng.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu
Tại các trang trại chăn nuôi, tiến hành lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để tiến hành phân tích, đánh giá. Mẫu thức ăn gia súc lấy theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4325: 2007
Để lấy mẫu phân tích thường theo các bước: Bước 1: lấy mẫu ban đầu:
Mẫu được lấy từ một đối tượng vật phẩm cần phân tích. Cần phải lấy mẫu ở nhiều điểm khác nhau.
Bước 2: lấy mẫu bình quân:
Rải mỏng mẫu ban đầu, lấy mẫu ở nhiều điểm trên đó gộp lại sẽ được mẫu bình quân
Bước 3: Lấy mẫu phân tích
- Rải mẫu bình quân (đã được trộn đều) lên khay men thành lớp mỏng. - Vạch bề mặt mẫu thành các ô bằng nhau
- Lấy khoảng 50-200 g (vật chất khô) mẫu từ các ô so le, đối xứng. Nếu chưa đủ mẫu thì lặp lại, rồi lấy đến đủ mẫu.
Khi lấy mẫu cần tuân thủ 2 nguyên tắc
Đồng đều
Ngẫu nhiên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 25 Khoa CN & NTTS
3.4.5. Phương pháp phân tích thành phần hóa học
Các chỉ tiêu phân tích:
- Xác định hàm lượng nước theo TCVN 4326: 2001
- Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1: 2007 - Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329:2007
- Xác định hàm lượng Canxi theo TCVN 1526-1:2007
- Xác định hàm lượng Photpho tổng số theo TCVN 1525: 2001
- Xác định hàm lượng Năng lượng trao đổi trong thức ăn theo TCVN 4806: 2007.
Xác định hàm lượng nước
Nguyên lý:
Hàm lượng nước trong thức ăn gia súc là khối lượng nước mất đi khi sấy mẫu theo qui trình nhất định, được biểu thị bằng phần trăm khối lượng mẫu đưa vào thí nghiệm.
Cách tiến hành:
- Sấy hộp lồng ở nhiệt độ 103±20C khoảng 30 phút, lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm và cân để xác định khối lượng. Lặp lại quá trình sấy, để nguội, cân đến khối lượng không đổi
- Cân khoảng 10g mẫu đã nghiền nhỏ cho vào hộp lồng
- Đặt hộp lồng chứa mẫu đã cân vào tủ sấy và sấy mẫu ở nhiệt độ 103±20C trong thời gian 2 giờ
- Lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm (khoảng 20 – 30 phút) và cân
- Lặp lại quá trình sấy trong 30 phút. Để nguội, cân đến khối lượng không đổi (kết quả giữa hai lần cân liên tiếp chênh lệch không quá 0,3mg).
Tính kết quả:
Trong đó:
m1 là khối lượng hộp lồng + mẫu trước khi sấy (g) m2 là khối lượng hộp lồng + mẫu sau khi sấy (g) m là khối lượng mẫu dùng vào định lượng (g). Tỷ lệ vật chất khô (VCK):
Xác định hàm lượng protein thô
Nguyên lý:
- Dùng axit sunfuric đặc với chất xúc tác để phân hủy chất hữu cơ trong mẫu:
Mẫu + H2SO4 → CO2 + H2O + (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH4OH NH4OH ↔ NH3 + H2O
- Cất amoniac vào dung dịch axit
- Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng chuẩn độ amoniac.
- Tính hàm lượng protein thô bằng cách nhân lượng Nitơ với hệ số 6,25. Cách tiến hành:
Chưng mẫu:
- Cân 0,5g mẫu
- Cho vào bình Kjeldahl lần lượt: • Mẫu đã cân
• Hỗn hợp chất xúc tác (3g chất xúc tác /1g mẫu) • Axit sunfuric đậm đặc (10cm3 axit /1g mẫu)
- Đem chưng trong hệ thống công phá mẫu.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 27 Khoa CN & NTTS
- Khi đun cứ khoảng 15 phút lắc bình một lần đến khi mẫu không còn sủi bọt thì thôi.
- Tăng nhiệt độ cho sôi đều. Chưng đến khi mẫu trở nên có màu xanh. Cất mẫu:
- Cho 15cm3 dung dịch H2SO4 0,1 N vào bình nhận (bình tam giác 100cm3) – V1 - Thêm 2 giọt chỉ thị màu (Methyl đỏ);
- Đưa bình nhận vào cuối ống sinh hàn sao cho đầu cuối ngập trong dung dịch axit;
- Chuyển bình Kjeldahl có chứa mẫu đã chưng vào máy cất;
- Đặt chương trình cho máy chạy.
- Tiến hành cất khoảng 5 phút.
- Sau đó, hạ thấp bình nhận xuống sao cho đầu cuối ống sinh hàn không tiếp xúc với dung dịch.
Chuẩn độ:
- Đem bình nhận đi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến khi dung dịch chuyển từ màu hồng tím sang màu vàng rơm.
- Lượng dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ đó là V2.
