Ảnh chụp phổ điện di peroxidase từ dịch chiết mụ lỏ của 4 dũng lỳa nghiên cứu và các liều chiếu xạ khác nhau được chỉ ra ở hình 3.17:
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương
Sau khi điện di, các isozyme peroxidase được phát hiện trên bản gel bằng phương pháp nhuộm hoạt tính enzyme trong hỗn hợp dung dịch nhuộm. Vị trí các băng isozyme quan sát thấy là những băng có màu nâu.
Phân tích phổ điện di isozyme được tiến hành dựa vào cường độ nhuộm màu và tốc độ di chuyển tương đối về phía cực dương của các băng isozyme. Phổ điện di của các mẫu nghiên cứu có 3 vùng hoạt tính khác nhau về tốc độ đi chuyển và cường độ nhuộm màu của các băng điện di.
Hình 3.18: Kiểu hình điện di POD của các cây lúa tái sinh từ callus chiếu xạ
Vùng I gồm 4 băng có tốc độ di chuyển nhanh nhất, được phân bố ở phía trên của bản gel và có Rf lần lượt là 0,68; 0,70; 0,79; và 0,86. Vùng II gồm 4 băng có tốc độ di chuyển trung bình, tập trung ở giữa của bản gel và có Rf lần lượt là 0,34; 0,37; 0,40; và 0,43. Vùng III gồm có 2 băng có tốc độ di chuyển chậm, Rf lần lượt là 0,08 và 0,11.
Đối với dòng N18: Biến dị điện di quan sát thấy ở phổ điện di của một số cây sau chiếu xạ. Tại vùng I, quan sát thấy một kiểu hình điện di 2 băng (0,79; 0,86) ở tất cả các mẫu của giống N18. Tại vùng II, riêng mẫu N18-2Kr
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương
không xuất hiện băng tại vùng này, bốn mẫu còn lại đều xuất hiện băng và tạo nên 3 kiểu hình điện di, trong đó, mẫu N18-ĐC và N18-0,5Kr có cùng một kiểu hình điện di 2 băng (0,37; 0,40), hai kiểu hình 3 băng được quan sát thấy ở mẫu N18-1Kr (0,37; 0,40; 0,43) và N18-1,5Kr (0,34; 0,37; 0,40). Tại vùng III, các mẫu N18-0,5Kr, N18-1,5Kr và N18-ĐC cú cựng kiểu hình điện di 2 băng (0,08; 0,11), hai mẫu còn lại là N18-1Kr và N18-2Kr không thấy xuất hiện băng tại vùng này.
Đối với dòng NV1: Biến dị điện di cũng được quan sát thấy trên phổ điện di POD ở một số cây sau chiếu xạ. Tại vùng I, có 2 kiểu hình điện di được quan sát thấy, hai mẫu NV1-0,5Kr và NV1-1Kr có cùng một kiểu hình điện di 4 băng (0.68; 0,70; 0,79; 0,86), mẫu NV1-ĐC có kiểu hình điện di 2 băng, hai băng 0,68 và 0,70 xuất hiện ở mẫu NV1-0,5Kr và NV1-1Kr nhưng không xuất hiện ở mẫu đối chứng. Tại vùng II, quan sát thấy 3 kiểu hình điện di, kiểu hình điện di 3 băng được quan sát thấy ở mẫu NV1-0,5Kr với Rf lần lượt là 0,37; 0,40; 0,43, kiểu hình điện di 2 băng được quan sát thấy ở mẫu NV1-ĐC (0,37; 0,40) và NV1-1Kr (0,40; 0,43). Tại vùng III, kiểu hình điện di 2 băng (0,08; 0,11) quan sát thấy ở mẫu NV1-1Kr, hai mẫu còn lại là NV1-ĐC và NV1-0,5Kr không quan sát thấy băng tại vùng này.
Đối với dòng N46: Ảnh hưởng của phóng xạ đến phổ điện di POD là không thấy, các mẫu N46-ĐC, N46-0,5Kr, N46-1Kr, N461,5Kr đều có cùng một kiểu hình điện di. Kiểu hình điện di 2 băng được quan sát thấy ở tất cả các mẫu của giống N46, tại vùng I (0,79; 0,86), tại vùng II (0,37; 0,40), tại vùng III (0,08; 0,11). Sự khác biệt duy nhất phát hiện được ở mẫu N46-2Kr không xuất hiện băng tại vùng III.
Đối với dòng N91: Với 4 mẫu thu được cũng không thấy rõ ảnh hưởng của phóng xạ đến phổ điện di POD. Ở tất cả các mẫu kiểu hình điện di 2 băng
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương
kiểu hình điện di 2 băng (0,08; 0,11) quan sát thấy ở các mẫu N91-0,5Kr, N91-1Kr, N91-1,5Kr nhưng không quan sát thấy ở mẫu N91-ĐC.
Bảng 3.5: Kiểu hình điện di isozyme POD của các cây lúa tái sinh từ callus chiếu xạ.
Mẫu Băng isozyme KH
điện di 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N18-ĐC 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N18-0,5Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N18-1Kr 0 0 0 1 1 1 0 0 1 1 B N18-1,5Kr 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 C N18-2Kr 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 D NV1-ĐC 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 E NV1-0,5Kr 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 F NV1-1Kr 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 G N46-ĐC 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N46-0,5Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N46-1Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N46-1,5Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N46-2Kr 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 E N91-ĐC 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 E N91-0,5Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N91-1Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A N91-1,5Kr 1 1 0 1 1 0 0 0 1 1 A
Luận văn Thạc sỹ Sinh học Vũ Xuân Dương