III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG TRONG THỜI GIAN QUA.
b. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.
Để dự phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong thời kỳ , cuối mỗi niên độ kế toán , kế toán phải dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng.
-Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập
+Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu (phương pháp kinh nghiệm:
+Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế)
*Phương pháp hạch toán
Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập toàn bộ hệ số dự phòng còn lại của năm cũ chưa dùng đến, kế toán ghi:
Nợ TK 139 Có TK 721
Đồng thời trích lập số dự phòng cho năm tới. Nợ TK 642
Có TK 139
Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi có một vai trò quan trọng đối với Công ty . Vai trò đó thể hiện trên các phương diện sau: Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới = Tổng doanh thu bán chịu x Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Số dự phòng cần phải lập cho niên độ tới của khách h ng ià = Skhách h ng ố nợ phàải thu cđángủa ngờ i x Tỷ lệước tính không thu được ở khách h ngà đáng ngờ i
-Phương diện kinh tế : Nhờ các khoản dự phòng giảm giá, bảng cân đối kế toán của Công ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản .
-Phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lợi nhuận của niên độ nên Công ty tích luỹ được một số đáng kể đã được phân chia. Thực chất, các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của Công ty, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ.
-Phương diện thuế khoá: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính toán ra số lợi nhuận thực tế.