7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2.2. Cấp tiểu học và môn học Tự nhiên và xã hội
1.2.2.1. Cấp tiểu học và học sinh tiểu học
- Cấp tiểu học
Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 11 tuổi. Cấp này gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, và 5 một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Học sinh tiểu học không phải trải qua kì thi tốt nghiệp.
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác.
- Đặc điểm học sinh tiểu học
+ Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ này thì lớp 1 là đặc biệt – lớp đầu của Cấp tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 – Lớp đầu ra của Cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình dộ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể
đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.
Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển tâm lí đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh - những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống. Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận việc một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức và có thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và mang các tính chất khác nhau. Trước những thách thức này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát triển của mình lên một mức cao hơn.
+ Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học:
Theo Tâm lí học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi trẻ trong giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong trường hành động: tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của
các giác quan). Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật, các hình ảnh về sự vật. Về bản chất, trẻ chưa có các thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong.
Trong giai đoạn tiếp theo, thường ở đa số học sinh lớp 3 và lớp 4, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích, khái quát, so sánh... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực, chưa thoát li khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng.
Việc cải cách và thay đổi sách giáo khoa ở các cấp đặc biệt là cấp tiểu học luôn được quan tâm đặc biệt. Với mục tiêu chiến lược của nhà nước vào năm 2001 - 2010 khi thay đổi sách giáo khoa nhằm chọn lọc, đưa vào chương trình các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh; hết sức coi trọng tính thực tiễn, "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội". Việc tiến hành thay sách giáo khoa được tiến hành đầu tiên ở cấp tiểu học.
1.2.2.2. Môn học Tự nhiên và xã hội
Môn học Tự nhiên là môn học mang tính đặc thù của cấp tiểu học, môn học này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, giúp các em có hiểu biết về các vấn đề về lĩnh vực tự nhiên và xã hội.
Trước Cách mạng Tháng 8, môn học có tên gọi “Cách trí”. Nội dung:
- Cấu tạo cơ thể người - Vệ sinh cơ thể người - Môi trường và thiên nhiên.
Sau Cách mạng Tháng 8: Từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) “Cách trí cải tiến”.
Nội dung: Giống Cách trí nhưng có lược bỏ những phần có liên quan đến Pháp. Sau 1954, từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ hai (1956): "Tìm hiều khoa học thường thức"và"Truyện kể lịch sử".
Hình thức: Bị lồng ghép vào môn tiếng Việt.
Lớp 1,2 được dạy thông qua môn Tập đọc đó là những bài tập đọc khoa, sử, địa. Lớp 3: Nội dung các phần khoa, sử, địa được in thành bài riêng ở cuối sách. Phương pháp: Chủ yếu là thuyết trình (do dạy qua môn Tập đọc). Lớp 4: Có sách giáo khoa riêng.
Nội dung:
- Cấu tạo và vệ sinh cơ thể người. - Một số cây lương thực.
- Một số con vật nuôi.
- Một số bệnh thông thường và các biện pháp phòng chống bệnh tật (đau mắt hột, giun sán, cấp cứu người bị thương, bị bỏng).
- Đất trồng trọt. - Khoáng vật. - Điện.
Sau năm 1981 (từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ ba): "Tự nhiên và xã• hội" Nhưng đến tận năm học 1996 - 1997 mới được thực hiện chính thức trên cả nước, sau qua trình thực nghiệm lâu dài ở nhiều nơi. Năm 2001: Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1,2,3); Khoa học(các lớp 4,5); Lịch sử và Địa lí(các lớp 4,5).
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được đề cao ở Mỹ và các nước châu Âu từ những năm 50 – 60, ở Châu Á vào những năm 70.
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựn
3. Một ví dụ điển hình cho cách tiếp cận nêu trên là trong chương trình này lần đầu tiên các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được kết hợp trong một môn học. Môn học này được học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học với tên gọi Tự nhiên và Xã hội.
?
Tích hợp là sự sắp xếp xen kẽ các kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học tránh nhấn mạnh sư sai khác giữa các lĩnh vực khoa học (UNESCO, Pari 1972).
Dạy học theo tư tưởng tích hợp theo nghĩa hẹp là việc đưa ra những nội dung của nhiều môn học vào quá trình chung nhất trong đó các khái niệm được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất. Dạy học theo tư
hực tiễn, hình thành ở học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu.