TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐỘC LẬP, PHƢỜNG TRUNG THÀNH THÀNH

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 38 - 130)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐỘC LẬP, PHƢỜNG TRUNG THÀNH THÀNH

PHỐ THÁI NGUYÊN

Để kiểm tra việc học và sử dụng từ ngữ chuyên ngành, ngoài khảo sát sách giáo khoa, chúng tôi đã chọn một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu khả năng sử dụng từ ngữ chuyên ngành. Đó là trường tiểu học Độc Lập, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I, nằm trên địa bàn phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên.

Trung Thành là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Phường Trung Thành có diện tích 3,21 km², dân số năm 1999 là 11771 người, mật độ dân số đạt 3667 người/km². Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, phường lần lượt tiếp giáp với các phường Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Tích Lương và Phú Xá.

Phường Trung Thành có hai tuyến đường chính của thành phố Thái Nguyên chạy qua là tuyến đường 3/2 (quốc lộ 3) ở một đoạn nhỏ phía tây nam và tuyến đường Cách mạng Tháng 8 (quốc lộ 37) tạo thành ranh giới phía đông, đường sắt Hà Nội - Quan Triều cũng đi qua địa bàn phường Trung Thành.

Giá trị sản xuất công nghiệp của phường vào năm 2010 là 600 tỷ đồng, năm 2011 dự kiến là 651 tỷ đồng. Toàn phường hiện đã làm được 40 km đường bê tông phục vụ dân sinh; tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,6%; phường có

, 1 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.. 1999-2003, phường Trung Thành có diện tích khoảng 3,1 km², dân số là 11949 người, mật độ cư trú đạt trên 3700 người/km². Trên địa bàn phường có trường Trung học phổ thông Gang Thép và chợ Dốc Hanh, chợ lớn nhất khu vực phía Nam thành phố.

, thành

phố Thái Nguyên. Trường được tách ra từ trường cấp I, II Độc Lập năm 1989. Những ngày đầu mới thành lập, trường còn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học chưa đủ. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, tuổi đời lại quá cao, số giáo viên có tuổi đời trên 40 chiếm 2/3 số giáo viên toàn trường. Trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo viên không có. Mặc dù muôn vàn khó khăn là vậy nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn bền bỉ chung sức, chung lòng khắc phục khó khăn xây dựng và kiện toàn đội ngũ, bồi dưỡng chuyên nghiệp vụ, tận dụng và huy động mọi nguồn lực để từng bước đưa nhà trường đi lên. Bằng sự nỗ lực cố gắng sức người, sức của, đóng góp tâm lực, trí lực của thầy và trò nhà trường cùng công sức đóng góp của phụ huynh học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường dần được thay đổi.

Năm 2007-2008 cho đến nay được sự quan tâm của Đảng và nhà nước điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đã thực sự có bước đột phá lớn. Cơ sở vật chất khang trang, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng ổn định và không ngừng phát triển. Tháng 10 năm 2009 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

Cơ sở vật chất: 2 dãy nhà 2 tầng, 2 nhà cấp 4 với tổng số 21 phòng học, 1 nhà hiệu bộ, 3 phòng chức năng. Phòng thư viện, phòng kho thiết bị: trang bị sách, thiết bị dạy học phục vụ các cho học sinh, giáo viên, phụ huynh tìm hiểu, tra cứu, đọc sách, truyện, báo chí ngoài giờ học và ngoài giờ lên lớp của giáo viên.

Hiện nay (năm học 2013 - 2014) tổng số cán bộ giáo viên của trường là 40 giáo viên, 100% đều đạt trình độ chuẩn trở lên. Trong đó, số cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 34, chiếm tỉ lệ 85%; số cập chuẩn 6 giáo viên chiếm tỉ lệ 15%, trong đó đang học đại học 3 giáo viên.

