III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG TRONG THỜI GIAN QUA.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những điểm tốt đã nêu trên, tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này đã và đang làm cho tình hình tài chính ở Công ty trở nên căng thẳng. Đây chính là
nguyên nhân kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh và trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty
Những tồn tại đó biểu hiện trên các mặt như:
Thứ nhất: vốn lưu động của Công ty còn tồn đọng dưới dạng hàng hoá tồn kho quá lớn, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn. Trong điều kiện sản lượng sản xuất không có biến động lớn mà hàng tồn kho năm 2000 so với năm 1999 tăng 71,6% là điều chưa hợp lý.
Thứ hai: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt. Công ty đang mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của Công ty .
Thứ ba: Công tác quản lý vật tư tài sản chưa chặt chẽ. Số giá trị tài sản thiếu chờ xử lý khá lớn, chiếm tới 21% tổng số vốn lưu động.
Có thể thấy nguyên nhân chính của việc vật tư tài sản bị mất mát là do điều kiện sản xuất của Công ty không được tập trung. Công ty hiện có ba phân xưởng sản xuất đóng trên ba địa bàn khác nhau , do đó rất khó thống nhất tập trung quản lý . Sản xuất phân tán là nguyên nhân khách quan còn nguyên nhân chủ quan là do công tác tổ chức quản lý không tốt , ý thức bảo quản giữ gìn vật tư tài sản của người lao động trong Công ty chưa cao.
Thứ tư: Công tác quản trị vốn tiền mặt không tốt, khả năng thanh toán thấp. Mức vốn tiền mặt của Công ty tại thời điểm 31/12/2000 là: 584.819 ngàn đồng, chiếm 5,2% giá trị TSLĐ.
Dẫu biết rằng mục tiêu trong quản lý tiền mặt là tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, giúp Công ty có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.
Ngoài ra, nếu dự trữ tiền mặt quá thấp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ hay trong trường hợp khẩn cấp như: hoả hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh...
Nguyên nhân của tình trạng không đủ lượng tiền mặt cần thiết, khả năng thanh toán thấp của Công ty hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ công tác quản trị VLĐ trong Công ty. Cụ thể, do lượng vốn lưu động nằm ứ đọng trong hàng tồn kho và tài sản thiếu chờ xử lý quá lớn. Tỷ trọng 2 khoản này chiếm tới 77,6% giá trị TSLĐ. Do vậy, khả năng thanh toán của Công ty thấp là kết quả tất yếu.
Thứ 5: Công tác lập dự phòng không được quan tâm đúng mức
Trong kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” do đó không phải khi nào Công ty cũng thu hồi được tất cả các khoản phải thu của khách hàng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường giá cả vật tư hàng hoá cũng luôn biến động dù ít hay nhiều.
Do vậy, việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi là việc rất cần thiết. Nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty trên cả khía cạnh tài chính và thuế khoá. Việc Công ty đã không lập các khoản dự phòng là một thiếu sót và nó đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Nói tóm lại, trong những năm qua, tuy Công ty đã có nhiều cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Do vậy, Công ty cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
PHẦN III