ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN THẾ

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá tình hình sử dụng và một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 38 - 95)

- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động

4.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN THẾ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Điều kiện địa lý

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình – Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 3 Thị trấn Cầu Gồ, Bố Hạ và thị trấn Nông Trường là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.

Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Có thể phân chia ra 3 dạng địa hình chính như sau:

+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-8o. Toàn vùng có diện tích 12.686 ha (chiếm

42,02% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện). Trên địa hình này có khả năng phát triển cây lương thực cây rau, màu.

+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-15o. Độ phì của đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có diện tích 8.255 ha (chiếm 27,42% tổng diện tích tự nhiên). Trên loại địa hình này cho khả năng phát triển cây lâu năm (Vải thiều, Hồng…)

+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía bắc của huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mặt nuớc biển từ 200- 300 m. Dạng địa hình này có diện tích 9.200 ha (chiến 30,56 % diện tích tự nhiên của toàn huyện). Vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc

Đất đai huyện Yên Thế chủ yếu phát triển trên nền đất sa thạch hoặc sa phiến thạch màu đỏ. Đất chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm trong đất cao làm cho quá trình Ferarit phát triển mạnh.

Hiện trạng sử dụng đất trên toàn huyện:

Toàn huyện có 30.141,31 ha trong đó các loại đất chủ yếu là:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 9.057,83 ha chiếm 30,05% tổng DTTN - Đất Lâm nghiệp là 14.599,16 ha chiếm 48,44% tổng DTTN

- Diện tích phi nông nghiệp có 5139,66 chiếm 17,05% DTTN - Đất chưa sử dụng 1.103,54 ha.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 37 Khoa CN & NTTS

Bảng 4.1.1: Diện tích tự nhiên chia theo xã, thị trấn

Đơn vị Tổng số

Chia ra

Đất nông nghiệp Đất phi nôngnghiệp Đất chưa sửdụng TT Bố Hạ 101,51 44,48 55,47 1,56 Xã Bố Hạ 589,12 384,77 204,35 0 Xã Đông Sơn 2.615,02 2.108,05 472,81 34,16 Xã Đồng Hưu 2.170,47 1.561,00 557,71 51,76 Xã Hương Vĩ 687,47 396,12 286,15 5,20 Xã Đồng Kỳ 710,40 499,26 205,10 6,04 Xã Hồng Kỳ 812,74 610.06 197,76 4,92 Xã Tân Sỏi 609,64 419,68 183,33 6,63 Xã Đồng Lạc 592,64 401,25 188,91 2,48 Xã Đồng Vương 2.385,48 1.826,35 414,13 145,00 Xã Đồng Tiến 3.860,73 3.565,87 269,23 25,63 Xã Canh Nậu 3.598,86 3.208,95 380,48 9,43 Xã Xuân Lương 2.520,72 2.162,50 341,29 16,93 Xã Tam Tiến 3.058,01 2.719,03 324,14 14,84 Xã Tam Hiệp 860,27 712,35 145,76 2,16 Xã Phồn Xương 633,28 506,93 126,35 0 TT Cầu Gồ 197,24 102,48 94,47 0,29 Xã Tân Hiệp 735,50 554,77 167,93 12,80 Xã An Thượng 793,29 473,78 282,89 36,62 Xã Tiến Thắng 2.158,51 1.740,95 403,95 13,61 Xã Đồng Tâm 617,71 520,30 97,41 0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Yên Thế)

4.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu

Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm là 26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là 20,5oC, Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 1oC). Tổng tích ôn trong năm đạt 8500-9000oC. Bức xạ nhiệt trung bình, có trung bình 1729,7 giờ nắng /năm.

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mưa trung bình của vùng trung du bắc bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng mưa của cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng12).

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Huyện có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3. Tài nguyên nước, sông ngòi

- Tài nguyên nước mặt: Yên Thế có hệ thống sông ngòi, ao hồ, đập rất lớn. Có thể kể đến 2 con sông lớn là: sông Thương và Sông Sỏi, các hồ đập như: Đập Cầu Rễ, đập Đá Ong (Thuộc xã Tiến thắng), đập Suối Cấy (Thuộc xã Đồng Hưu), đập Suối Ven, đập Ngạc Hai (Thuộc xã Xuân Lương)…và nhiều ao hồ, các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt.

- Tài nguyên nước ngầm: Hiện tại chưa có các công trình điều tra, khảo sát đánh giá 1 cách cụ thể về nguồn nước ngầm cũng như khả năng khai thác trên địa bàn huyện.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Huyện Yên Thế có 21 đơn vị hành chính trong đó có 19 xã và 2 thị trấn.Thị trấn Cầu Gồ là trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của huyện.

