KHẢO SÁT VIỆC HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH KH

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 69 - 130)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. KHẢO SÁT VIỆC HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH KH

HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 3

3.2.1. Khảo sát chủ đề 1: Con ngƣời và sức khỏe

Quá trình khảo sát chủ đề 1: Con người và sức khỏe được tiến hành từ tháng 9 với việc dự giờ môn Tự nhiên và xã hội với phần 2 của chủ đề con người và sức khỏe: Cơ quan tuần hoàn và tiến hành trắc nghiệm vào cuối tháng 11. Đây là khoảng thời gian học sinh đã đi học được hơn hai tháng. Với thời lượng 2 tiết/tuần, các em đã học xong chủ đề Con người và sức khỏe. Đây là chủ đề đầu tiên các em được học ngay khi bước vào lớp 3 với bốn phần: Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.

Đối với học sinh lớp 3, việc hiểu những từ ngữ chuyên ngành khó và ghi nhớ lâu dài gặp nhiều trở ngại. Khi được hỏi cơ quan tuần hoàn bao gồm các bộ phận nào có tới 50,30% học sinh trả lời đúng và 49,7% học sinh trả lời sai, trong số này có tới 12,1% cho rằng bộ phận của cơ quan tuần hoàn là: tai, mũi, họng. Đơn giản nhất khi nói về bệnh của cơ quan tuần hoàn. Sách giáo khoa có ghi rõ: Bệnh thấp tim thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh (SGK.tr.20-21) nhưng khi đưa câu hỏi lựa chọn a và b:

Thấp tim là một loại bệnh: a.Chỉ có ở người cao tuổi. b. thường gặp ở lứa tuổi học trò. Chỉ có 33 hs ( 20%) lựa chọn câu trả lời đúng: b. Còn tới 132 hs (80%) chọn a. mặc dù các em vừa học về bệnh thấp tim cách đó không lâu. Vậy tại sao lại như vậy?

Khảo sát cho thấy có rất nhiều câu trả lời sai ở những bạn học giỏi. Những học sinh này vừa có khả năng tư duy cao và khả năng lưu giữ thông tin lâu dài.

STT Câu số Số học sinh trả lời đúng câu hỏi

Số học sinh trả lời sai câu hỏi

Nhiệm vụ của tim 24 105(63,64%) 60 (36,36%) Vòng tuần hoàn lớn 25 33 (20%) 90 (80%) Vòng tuần hoàn nhỏ 26 40 (24,24%) 120 (75,76%) Động mạch 27 90 (54,55%) 75 (45,45%) Tĩnh mạch 28 31(18,79%) 134 (81,21%) Thấp tim 9 33 (20%) 132 (80%)

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát khả năng nhận biết và hiểu từ chủ đề 1- Cơ quan tuần hoàn

Cũng chính trong chủ đề con người và sức khỏe, có những câu trắc nghiệm được học sinh làm đúng từ 70% trở lên.

Số thứ tự câu Chủ đề Đúng Sai 1 Con người và sức khỏe 165 (100 %) 0

2 Con người và sức khỏe 165 (100%) 0

3 Con người và sức khỏe 147 (89, 09%) 18 (10, 91%) 5 Con người và sức khỏe 129 (78,18%) 36 (21,82%) 11 Con người và sức khỏe 165 (100%) 0

12 Con người và sức khỏe 165 (100%) 0

13 Con người và sức khỏe 132 (80%) 33 (20%) 16 Con người và sức khỏe 160 (96, 97%) 5 (3,03 %) 21 Con người và sức khỏe 165 (100%) 0

29 Con người và sức khỏe 135 (81,82%) 30 (18,18%)

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát những câu đúng ở mức độ cao trong chủ đề 1: Con người và sức khỏe

Khảo sát những trường hợp học sinh trả lời đúng ở mức độ cao, chúng tôi nhận thấy như sau: Các câu hỏi được đưa ra đều có rất ít từ ngữ chuyên ngành mang tính chuyên sâu. Các từ ngữ có xuất hiện trong câu hỏi và câu trả lời đều dễ nhớ, quen thuộc. Nếu có từ ngữ chuyên ngành thì đó là những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, quen thuộc nhiều trong cuộc sống. Những từ ngữ đó thường xuất hiện ở mức độ thường xuyên trong cuộc sống.

