Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài của tổng công ty dầu khí việt nam (Trang 50 - 54)

III. Đánh giá hoạt động thăm dò-khai thác dầu khí ở nớc ngoài của Tổng công ty dầu khí Việt Nam

2. Những hạn chế và nguyên nhân:

2.1. Môi trờng đầu t dầu khí thế giới có nhiều biến động phức tạp.

Ngành Dầu Khí Việt Nam thực hiện đầu t ra nớc ngoài trong bối cảnh nền kinh tế thế giới những năm trở lại đây phát triển không ổn định kéo theo việc tiêu thụ năng lợng có phần chững lại. Hoạt động đầu t thăm dò-khai thác dầu khí trên thế giới liên tục biến động, giá dầu thô lên xuống thất

thờng. Thêm vào đó liên tục có những mâu thuẫn kinh tế và chính trị giữa các nớc trên thế giới đặc biệt là giữa các nớc phát triển với các nớc có tiềm năng dầu khí lớn hoặc có vị trí chiến lợc trên bản đồ kinh tế thế giới. Những biến động xấu trên gây ra không ít khó khăn đặc biệt với ngành Đầu t Dầu khí non trẻ của Việt Nam.. Chiến tranh I-rắc đầu năm nay đã làm gián đoạn một trong những dự án đầu t ra nớc ngoài của ta hứa hẹn mang lại lợi nhuận rất cao mà việc có đợc tiếp tục thực hiện dự án này không đang phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian tới.

2.2. Sự khác nhau về văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh.

Mỗi nớc có một nền văn hoá, phong tục và tập quán kinh doanh khác nhau và không thể áp dụng phong tục, tập quán kinh doanh của nớc này vào nớc khác đợc. Không phải dễ dàng cho các nhà đầu t có thể nhanh chóng thích nghi đợc với môi trờng kinh doanh mới mà phải mất thời gian khá dài tìm hiểu, nghiên cứu. Trong quá trình mới hoạt động Petrovietnam gặp phải những khó khăn do những khác biệt trên là không tránh khỏi và phải cần một thời gian để ta có thể thích nghi với thông lệ quốc tế nói chung và của từng nớc nói riêng. Có thể lấy một ví dụ đơn giản, trong các dự án đã có của Petrovietnam ở nớc ngoài có nhiều dự án tại các nớc đạo Hồi nh I-rắc, In-đô-nê-sia. Là các nớc đạo Hồi nên hàng năm họ thờng có tháng Ra-ma-đa - tháng ăn chay của ngời theo đạo Hồi vì vậy mọi hoạt động kinh doanh trong tháng này sẽ bị ngừng trệ và Petrovietnam buộc phải theo tập quán này. Hơn nữa, những cán bộ của Petrovietnam làm việc tại các nớc theo đạo Hồi vào các tháng Ra-ma-đa cũng cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề sinh hoạt.

2.3. Cơ chế chính sách cha đồng bộ.

Hoạt động đầu t thăm dò- khai thác dầu khí là hoạt động mang tính quốc tế hoá cao đòi hỏi các nhà đầu t khi tham gia phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã trở thành thông lệ. Trong khi cha có luật đầu t nớc ngoài, các doanh nghiệp hoạt động đầu t ra nớc ngoài phải tuân theo một văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính

hay quy định về chu chuyển ngoại tệ vẫn cha phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động đầu t thăm dò- khai thác dầu khí.

Điển hình nh qui định về thời gian thẩm định và quyết định đầu t: Nghị định số 22/1999/NĐ ngày 14/4/2001 của Chính phủ quy định thời gian phê duyệt tối đa là 30 ngày trong khi đó theo thông lệ quốc tế thời gian chấp nhận chào thầu và gửi thầu chỉ là dới 3 ngày, vì vậy nhiều trờng hợp ta phải xin bên nớc chủ nhà cho nộp thầu muộn, nếu họ không chấp nhận là không thể nộp kịp gói thầu.