Khối SL HS Nữ DT Nữ DT Kh. tật TB Hộ nghèo Mồ côi Ph TT Ngoài 1 4 151 76 10 4 2 1 112 39 2 4 160 71 9 3 1 1 118 42 3 4 165 80 13 8 2 2 5 130 35 4 5 179 86 13 5 1 3 139 40 5 4 140 68 11 5 1 5 104 36 Tổng 21 795 381 56 25 0 2 7 15 603 192

Là một trường Tiểu học với số lượng học sinh đông, hầu hết đều là dân tộc Kinh. Số lượng học sinh là người dân tộc tiểu số không đáng kể ở khối lớp 3 với 13 học sinh là dân tộc thiểu số có 8 em là học sinh nữ và đều là đời thứ ba sống tại thành phố Thái Nguyên. Khả năng tiếng Việt của của 13 em đều rất tốt. Khi tiến hành khảo sát thực tế sử dụng từ ngữ chuyên ngành không có sự khác biệt.

TIỂU KẾT

Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu đó là: 1) Khái niệm từ ngữ chuyên ngành, các lớp

từ vựng; 2) Những vấn đề về giáo dục, bậc tiểu học và môn học Tự nhiên và xã hội; 3)Trường Tiểu học Độc Lập, thành phố Thái Nguyên. Đây là những vấn đề cần thiết có liên quan chặt chẽ với nhau và là cơ sở cho những vấn đề đặt ra trong luận văn.

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH TRONG SÁCH TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 2.1. DẪN NHẬP

Như chúng ta đã biết, giáo dục ở thế kỉ XXI đã trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu các quốc gia trên thế giới. Từ những năm 1980 trở lại đây, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, của khung cảnh chính trị, kinh tế văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục. Cải cách giáo dục được tiến hành ở hầu hết các nước. Công cuộc thay đổi về giáo dục của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu tác động của những nhân tố mang tính định hướng. Ước tính hiện nay, cứ sau 10 đến 20 năm, khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Khoa học và công nghệ là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Các tri thức ngày càng xâm lược vào vào mọi mặt của cuộc sống. Sự nhào luyện, hợp nhất tri thức và nhào luyện tri thức cho phép sản sinh nhiều tri thức hơn, nhiều ứng dụng hơn. Các bước ngoặt trong quá trình tiến hóa của các xã hội loài người được đánh dấu bằng những tri thức mới. Những bước phát triển có tính cách mạng trong vài thập niên vừa qua đã làm xuất hiện các hình thái xã hội “dựa vào tri thức”. Sự giàu có và thịnh vượng của các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng. Thế giới tràn ngập những sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên sức mạnh chất xám và sự sáng tạo của loài người. Kinh tế thịnh vượng là nhờ và nhờ việc tài sản trí tuệ và các nguồn lực về các khoa học và công nghệ, các ngành nghệ thuật vào việc phát triển lực lượng lao động lành nghề và thường xuyên học hỏi. Các nước đang phát triển phải đối mặt với thách thức tìm ra con đường đúng đắn để tiếp cận với xu thế của cách mạng tri thức. Giáo dục của những nước đang phát triển phải có những bước y vọt để phát triển con người để ngay từ những bước giáo dục đầu tiên tạo ra những lớp người có tư duy sáng tạo, có năng lực, biết hành động và phải biết vận dụng khoa học công nghệ. Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải thay đổi để bước kịp với bước chân của thời đại. Việc thay đổi giáo dục về chương trình và sách giáo khoa được tiến hành ngay những năm đầu của thế kỉ XXI, năm 2001. Cho đến năm 2009 đã khép kín chương trình của 12 năm - từ lớp 1 đến lớp 12. Sự thay đổi được tiến hành trên nhiều mặt: chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và đối tượng. Không có cuộc thay đổi nào là hoàn hảo, cái quan trọng là phải chỉ được ra điểm có giá trị và mặt hạn chế của vấn đề để tìm ra phương hướng thay đổi.

