- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động
4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ
Trong những năm qua với quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm”, căn cứ tiềm năng thế mạnh của địa phương. Ngay từ đầu năm 2006 Huyện uỷ đã xây dựng chương trình phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010. Huyện đề ra đề án: Chăn nuôi gà bố mẹ giống địa phương; phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008 – 2012:
4.2.1. Về giống
Đàn gia cầm huyện Yên Thế khá phong phú về giống, ngoài các giống địa phương, nhân dân trong huyện đã nhập và nuôi một số giống gia cầm khác. Cơ cấu giống gia cầm của Yên Thế hiện nay giống gia cầm địa phương vẫn là chủ
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
yếu (gà ri chiếm 35%, gà lai mía chiếm 60%, còn các giống khác như: Lương phượng, Kabia, Tam Hoàng....chiếm khoảng 5%).
Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn về con giống, nâng cao hơn nữa chất lượng gà con thương phẩm, năm 2007 UBND huyện đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án mô hình nuôi gà bố mẹ giống địa phương với qui mô 5.000 con của 5 xã tại 17 hộ năm 2009 và đến nay tiếp tục triển khai thực hiện tại 6 xã mới trên địa bàn nâng tổng số xã tham gia đề án nuôi gà bố mẹ giống địa phương lên 11 xã với 11.000 con ở 63 hộ tham gia. Thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn về nuôi gà bố mẹ đã trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy công tác sản xuất con giống có chất lượng tốt, theo đó đến nay trên địa bàn huyện đã có 38 lò ấp nở gia cầm (cung ứng được 50% giống gà) đi vào hoạt động mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 3-5 triệu con gia cầm chất lượng tốt, đồng thời thông qua các mô hình đã giúp đỡ và hướng dẫn các hộ dân trong việc lựa chọn và nhân rộng giống gà địa phương có chất lượng thịt ngon, ngoại hình đẹp, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh do đó uy tín về chất lượng sản phẩm gà đồi Yên Thế được nâng lên, được nhiều bạn hàng và người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến, gà đồi Yên Thế đã trở thành một loại vật nuôi hàng hóa với sản lượng lớn.
Nhu cầu về giống gia cầm của người chăn nuôi trên địa bàn là rất lớn, tuy bước đầu đã chủ động được lượng đáng kể về nguồn trứng phục vụ cho ấp nở nhưng việc sản xuất giống gia cầm của huyện còn nhiều tồn tại. Các cơ sở sản xuất giống về cơ bản vẫn thu gom trứng giống, thậm trí còn nhập trứng từ huyện khác về nên chất lượng trứng giống khó kiểm soát, các mô hình nuôi gà bố mẹ gắn với ấp nở, sản xuất giống còn ít, sự gắn kết giữa cơ sở sản xuất giống với các hộ chăn nuôi giống bố mẹ còn chưa thực sự chặt chẽ, nên khó kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
4.2.2. Về phương thức, quy mô chăn nuôi
Do đặc thù là một huyện miền núi nên chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu theo phương thức chăn thả tự do, triệt để khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai để phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi. Phương thức chăn nuôi cũng đã có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi tận dụng là chính chuyển sang chăn nuôi theo hướng bán thâm canh có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình chăn nuôi vệ sinh an toàn sinh học, có sự kết hợp giữa thức ăn chăn nuôi công nghiệp và các nguồn thức ăn của địa phương (ngô, đậu tương, thóc).
Quy mô chăn nuôi đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và có tính chuyên nghiệp cao, nhiều mô hình chăn nuôi gà với quy mô lớn từ trên 5.000con/ lứa và nhiều lứa trên năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện rộng, số hộ nuôi gà quy mô trên 1.000 con và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi gà đã trở thành phổ biến ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Chăn nuôi gà đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân, lợi thế so sánh về vườn đồi với mô hình nông, lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập khá, nhiều khoản chi tiêu trong các hộ gia đình khó khăn đã được giải quyết từ chăn nuôi gà, qua đó đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ vươn lên làm giàu từ nghề chăn nuôi gà.
4.2.3. Về công tác phòng dịch
Công tác thú y có vai trò quan trọng đối với chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô tập trung như hiện nay, trong khi đó dịch cúm gia cầm xảy ra và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất chăn nuôi điển hình như cuối năm 2007 đầu năm 2008. Do tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; công tác tiêm phòng, tổng vệ sinh khử trùng
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
tiêu độc; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý vật nuôi vận chuyển ra, vào huyện, tập trung cao kiểm soát đàn gia cầm nhập lậu nên trong nhiều năm qua dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 luôn được bao vây, khống chế có hiệu quả, không để phát dịch lớn thiệt hại đến sản xuất và lây lan dịch bệnh đến người và các gia súc khác.
Năm 2008 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3,5 triệu lượt con; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 6,5 triệu liều.
Năm 2009 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 2,2 triệu lượt con; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 7 triệu liều.
Năm 2010 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3 triệu lượt con ; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 5,5 triệu liều.
Năm 2011 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 3,6 triệu lượt con ; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 6,1 triệu liều.
Sáu tháng đầu năm 2012 tiêm phòng vacxin thông thường trên 2.200.000 liều; vacxin cúm H5N1 tiêm được 125.000 con.
Ngoài việc triển khai tiêm phòng vacxin, đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nâng cao ý thức hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi cũng như việc phát triển quy mô đàn theo từng mùa vụ nên đàn gia cầm luôn sinh trưởng và phát triển tốt.
4.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt tại huyện Yên Thế
Do xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với sản phẩm gà thịt, đặc biệt là gà nuôi thả vườn là tiêu dùng gà sống, gà lông màu nhất là trong những dịp ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ. Mặt khác, hiện nay có rất ít cơ sở lớn chuyên chế biến gà ta sạch ở miền Bắc, do vậy, tác nhân là các lò mổ lớn
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
trong mắt xích tiêu thụ gà thịt là không có mặc dù quy mô chăn nuôi, tổng đàn gà thịt của địa phương là khá lớn.
Hình 4.2.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt tại huyện Yên Thế
Phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái địa phương và thương lái ở địa phương khác (Hình 4.1). Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gà. Số còn lại được đem bán ở các chợ tại địa phương, người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ tại địa phương. Số gà tiêu thụ qua các thương lái được chuyển đến các đại lý bán buôn tiêu thụ gà ở Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, một số tỉnh miền Nam và địa phương khác và mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng sản phẩm gà thịt.
Người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi tiêu thụ khi có kênh tiêu thụ trực tiếp từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng chủ yếu là hàng xóm, người địa
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
46 Hộ chăn nuôi Thương lái thu gom
Người bán buôn Người bán lẻ
Người giết mổ
phương khi có nhu cầu như cưới hỏi cần tiêu thụ một lượng lớn. Một hộ chăn nuôi có thể bán sản phẩm gà thịt theo nhiều kênh khác nhau với mức giá cả thoả thuận. Yếu tố thời vụ, những thời điểm khác nhau trong năm,…làm cho lượng tiêu thụ và giá tiêu thụ ở mức khác nhau đặc biệt là vào các dịp lễ tết, hội hè,…
Như vậy, có thể thấy rằng nguồn thị trường tiêu thụ sản phẩm gà thịt của người chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế là chưa chắc chắn, phần lớn còn phụ thuộc vào các thương lái thu mua ở địa phương và các địa phương khác. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít các trang trại và doanh nghiệp thương mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, giết mổ. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong việc phát triển chăn nuôi gà và các hình thức liên kết trong chăn nuôi gà tại huyện.
4.2.5. Kết quả phát triển đàn gà từ 2006 đến nay.
Yên Thế có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng chính vì vậy số lượng gia cầm ngày càng tăng lên qua các năm và cao nhất hiện nay là năm 2011(bảng 4.2.1) để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều đó chứng tỏ trong thời gian tới ngành chăn nuôi gia cầm và nhất là chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế sẽ được phát triển hơn nữa về số lượng, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Bảng 4.2.1: Số lượng gia cầm qua các năm
STT Năm Số lượng gia cầm (nghìn con) Số lượng gà (nghìn con) 1 2006 2.263 2.047 2 2007 2.310 2.166 3 2008 3.396 3.271 4 2009 4.130 3.887 5 2010 4.358 4.229 6 2011 4.715 4.568
( Nguồn : phòng thống kê của huyện Yên Thế, 2012)
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
Hình 4.2.2: Số lượng gia cầm qua các năm
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Bảng 4.2.2: Số lượng gia cầm tháng 6 năm 2012 ( ĐVT: Con)
STT Xã SL Gà Vịt Ngan Tổng 1 Tiến Thắng 282.465 1.260 2.600 286.325 2 Đồng Vương 121.770 75 359 122.204 3 Tân Sỏi 82.347 80 100 82.527 4 Đồng Lạc 96.902 253 80 97.235 5 Tam Hiệp 123.425 340 70 123.835 6 Hương Vĩ 38.900 120 214 39.234 7 TT Bố Hạ 19.320 56 60 19.436 8 Xuân Lương 257.729 230 810 258.769 9 Hồng Kỳ 93.630 90 230 93.950 10 Đồng Tiến 90.798 106 930 91.834 11 Bố Hạ 85.300 200 800 86.300 12 Tam Tiến 223.200 230 1.000 224.430 13 Đồng Tâm 276.213 546 450 277.209 14 Phồn Xương 125.400 490 310 126.200 15 Tân Hiệp 103.980 530 480 104.990 16 TT Cầu Gồ 21.475 100 130 21.705 17 Canh Nậu 235.210 1.400 300 236.910 18 Đồng Hưu 149.100 1.500 1.430 152.030 19 An Thượng 97.034 771 700 98.505 20 Đồng Kỳ 216.235 150 780 217.165 21 Đông Sơn 153.460 178 90 115.880 Tổng cộng 2.893.893 8.705 11.923 2.914.521
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
( Nguồn : phòng thống kê của huyện Yên Thế,2012)
Hình 4.2.3: Số lượng gà tháng 6 năm 2012
Có được kết quả trên là do Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện có chủ trương giải pháp đúng đắn trong việc lựa chọn và phát triển chăn nuôi gà theo hướng bền vững. Đồng thời các cơ quan chuyên môn của huyện đã tích cực tham mưu đề xuất với Huyện uỷ, UBND huyện những biện pháp triển khai thực hiện cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương ở từng thời điểm. Các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tích cực vận động đoàn viên, hội viên của mình hưởng ứng. Nhiều hộ nông dân đi đầu trong việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà bền vững an toàn sinh học với lòng say mê nghề nghiệp đã góp phần thành công cho việc phát triển đàn gia cầm trên địa bàn huyện.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trong thời gian tới thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 tháng 3/2011 Huyện ủy đã ban hành Chương trình nâng cao chất lượng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011- 2015. Trong đó, xác định gà là 1 trong 4 loại con được tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện phấn đấu đến năm 2015 xây dựng thành công thương hiệu “gà đồi Yên Thế”.