Chú ý:
Song song với thí nghiệm trên cần làm với mẫu trắng sau đó hiệu chỉnh lượng NaOH 0,1N của thí nghiệm chính
Tính kết quả:
• Hàm lượng Nitơ tính bằng % theo công thức:
Trong đó:
V2: thể tích NaOH 0,1N được dùng trong chuẩn độ (cm3). m: khối lượng mẫu, tính bằng g.
T: hệ số hiệu chỉnh của dung dịch NaOH 0,1N • Tính % protein thô:
Trong đó:
N: hàm lượng nitơ tổng số có trong mẫu thức ăn Xác định hàm lượng xơ thô
Nguyên lý:
Dưới tác dụng của axit nóng, tinh bột và một phần hemicelluloz sẽ bị thuỷ phân thành các loại đường đơn hoà tan; các hợp chất amin và alcaloid tan trong dung dịch; một phần chất khoáng sẽ tách ra.
Bazơ chuyển các chất protein, tách một phần mỡ bằng cách nhũ tương hoá và xà phòng hoá, ngoài ra còn hoà tan phần lớn hemixelluloz.
Cồn và ête hoà tan những phần còn lại trong mẫu như chất béo, sáp và keo… Phần còn lại là xơ thô và một phần khoáng nhỏ.
Cách tiến hành:
- Nghiền mẫu
- Cân khoảng 1g mẫu cho vào cốc chiết (m) - Lắp cốc chiết vào hệ thống
- Thêm 20 – 25ml petroleum ete. Sau đó ra nhiệt đến sôi (thời gian ra nhiệt khoảng 15 phút), giữ sôi 30 phút. Rửa bằng nước cất nóng 3 lần (10 phút).
- Thêm 100ml axit H2SO4 1,25% cho 3 – 4 giọt n – octanol. Sau đó ra nhiệt đến sôi (thời gian ra nhiệt khoảng 15 phút), giữ sôi 30 phút. Rửa bằng nước cất nóng 3 lần (10 phút). Làm tương tự với NaOH 1,25%
- Thêm axeton đến ngập mẫu, đặt thời gian khoảng 10 phút rồi xả.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 29 Khoa CN & NTTS
- Đặt cốc chiết ra ngoài không khí cho bay hơi hết axeton.
- Lấy cốc cho vào tủ sấy đến trọng lượng không đổi khoảng 4 giờ, để nguội rồi cân
- Cho cốc vào lò nung và nung ở 5500C trong 3 giờ - Lấy cốc ra, để nguội rồi cân
Tính kết quả:
Hàm lượng xơ thô (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
m1: khối lượng xơ + chén sau khi sấy (g) m2: khối lượng xơ + chén sau khi nung (g) m: khối lượng mẫu dùng vào định lượng (g) Định lượng hàm lượng lipid thô
Nguyên lý:
Chất béo được chiết ra khỏi mẫu bằng ête dầu hoặc ête êtylic. Cách tiến hành:
- Cân khoảng 3g mẫu khô, cho vào cốc giấy (đã biết khối lượng), gói lại. - Đặt cốc mẫu vào bộ phận chiết của bình Soxhlet.
- Đổ ête dầu vào cho tới khi ête có thể qua ống cong nhỏ xuống bình cầu. Lượng ête trong bình cầu chiếm khoảng 1/3 dung tích của bình là được.
- Cho nước lạnh luôn chảy qua bộ phận làm lạnh, tiến hành chiết từ 6-10 giờ. Điều chỉnh nhiệt độ nước trong nồi cách thủy (khoảng 60-70oC) sao cho ête tuần hoàn từ 4-6 lần / giờ.
- Sau khi đã kiểm tra và thấy hết mỡ, lấy mẫu ra khỏi bình - Để mẫu ngoài không khí cho bay hết ête.
- Thu hồi lượng ête etylic còn lại
- Đem bình chiết có chứa lipid vào sấy trong vòng 2 giờ đến khối lượng không đổi. Để nguội rồi cân.
- Lặp lại quá trình sấy và cân cho đến khi khối lượng không thay đổi. Tính kết quả:
Hàm lượng mỡ thô (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
a: khối lượng bình + mỡ sau khi sấy (g) b: khối lượng bình trước khi chiết (g) m : khối lượng mẫu (g)
Định lượng hàm lượng tro thô ( hàm lượng khoáng toàn phần)
Nguyên lý:
Mẫu sau khi đốt ở nhiệt độ cao hay xử lý bằng những chất oxy hóa mạnh, chất hữu cơ sẽ bị phân hủy hết còn lại là khoáng toàn phần.