Trong tình hình như vậy, muốn đánh giá được ưu và nhược điểm của sách giáo khoa phải thông qua khả năng nhận biết, thông hiểu và sử dụng lượng tri thức mình đã được học. Chính vì vậy trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành bước khảo sát thứ nhất: khảo sát từ ngữ chuyên ngành trong sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3.

Số lượng từ ngữ chuyên ngành và tần số xuất hiện trong sách Tự nhiên và xã hội: Số thứ tự

chủ đề

Tên chủ đề Số lượng Lượt xuất hiện

1 Con người và sức khỏe 170 326

2 Xã hội 216 314

3 Tự nhiên 393 652

Tống số 799 1292

Bảng 2.1: Các chủ đề và số lượng từ ngữ chuyên ngành trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3

Kết quả khảo sát theo từng chủ đề được luận văn trình bày cụ thể ở mục sau.

2.2. KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP

2.2.1. Khảo sát cấu trúc nội dung sách giáo khoa tự nhiên và xã hội lớp 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có ba chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối như sau: Chủ đề 1: Con người và sức khỏe: 16 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra.

Chủ đề 2: Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập kiểm tra. Chủ đề 3: Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập kiểm tra.

Cũng như sách Tự nhiên và Xã hội 1 và 2, nội dung kiến thức trong toàn bộ sách Tự nhiên và Xã hội 3 được phát triển treo nguyên tắc từ xa đến gần, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh, những cây cối, con vật thường gặp đến thiên nhiên rộng lớn: mặt trời,hệ mặt trời, mặt đất, mặt trăng,…

Có sự kết hợp chặt chẽ giữa tỉ lệ kênh chữ và kênh hình trong toàn bộ cuốn sách. So với cuốn sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1 và 2, tỉ lệ kênh chữ của sách giáo khoa Tự

nhiên và xã hội lớp 3 nhiều hơn hẳn. Kênh chữ ngoài một số hệ thống câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc còn có phần cung cấp thông tin cho học sinh.

Những hình ảnh trong sách giáo khoa vừa đóng vai trò kép, vừa cung cấp thông tin, vừa chỉ dẫn hoạt động học tập, trong đó bao gồm cả những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên. Có 6 loại kí hiệu:

- Kính lúp: yêu cầu học sinh trước hết phải quan sát các tranh sách giáo khoa rồi mới trả lời câu hỏi.

- Dấu chấm hỏi: Yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa còn phải thực hiện thực tế hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- Cái kéo và quả đấm: Yêu cầu các học sinh thực hiện trò chơi học tập. - Bút chì: Yêu cầu học sinh vẽ về những gì đã học.

- Ống nhòm: Yêu cầu học sinh làm thực hành và thí nghiệm.

- Bóng đèn tỏa sáng: Cung cấp cho học sinh những trung tâm chủ chốt mà các em cần biết nhưng không yêu cầu phải học thuộc lòng.

Mỗi chủ đề, ở trang đầu có tên chủ đề và hình ảnh khái quát tượng trưng cho chủ đề đó. Điều này được sách giáo viên cho rằng sẽ làm rõ bố cục của cuốn sách. Ngoài ra, mỗi chủ đề còn có màu sắc và hình ảnh trang trí riêng. Các bài học thuộc chủ đề Con người và sức khỏe có màu hồng và biểu tượng là gương mặt một cậu bé. Chủ đề Xã hội có màu xanh lá cây và gương mặt một cô bé, Chủ đề Tự nhiên có màu xanh da trời và mặt trời đang tỏa sáng.

Mỗi bài được trình bày gọn trong hai trang. Sách giáo viên lí giải rằng cách trình bày này sẽ giúp học sinh dễ dàng theo dõi và có cái nhìn toàn hệ thống bài học.

Tiến trình bài học được sắp xếp theo hệ thống: - Tên bài thường nêu vấn đề cần giải quyết.