Các quy định của Nhà nớc trong lĩnh vực tài chính cũng tạo không ít khó khăn cho hoạt động đầu t thăm dò- khai thác dầu khí ra nớc ngoài. Hiện nay cha có một văn bản nào cho phép các doanh nghiệp trong nớc đ- ợc vay các khoản tín dụng của các ngân hàng thơng mại trong nớc phục vụ các hoạt động đầu t ra nớc ngoài vì vậy tình trạng đi vay các ngân hàng thơng mại nớc ngoài là phổ biến.

2.4. Khả năng cạnh tranh yếu.

Khả năng cạnh tranh là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một công ty. Các yếu tố cơ bản ảnh hởng đến khả năng cạnh tranh gồm:

• Uy tín của công ty. • Khả năng tài chính . • Nguồn nhân lực . • Kỹ thuật công nghệ.

Trong bốn yếu tố kể trên yếu tố uy tín đã đợc phân tích ở trên và có thể nói Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã phần nào tạo dựng đợc uy tín của mình tuy nhiên trong thời gian tới chúng ta vẫn phải nỗ lực rất nhiều để uy tín và hình ảnh của mình càng ngày càng đợc biết đến rộng rãi hơn.

Với đặc điểm của đầu t thăm dò- khai thác dầu khí là thời gian đầu t lâu, thờng là 25-30 năm cho một dự án, trong đó thời gian bắt đầu có lợi nhuận cũng phải từ 7-10 năm vì vậy trong quá trình đầu tiến hành đầu t ra nớc ngoài, lợi nhuận thu đợc từ các dự án cha có lại phải đi đầu t vào các dự án mới tạo ra rất nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn. Trong khi đó việc thực hiện phân bổ vốn của Tổng công ty cũng cha hợp lý làm cho một số bộ phận cần vốn lại không có vốn để đầu t trong khi đó vốn lại để ứ đọng.

Nguồn nhân lực: trong quá trình phát triển hơn 10 năm của mình, ngành dầu khí đã đào tạo đợc một số lợng cán bộ có tay nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Tuy nhiên nếu chỉ so với trình độ của các nớc trong khu vực nh Ma-lay-sia hay In-đô-nê-sia thôi ta cũng có nhiều thua kém chứ cha nói tới việc tiếp cận với trình độ của thế giới. Các tập đoàn đầu t dầu khí lớn trên thế giới đều có cán bộ địa chất nắm bắt tình hình của từng khu vực cụ thể, vì vậy những thông tin mà họ có đ- ợc về các khu vực đầu t là các thông tin có giá trị và có tính tin cậy cao trong khi đó việc lấy thông tin đầu t của ta chủ yếu có đợc nhờ việc mua lại tài liệu nớc ngoài. Điều này đồng nghĩa với rủi ro đầu t cao.

Vấn đề nguồn nhân lực ảnh hởng rất nhiều tới việc tiếp cận và nắm bắt công nghệ. Một trong những tính chất của đầu t thăm dò khai thác dầu khí là áp dụng những công nghệ hiện đại và ngay cả những tập đoàn dầu khí hàng đầu trên thế giới cũng không thể tự mình làm toàn bộ các khâu trong quá trình thăm dò-khai thác. Đầu t dầu khí ra nớc ngoài của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Hầu hết các khâu trong quá trình thăm dò- khai thác của ta đều phải thuê của nớc ngoài nên đội ngũ cán bộ phải có đủ năng lực để nắm bắt đợc những công nghệ hiện đại và phù hợp với yêu cầu đầu t. Do những yêu cầu đặt ra nh vậy nên không ít vị trí của ta hiện nay cán bộ trong nớc không đảm nhiệm đợc mà phải thuê t vấn nớc ngoài, gây lãng phí và độ tin cậy lại không cao.

Trên đây chỉ là một số khó khăn và thuận lợi chính trớc mắt ta có thể thấy đợc, trong thời gian tới có thể sẽ phát sinh một số khó khăn hoặc một số thuận lợi nữa khi các dự án đầu t của ta đi vào hoạt động thăm dò và khai thác.

Chơng III: Triển vọng và các giải pháp đẩy mạnh đầu t thăm dò- khai thác dầu

khí ở nớc ngoài của Tổng công ty dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài của tổng công ty dầu khí việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w