Việc giải thích từ ngữ chuyên ngàn hở giáo viên

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 65 - 69)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.3. Việc giải thích từ ngữ chuyên ngàn hở giáo viên

Giáo viên khi lên lớp thường giải thích từ theo những gì sách giáo khoa đưa ra hoặc dựa vào vốn hiểu biết của mình. Điều này không cân đối ở các lớp và cũng không được coi trọng vì giáo viên khi giảng dạy thường phải theo cách dạy định sẵn, bắt buộc của phương pháp nào đó được đưa ra. Rất ít giáo viên dám phá cách để đạt được mục tiêu quan trọng của việc dạy học là: hiểu được vấn đề chứ không phải trình diễn phương pháp. Đôi khi phải bắt buộc thực hiện những trò chơi mặc dù không cần thiết hay chỉ cần giải thích từ bằng vài cách thực nghiệm đơn giản nhưng không đủ điều kiện về hạ tầng cơ sở nên giáo viên nhiều khi cũng phải chịu bỏ qua.

Một thực tế khó khăn đó là việc giáo viên tiểu học đào tạo không chuyên sâu. Trái ngược với giáo dục nước ngoài phải đạt trình độ thạc sĩ trở lên mới được dạy Tiểu học. Trong trường sư phạm giáo viên tiểu hoc được học về kiến thức, phương pháp dạy học trong trời gian 2 năm (Trong khi đó giáo viên trung học sơ sở, trung học phổ thông được đào tạo 3- 4 năm và cơ bản chỉ học chuyên sâu một môn nhất định). Vì

vậy thực tế vốn kiến thức của giáo viên tiểu học bị phân phối cho nhiều môn học, thời gian học ngắn, giáo viên gặp nhiều trở ngại khi giảng giải nghĩa từ ngữ chuyên ngành cho học sinh.

TIỂU KẾT

Ở chương 2 chúng tôi đã tiến hành khảo sát số lượng từ ngữ chuyên ngành, tần số xuất hiện trong từng bài, việc giải thích từ ngữ chuyên ngành ở nhiều khía cạnh và đã đưa ra được một số kết quả cụ thể.

Vậy, với số lượng từ ngữ chuyên ngành được đưa ra và cách giải thích từ ngữ chuyên ngành từ 3 phía: sách giáo khoa, sách giáo viên và giáo viên có ảnh hưởng gì đến việc hiểu và sử dụng những lớp từ ngữ đó từ phía học sinh hay không? Chúng tôi xin tiếp tục được đưa ra vấn đề đó ở chương 3.

CHƢƠNG 3

KHẢO SÁT TRONG THỰC TẾ KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC SINH LỚP 3 KHI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ

HỘI; NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG; PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP.

3.1.DẪN NHẬP

Sau khi tiến hành khảo sát từ ngữ chuyên ngành trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 trên thực tế. Quá trình khảo sát được tiến hành tại trường Tiểu học Độc Lập. Đối tượng học sinh tham gia vào quá trình khảo sát là toàn bộ học sinh khối lớp 3 thuộc trường Tiểu học Độc Lập. Đây là trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I nằm trên địa bàn phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên. Với số lượng học sinh toàn trường là 795 học sinh/ 21 lớp, có 56 học sinh là người dân tộc (đời thứ 3 sống tại Thái Nguyên).

Học sinh khối lớp 3: Tổng số học sinh được khảo sát là 165 có những đặc điểm như sau:

Khối SL HS Nữ DT Nữ DT Kh. tật TB Hộ nghèo Mồ côi Ph TT Ngoài 3 4 165 80 13 8 0 2 2 5 130 35

Bảng 3.1: Số lượng và đặc điểm học sinh khối lớp 3 trường tiểu học Độc Lập

Khảo sát học sinh thông qua ba chủ đề của sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên:

Tổng số học sinh

Số câu hỏi trên một học sinh

Số lượt câu hỏi khảo sát

Số trang khảo sát

trên 165 học sinh Chủ đề khảo sát

165 97 16 005 2310 3

Bảng 3.2: Khảo sát thống kê

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo sát thêm ở học sinh khối 4: số lượng 80 hs/ 2 lớp. Đây là nhóm học sinh được lựa chọn thêm để khảo sát, đối chiếu nhằm theo dõi khả năng sử dụng từ ngữ chuyên ngành theo thời gian, độ tuổi, mức độ suy nghĩ, cách giải thích. Riêng với hai lớp của khối 4, bài khảo sát được tiến hành vào cuối năm học lớp 4.