Dân số trung bình huyện Yên Thế năm 2011 là 95.110 người mật độ dân số 314 người/km2, trong đó dân cư sống ở đô thị là 7.003 người chiếm 7,36%, dân

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 39 Khoa CN & NTTS

cư nông thôn có 88.107 người chiếm 92,64 %. Lao động trong độ tuổi chiếm 51,12% dân số. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em cùng chung sống.

Bảng 4.1.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2009 – 2011)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 94.465 100,00 96.982 100,00 98.679 100,00 102,66 101,75 102,2

1.Khẩu NN Khẩu 76.208 80,67 74.883 77,21 74.843 75,84 98,26 99,95 99,105 2. Khẩu phi NN Khẩu 18.257 19,33 22.099 22,79 23.836 24,16 121,04 107,86 114,45 II. Tổng số hộ Hộ 24.371 100,00 27.630 100,00 29.731 100,00 113,37 107,6 110,49 1. Hộ NN Hộ 19.589 80,37 21.319 77,16 22.483 73,62 108,83 105,46 107,15 2. Hộ phi NN Hộ 4.782 19,62 6.311 22,84 6.891 23,17 132,00 109,19 120,59 III. Tổng số lao động Lao động 48.249 100,00 50.776 100,00 52.452 100,00 105,24 103,3 104,27 1. Lao động NN Lao động 39.950 62,07 39.489 77,79 38.986 74,33 98,85 98,73 98,79 2. Lao động phi NN Lao động 9.299 19,27 11.287 25,35 13.466 25,67 121,38 119,3 120,34 IV Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,88 3,51 3,31 90,46 94,3 92,38 2. Lao động/hộ Lao động/hộ 2,0 1,83 1,77 91,5 96,72 94,11 3. Nhân khẩu/lao động Khẩu/lao động 1,94 1,9 1,88 95 98,95 95,98

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế, 2011)

40

4.1.2.1. Đặc điểm xã hội:

Yên Thế là một vùng đất giàu truyền thống với 105 di tích lịch sử - Văn hoá: Có 33 đình, 39 chùa, 18 đền, 5 nghè, 1 miếu, 2 nhà thờ đạo, 1 lăng mộ, 4 từ đường, 1 khu tưởng niệm, trong đó có 24 di tích được xếp hạng (12 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh). Yên Thế có nhiều phong tục tập quán đặc sắc như: Tục cấp sắc của dân tộc Dao, Cao Lan; Tế thổ thần, sinh nhật của dân tộc Nùng; Hát chúc xuân của dân tộc Cao Lan; Hàng Phe của dân tộc Nùng…Yên Thế cũng là một mảnh đất của lễ hội. Toàn huyện có 10 lễ hội: 1 lễ hội cấp tỉnh ( Lễ hội Yên Thế) có quy mô khá lớn, kéo dài trong 3 ngày chính từ 15 - 17/3 dương lịch hàng năm tưởng nhớ tới người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám và các nghĩa quân Yên Thế…

Từ các đặc điểm trên hàng năm, huyện Yên Thế đã đón tiếp được nhiều du khách thập phương tới thăm. Đây là tiền đề để Yên Thế phát triển kinh tế, sản xuất.

4.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

- Cơ cấu kinh tế huyện Yên Thế còn nặng về sản xuất nông lâm thuỷ sản (chiếm 47,32%). Công nghiệp xây dựng những năm gần đây có nhiều chuyển biến, chiếm tỷ trọng 17,53%. Về thương mại, dịch vụ chiếm 35,15%.

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Bảng 4.1.3: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Thế

ĐVT : Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng

trưởng (%)

I TỔNG CỘNG GTSX 2.787,45 3.500,36 25,58

1 Nông lâm, thuỷ sản 1.514,45 2.050,36 35,39

Nông nghiệp 1.414,80 1.917,32 35,52 Trồng trọt 418,40 437,34 4,53 Chăn nuôi 970,90 1.454,26 49,78 2 Dịch vụ 25,50 25,72 0,86 3 Lâm nghiệp 57,81 71,04 22,89 II Thuỷ sản 41,84 62,00 48,18 1 Xây dựng - CN – TTCN 678,00 830,00 22,42 2 Xây dựng 453,20 549,60 21,27 3 Công nghiệp 78,80 104,00 31,98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III Tiểu thủ công nghiệp 146,00 176,40 20,82

IV Thương mại – DV 595,00 620,00 4,20

(Nguồn: phòng thống kê huyện Yên Thế,2011)

4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ

Trong những năm qua với quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm”, căn cứ tiềm năng thế mạnh của địa phương. Ngay từ đầu năm 2006 Huyện uỷ đã xây dựng chương trình phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010. Huyện đề ra đề án: Chăn nuôi gà bố mẹ giống địa phương; phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008 – 2012:

4.2.1. Về giống

Đàn gia cầm huyện Yên Thế khá phong phú về giống, ngoài các giống địa phương, nhân dân trong huyện đã nhập và nuôi một số giống gia cầm khác. Cơ cấu giống gia cầm của Yên Thế hiện nay giống gia cầm địa phương vẫn là chủ

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa CN & NTTS

Khoa CN & NTTS

yếu (gà ri chiếm 35%, gà lai mía chiếm 60%, còn các giống khác như: Lương phượng, Kabia, Tam Hoàng....chiếm khoảng 5%).

Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn về con giống, nâng cao hơn nữa chất lượng gà con thương phẩm, năm 2007 UBND huyện đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án mô hình nuôi gà bố mẹ giống địa phương với qui mô 5.000 con của 5 xã tại 17 hộ năm 2009 và đến nay tiếp tục triển khai thực hiện tại 6 xã mới trên địa bàn nâng tổng số xã tham gia đề án nuôi gà bố mẹ giống địa phương lên 11 xã với 11.000 con ở 63 hộ tham gia. Thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn về nuôi gà bố mẹ đã trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy công tác sản xuất con giống có chất lượng tốt, theo đó đến nay trên địa bàn huyện đã có 38 lò ấp nở gia cầm (cung ứng được 50% giống gà) đi vào hoạt động mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 3-5 triệu con gia cầm chất lượng tốt, đồng thời thông qua các mô hình đã giúp đỡ và hướng dẫn các hộ dân trong việc lựa chọn và nhân rộng giống gà địa phương có chất lượng thịt ngon, ngoại hình đẹp, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh do đó uy tín về chất lượng sản phẩm gà đồi Yên Thế được nâng lên, được nhiều bạn hàng và người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến, gà đồi Yên Thế đã trở thành một loại vật nuôi hàng hóa với sản lượng lớn.

Nhu cầu về giống gia cầm của người chăn nuôi trên địa bàn là rất lớn, tuy bước đầu đã chủ động được lượng đáng kể về nguồn trứng phục vụ cho ấp nở nhưng việc sản xuất giống gia cầm của huyện còn nhiều tồn tại. Các cơ sở sản xuất giống về cơ bản vẫn thu gom trứng giống, thậm trí còn nhập trứng từ huyện khác về nên chất lượng trứng giống khó kiểm soát, các mô hình nuôi gà bố mẹ gắn với ấp nở, sản xuất giống còn ít, sự gắn kết giữa cơ sở sản xuất giống với các hộ chăn nuôi giống bố mẹ còn chưa thực sự chặt chẽ, nên khó kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

4.2.2. Về phương thức, quy mô chăn nuôi

Do đặc thù là một huyện miền núi nên chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu theo phương thức chăn thả tự do, triệt để khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai để phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi. Phương thức chăn nuôi cũng đã có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi tận dụng là chính chuyển sang chăn nuôi theo hướng bán thâm canh có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình chăn nuôi vệ sinh an toàn sinh học, có sự kết hợp giữa thức ăn chăn nuôi công nghiệp và các nguồn thức ăn của địa phương (ngô, đậu tương, thóc).

Quy mô chăn nuôi đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và có tính chuyên nghiệp cao, nhiều mô hình chăn nuôi gà với quy mô lớn từ trên 5.000con/ lứa và nhiều lứa trên năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện rộng, số hộ nuôi gà quy mô trên 1.000 con và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi gà đã trở thành phổ biến ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Chăn nuôi gà đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân, lợi thế so sánh về vườn đồi với mô hình nông, lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập khá, nhiều khoản chi tiêu trong các hộ gia đình khó khăn đã được giải quyết từ chăn nuôi gà, qua đó đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ vươn lên làm giàu từ nghề chăn nuôi gà.

4.2.3. Về công tác phòng dịch

Công tác thú y có vai trò quan trọng đối với chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô tập trung như hiện nay, trong khi đó dịch cúm gia cầm xảy ra và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất chăn nuôi điển hình như cuối năm 2007 đầu năm 2008. Do tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; công tác tiêm phòng, tổng vệ sinh khử trùng

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa CN & NTTS

Khoa CN & NTTS

tiêu độc; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý vật nuôi vận chuyển ra, vào huyện, tập trung cao kiểm soát đàn gia cầm nhập lậu nên trong nhiều năm qua dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 luôn được bao vây, khống chế có hiệu quả, không để phát dịch lớn thiệt hại đến sản xuất và lây lan dịch bệnh đến người và các gia súc khác.

Năm 2008 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3,5 triệu lượt con; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 6,5 triệu liều.

Năm 2009 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 2,2 triệu lượt con; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 7 triệu liều.

Năm 2010 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3 triệu lượt con ; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 5,5 triệu liều.

Năm 2011 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3,6 triệu lượt con ; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 6,1 triệu liều.

Sáu tháng đầu năm 2012 tiêm phòng vacxin thông thường trên 2.200.000 liều; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá tình hình sử dụng và một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 38 - 95)