- Các hoạt động tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới thường theo thứ tự: Khám phá Nhận biết Vận dụng

- Căn cứ các kí hiệu được dùng trước các câu hỏi và các “lệnh” có trong bài mà học sinh nhận ra một chuỗi trình tự các hoạt động học tập cho từng bài.

phải quan sát, thực hành, liên hệ thực tế và động não suy nghĩ để rút ra nhận xét. Bản thân mỗi từ chuyên ngành được nhắc đến trong mỗi bài học đã ẩn chứa một lớp nghĩa mà học sinh cần phải tiếp nhận. Ngoài ra học sinh còn phải thu nhận được nguồn tri thức thông qua các mục “Bạn cần biết” được kí hiệu bằng hình ảnh “Bóng đèn tỏa sáng”. Đây là những mục sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành. Ngay sau “lệnh” Bóng đèn tỏa sáng là Dấu chấm hỏi.

Đây là “lệnh” yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa còn phải thực hiện thực tế hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. SGK.Tr.27, mục Dấu chấm hỏi: Nêu vai trò của não, tủy sống và các dây thần kinh?

Theo sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 3: “Hoạt động vẽ hoặc trò chơi thường được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để củng cố khắc sâu kiến thức và phát triển trí tưởng tượng của học sinh đồng thời làm cho tiết học trở lên hấp dẫn và nhẹ nhàng hơn”. Nhưng vấn đề là chơi cái gì? Chơi ở đâu? Có thực hiện hay không? Trò chơi phục vụ cho học tập đã được kiểm chứng chưa hay mới chỉ được thực hiện trên mặt lí thuyết? Còn vẽ, khi được hỏi chỉ có 45,45% học sinh thấy mỹ thuật có sự thú vị, còn đây là vẽ cho môn Tự nhiên và xã hội lại là cả một vấn đề ?

- Chủ đề: Con người và sức khỏe

+ Cơ quan hô hấp (nhận biết các bộ phận và hoạt động thở của cơ quan hô hấp: lồng ngực, mũi, khí quản, phế quản, lá phổi trái, lá phổi phải, hít vào, thở ra, thở sâu, trao đổi khí, … Hầu hết các kiến thức cơ bản thường thông qua các từ ngữ chuyên ngành.

+ Cơ quan tuần hoàn (nhận biết các bộ phận trên sơ đồ, đây là hình vẽ giải phẫu đơn giản về cơ thể người (H.4.Tr.15) với hệ thống các mạch máu biểu hiện bằng hai màu xanh đỏ. Trong những bài về cơ quan tuần hoàn sử dụng rất nhiều từ ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực y khoa.

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu (nhận biết các bộ phận, hoạt động trên sơ đồ mô phỏng; biết giữ vệ sinh).

Cơ quan thần kinh (nhận biết các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ (H.1.tr.26 và H.2.tr.27). Đây là 2 sơ đồ giải phẫu hệ thần kinh của người kèm theo hình vẽ một đoạn cột sống: đốt sống, dây thần kinh, tủy sống.

+ Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại (cô dì, chú bác, cậu và các anh chị em họ); quan hệ giữa sự gia tăng số người trong gia đình và số người trong cộng đồng; biết giữ an toàn khi ở nhà (phòng cháy khi đun, nấu).

+ Trường học: một số hoạt động chính ở trường tiểu học, vai trò của giáo viên và học sinh trong các hoạt động đó; biết giữ an toàn khi ở trường (không chơi các trò chơi nguy hiểm).

+ Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống: một số cơ sỏ hành chính, giáo dục, văn hóa, y tế,…; làng quê và đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; an toàn giao thông (quy tắc đi xe đạp).

Chủ đề xã hội rất ít kênh chữ, từ ngữ chuyên ngành tương đối dễ hiểu, số lượng ít, tranh minh họa nhiều nhưng mờ, in không tốt, sự lựa chọn không đẹp, không tạo ra sự thẩm mĩ, bắt mắt cho lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhiều tranh minh họa có thể lấy từ ảnh chụp từ cuộc sống thực (ô nhiễm) nhưng lại được vẽ.

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 38 - 130)