4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP
4.3.1. Một số thông tin chung về các hộ chăn nuôi gà đồi
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng thì thức ăn chăn nuôi công nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả chăn nuôi. Qua khảo sát điều tra từ 60 hộ đại diện 3 xã (Tiến Thắng, Đồng Tâm, Xuân Lương) tổng hợp kết quả về thông tin chung được thể hiện trên bảng 4.3.1 và bảng 4.3.2.
Bảng 4.3.1: Thông tin chung về các hộ điều tra
T T Diễn giải ĐVT Tiến Thắng Đồng Tâm Xuân Lương 1 Tổng số hộ điều tra hộ 20 20 20
2 Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu 4,13 4,3 4,37 3 Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 1.135 1.211 1.307 4 Diện tích đất nông
nghiệp/khẩu m
2 274,818 281,628 299,085 5 Diện tích đất vườn, đồi có thể
chăn nuôi gà/hộ m
2 3.088 2.845 3.309
6 Thu nhập của hộ/năm 1000đ 238.750 212.650 197.176 7 Thu nhập từ chăn nuôi gà của
hộ/năm 1000đ 218.863 189.416 168.177
8 Tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi gà
trong tổng thu nhập % 91,670 89,074 85,293 9 Số lứa gà nuôi bình quân/năm lứa 3,32 3,85 3,26 10 Số gà thịt nuôi BQ/lứa Con 1450,00 965,00 820,00
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa CN & NTTS
Khoa CN & NTTS
Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của hộ chăn nuôi xã Tiến Thắng là thấp nhất, của hộ chăn nuôi xã Xuân Lương là cao nhất nhưng bình quân cả ba nhóm hộ thì diện tích này đều khá rộng, khoảng trên 3 sào/hộ (Bảng 4.2). Ngoài chăn nuôi gà, các hộ xã Xuân Lương thường sản xuất trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu khá lớn là 299,085 m2, hơn hộ chăn nuôi xã Đồng Tâm là 17,457m2 và hơn hộ chăn nuôi xã Tiến Thắng là 24,267 m2. Điều này cho thấy khả năng tập trung đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ xã Tiến Thắng là lớn hơn, vì ngoài thời gian chăn nuôi gà, họ mất ít thời gian và công sức cho sản xuất trồng trọt hơn so với các nhóm hộ còn lại. Diện tích đất vườn, đồi có thể dùng cho chăn nuôi gà của nhóm hộ chăn nuôi xã Xuân Lương cũng lớn nhất trong 3 nhóm hộ, thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi xã Đồng Tâm với diện tích vườn đồi có thể sử dụng cho chăn nuôi gà bình quân/ hộ là 2,845 m2. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi chăn nuôi xã Xuân Lương thường không sử dụng hết diện tích vườn đồi để chăn nuôi gà mà chỉ quây lại một phần diện tích trong tổng diện tích vườn đồi để chăn nuôi nên phần diện tích sử dụng cho chăn nuôi gà trung bình không lớn hơn so với các hộ thuộc hai nhóm còn lại; mặt khác nhóm hộ này còn có hộ nuôi cả gà đẻ trứng giống nên phần diện tích đó không chỉ đơn thuần nuôi gà thịt mà còn phải chia lô để nuôi gà đẻ riêng biệt.
Các hộ chăn nuôi gà thuộc xã Tiến Thắng và Đồng Tâm tuy có diện tích vườn đồi ít hơn nhưng hầu hết các diện tích này được họ sử dụng triệt để. Phần đất vườn đồi có khả năng chăn nuôi gà thường được các hộ này chia làm nhiều ô khác nhau để luân phiên nuôi gà trong các lứa, tránh để tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi quá nhiều lứa gà với thời gian nối tiếp nhau trên cùng một diện