Cách tiến hành:
- Sử dụng chén sứ chịu nhiệt đã biết khối lượng - Cân khoảng 3g mẫu vào chén
- Đưa chén vào lò nung, nung mẫu ở nhiệt độ 550 - 5700C trong vòng 3 giờ đến khi mẫu đã bị tro hóa hoàn toàn (mẫu có màu trắng xám hoặc xanh xám)
- Để nguội rồi đem cân Tính kết quả:
Hàm lượng tro thô (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 31 Khoa CN & NTTS
m1: khối lượng chén + mẫu sau khi nung (g) m2: khối lượng chén (g)
m: khối lượng mẫu dùng vào định lượng (g)
Định lượng hàm lượng canxi (phương pháp thể tích)
Nguyên lý:
Sau khi mẫu đã được tro hóa, canxi có trong mẫu ở dạng ôxit canxi (CaO). Các phản ứng hóa học xảy ra như sau:
CaO + 2 HCl → CaCl2 + H2O
CaCl2 + (NH4)2C2O4 → CaC2O4↓ + 2NH4Cl CaC2O4 + H2SO4 → H2C2O4 + CaSO4
Cách tiến hành:
- Thực hiện tro hóa m(g) mẫu (khoảng 3g) - Tạo dung dịch số 1:
+ Hòa tan tro bằng 50 - 60ml dung dịch axit HCl 1:2, chuyển vào cốc 100ml. Đun cốc trên bếp điện đến sôi, giữ sôi 5 – 10 phút.
+ Lọc dung dịch qua giấy lọc định lượng vào bình định mức 250ml. + Rửa sạch cốc và lượng axit trên giấy lọc bằng nước cất.
+ Dùng nước cất định mức đúng 250ml. Đảo đều bình, ta được dung dịch số 1. Dung dịch số 1 dùng để phân tích Ca, P, Mg và một số nguyên tố khoáng khác. - Dùng pipet hút 5ml dung dịch số 1 từ bình định mức 250ml sang bình tam giác 250ml, sau đó tia nước cất đến vạch 100ml
- Thêm vào bình tam giác 250ml: • 5ml dung dịch KOH 20% • 3mg HONH3Cl
• 3mg C6H5Na3O7. 2H2O • 3mg chất chỉ thị màu
- Đem bình tam giác đi chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02N đến khi dung dịch có màu hồng (màu hồng bền trong 30 giây).
Tính kết quả:
Hàm lượng Canxi (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
V: Thể tích EDTA dùng để chuẩn độ m: Khối lượng mẫu dùng vào định lượng
Định lượng hàm lượng photpho ( phương pháp so màu)
Nguyên lý:
Trong môi trường axit, axit photphoric có khả năng tạo một phức chất màu vàng, bền vững, đó là phức photpho – vanado – molipdat. Ở gới hạn nồng độ từ 1 – 20mg/l, cường độ màu dung dịch tỷ lệ với hàm lượng photpho.
Cách tiến hành:
- Tro hóa m (g) mẫu (khoảng 3g) và tạo dung dịch số 1 theo các bước như phương pháp định lượng hàm lượng canxi.
- Hỗn hợp thuốc thử phot pho: + Dung dịch axit HNO3 1: 2
+ Dung dịch Amoni meta vanadat 0,25% + Dung dịch Amoni molipdat 5%
→ trộn lẫn 3 dung dịch trên theo tỷ lệ 1:1:1 ta được hỗn hợp thuốc thử photpho.
- Tạo mẫu trắng: 15ml hỗn hợp thuốc thử photpho, thêm nước cất đến định mức 50ml.
- Tạo dung dịch đo:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 33 Khoa CN & NTTS
• Hút 5ml (V) dung dịch số 1 (tùy theo định lượng photpho trong mẫu) sang bình định mức 50ml.
• Thêm vào bình định mức 50ml: + 5ml HNO3 1:2
+ 15ml hỗn hợp thuốc thử
• Thêm nước cất đến vạch định mức 50ml. Đảo đều và để yên trong tối 45 phút.
- Tiến hành đo trên máy Spectro 2000 Spectrophotometer Tính kết quả:
Hàm lượng Photpho (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
V: Thể tích dung dịch số 1 dùng vào định lượng m: Khối lượng mẫu dùng vào định lượng (mg)
C: C là nồng độ P xác định được theo đường chuẩn (mg/L)
(Đường chuẩn là đường biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ photpho trong dung dịch và độ hấp thụ quang của dung dịch đó ở bước sóng 460nm).
Ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn
Năng lượng của thức ăn hỗn hợp cho gà được ước tính theo Moir, Jule và Connor, 1980 (dẫn theo Fisher, 1982)
ME (Kj/kgVCK) = 35,6×X1 + 21,2×X2 + 15,8×(X3 + X4) – 27,9×(X3/(X3 + X4)) – 2,13
Trong đó: X1,X2,X3,X4 lần lượt là số gam lipid thô, protein thô, xơ thô và dẫn xuất không nitơ có trong 1kg thức ăn hỗn hợp.
Số liệu phân tích được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên chương trình Excel.
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 35 Khoa CN & NTTS
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN THẾ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Điều kiện địa lý
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang
- Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình – Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang
- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 3 Thị trấn Cầu Gồ, Bố Hạ và thị trấn Nông Trường là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Có thể phân chia