Việc khảo sát ở khối lớp 3 được tiến hành trong nhiều khoảng thời gian khác nhau với nhiều lớp khác nhau theo từng chủ đề riêng biệt, được thực hiện sau mỗi chủ đề. Vào cuối năm học, sau khi học xong toàn bộ chương trình chúng tôi còn tiến hành trắc nghiệm thái độ của các em đối với môn học, việc này giúp đề tài nghiên cứu khách quan và rõ ràng hơn.

Trước khi tiến hành khảo sát từ ngữ chuyên ngành, vào đầu năm học, chúng tôi chọn 20 học sinh lớp 3 để đánh giá kĩ năng trong việc đọc, viết, và sửa lỗi chính tả, điền chính tả. Yêu cầu nhóm 20 học sinh chép lại một truyện cười ngắn gọn trong chương trình tập làm văn. Truyện có tên: Dại gì mà đổi (gồm 67 tiếng).

Thời gian học sinh bắt đầu viết là 7h15’, thời gian học sinh cuối cùng viết xong là 8h5’. Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy lượng thời gian học sinh cần để viết xong truyện cười như sau:

Thời gian 18 phút 20 phút 23 phút 26 phút 37 phút 39 phút 50 phút Số học sinh 4 3 4 4 3 1 1 % 20% 15% 20% 20% 15% 5 % 5 %

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá kĩ năng viết

Với hai bài tập chính tả: Điền vào chỗ trống: uôn hay uông (Phân biệt vần uôn

hay uông) và sửa từ viết sai chính tả. Với hai bài chính tả này, các em làm không tính thời gian. Em nào xong nộp bài trước. Kết quả khảo sát cho thấy không có em nào làm đúng 100%. Trong nhóm 20 em có những học sinh được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là học sinh giỏi thực sự: tư duy nhanh, nhận thức tốt, thao tác tốt, nhưng các em làm vẫn sai. Với kết quả khảo sát kĩ năng viết và chữa lỗi từ ngữ thông thường cho thấy: Khả năng phân tích và tri giác chưa cao. Các em phân biệt đối tượng còn chưa chính xác, dễ lầm lẫn.

Song song cùng quá trình khảo sát chúng tôi còn tiến hành việc dự giờ, thăm lớp, quan sát phản ứng của học sinh khi lần đầu gặp những thuật ngữ trong bài học. Việc dự giờ cũng đã được tiến hành ở hai khoảng thời gian khác nhau tại hai lớp khác nhau. Với bài 7; Hoạt động của hệ tuần hoàn việc diễn hoạt động trên sơ đồ không

ghi chú trở lên quá khó với các em. Những từ ngữ chứa đựng lượng thông tin sâu làm cho các em bối rối: Việc tìm được vị trí của tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ, động mạch chủ là rất khó khăn. Sang kì 2, học viên dự giờ bài 54: Thú. Có vẻ đây là bài dễ với các em. Kể tên được thú nuôi trong nhà, biết và nhận biết về thú hoang dã, các em cón hiểu được thú hoang là loại thú chưa được thuần dưỡng. Nhưng có một số em kể cả đà điểu vào thú hoang dã. Có lẽ do các em hiểu nhầm giữa thú và chim. Cả hai tiết đều được giảng tại lớp, giáo viên tiến hành bài giảng qua hệ thống câu hỏi: Thầy hỏi, trò trả lời kết hợp với quan sát tranh, sơ đồ. Có sử dụng máy chiếu để chiếu những hình ảnh minh họa.

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)