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy chủ đề Con người và sức khỏe là phần học sinh có sự lựa chọn sai nhiều nhất. Cũng là phần các em không thích học với lí do được ghi chú bên cạnh: Không hiểu, không biết, khó.

Stt Chủ đề: Con người và sức khỏe Thích Không thích 1 Cơ quan hô hấp 83 (50,30%) 82 (47,7 %) 2 Cơ quan tuần hoàn 67 (40,60%) 98 (59,40%) 3 Cơ quan bài tiết 70 (42,42%) 95 (57, 58%) 4 Cơ quan thần kinh 66 (40%) 99 (60%)

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thái độ của học sinh với bài học

Kết quả khảo sát vào cuối năm khi học sinh được hỏi về các phần được yêu thích trong môn Tự nhiên và xã hội cho thấy thái độ của các em với từng phần trong sách giáo khoa.

Stt Phần Thích Không thích

Tại sao em thích hoặc không thích phần đó? Em hãy giải

thích được không! 2 Cơ quan tuần hoàn 67

40,60% 98 59,40%

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thái độ của học sinh với phần 2: Cơ quan tuần hoàn trong chủ đề 1: Con người và sức khỏe

Khi yêu cầu các em ghi chú tại sao mình thích, các em đã viết: - Em thích được xem trong cơ thể mình.

- Biết về các bộ phận của con người.

- Giải thích cho chúng ta biết thêm về các cơ quan trong người.

- Chủ đề này rất hay.

- Giúp ta không chết.

- Em biết nhiều hơn về não.

- Giúp ta không nhịn, đi tiểu có lợi.

Điều lưu ý ở đây là số lượng các em không thích phần này tới 59,40%. Các em cũng ghi chú cẩn thận tại sao mình không thích như sau:

- Khó hiểu. - Không biết. - Vì em không hiểu. - Em không thích vì nó học khó. - Chưa nhìn thấy. - Chủ đề này rất chán.

- Em không thích vì em không hiểu.

- Vì em học ở lớp nó khó.

- Vì có nhiều thứ phải nhớ.

Khi được yêu cầu giải thích về động mạch, tĩnh mạch cụm từ ghi chú nhiều nhất là: em không biết, không hiểu tới 80% học sinh.

Khi khảo sát quá trình lưu giữ và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh theo thời gian ở những học sinh lớp 4 chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề: sau một năm, chỉ có một số em giải thích rõ ràng về động mạch- những em đó được chúng tôi điều tra kĩ khả năng học tập đều được giáo viên chủ nhiệm cho biết đó là những em học giỏi nhưng số lượng các em nhớ được đúng bản chất của những từ ngữ chuyên ngành đó không nhiều. Một số em khi được hỏi về động mạch giải thích ngắn gọn: mạch máu hoặc: nơi máu đi qua! Có một em học sinh nam giải thích như sau: là những dây màu đỏ in trong sơ đồ ở sách. Còn lại đa số những cụm từ quen thuộc: em không biết, không hiểu hoặc để trắng không giải thích. Trong toàn bộ 10 từ cần giải thích thì từ thứ 6: mao mạch, từ thứ 7: động mạch thường được học sinh lớp 4 để trống.

3.2.2. Khảo sát chủ đề 2: Xã hội.

Tổng số học sinh Số câu hỏi trên một học sinh

Số lượt câu

hỏi khảo sát Chủ đề khảo sát 165 15 2475 Chủ đề 2: Xã hội

Xét về mức độ tiếp nhận từ và khả năng thấu hiểu từ ngữ chuyên ngành thì đây là chủ đề có câu trả lời đúng nhiều nhất. Ta thấy điều đó qua kết quả khảo sát:

Thứ tự câu Số lượng học sinh trả lời đúng Số lượng học sinh trả lời sai

1 165 (100%) 0 2 132 (80 %) 33 (20%) 3 160 (96,97%) 5 (3,03%) 4 160 (96,97%) 5 (3,03%) 5 155 (93,94%) 10 (6,06%) 6 158 (95,76%) 7 (4,24%) 12 160 (96,97%) 5 (3,03%) 13 165 (100%) 0 15 110 (66,67%) 55 (33,33%)

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát những câu đúng ở mức độ cao trong chủ đề 2: Xã hội

Rất dễ nhận ra học sinh tiểu học, nhất là lứa tuổi 7-8 có hiểu biết cơ bản về vấn đề xã hội. Đây chủ đề gần gũi với cuộc sống của các em. Học sinh thường xuyên tiếp xúc với những từ ngữ chuyên ngành không mấy khó khăn. Lượng từ ngữ chuyên ngành chứa lượng thông tin được các em lưu giữ. Khi phải lựa chọn các vấn đề được đưa ra thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội không gây khó khăn cho các em. 100% học sinh khi được hỏi đã phân biệt được gia đình ba thế hệ: ông bà, bố mẹ, con cái. Riêng câu số 3, số 4 có 160/165 (96,96%) trả lời đúng khi phân biệt được ông bà ngoaị sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ, ông bà nội sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố. Mỗi câu chỉ có 5 học sinh cho rằng: Ông bà ngoại sinh ra bố mẹ và các anh chị em ruột của họ và ông bà nội cũng sinh ra bố mẹ các anh chị em ruột của họ.

Riêng câu 15. Có tỉ lệ ngang bằng với câu 10 nhưng học viên không xếp vào câu sai nhiều. Học viên đánh giá cao tỉ lệ đúng của câu 15.

Câu 15: Khi có cháy, cần phải gọi cho số điện thoại nào sau đây để báo tin? a.115 b. 114 c.113

Có tới 110/165 (66,66%) chọn 114 - Số cứu hỏa. Khi khảo sát sách giáo khoa học viên để ý thấy số cứu hỏa được ghi rất nhỏ trong một tranh vẽ (SGK.tr.45),: “A lô!...114…” , không có ghi chú. Số học sinh lựa chọn sai 55/165 (33,33%) học sinh là

những em chọn a. 115 (số của y tế: cấp cứu, cứu hộ người bị nạn). Không có em nào nhầm sang c. 113: số của cảnh sát phản ứng nhanh.

Số lượng câu học sinh trả lời sai nhiều chỉ có 3 câu. Tỉ lệ sai nhiều nhất nhất là 53,33%. Thứ tự câu Số lượng học sinh trả lời đúng Số lượng học sinh trả lời sai

9 77 (46,67%) 88 (53,33%) 10 110 (66,67%) 55 (33,33%)

14 99 (60%) 66 (40%)

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát những câu đúng ở mức độ thấp trong chủ đề 2: Xã hội

Đây là ba câu liên quan đến công nghiệp, thương mại giao thông. Các em không hiểu chính xác được từ ngữ chuyên ngành công nghiệp và nông nghiệp. Có tới 88/165 (53,33%) học sinh chọn việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, buôn bán thuộc về lĩnh vực công nghiệp. Duy nhất có một em sau khi chọn buôn bán có ghi chú bên cạnh: em không biết. Riêng câu số 14, học sinh được hỏi: Trường hợp nào sau đây phải đội mũ bảo hiểm? Có 66/165 (40%) học sinh chọn đội mũ bảo hiểm trên các phương tiện giao thông công cộng.

2.3.3. Khảo sát chủ đề 3: Tự nhiên

Đây là chủ đề thứ ba và cũng là chủ đề cuối. Quá trình khảo sát bắt đầu từ tháng 2 và tiến hành trắc nghiệm vào giữa tháng 5, sau khi các em thi cuối học kì II.

Tổng số học sinh

Chủ đề khảo sát Số câu hỏi trên một học sinh

Số lượt câu hỏi khảo sát

165 Chủ đề: Tự nhiên 47 7755

Bảng 3.11: Thống kê số lượng khảo sát

Khi tiến hành khảo sát những từ ngữ chuyên ngành xuất hiện trong chủ đề tự nhiên học viên nhận thấy với những từ ngữ về thực vật được soi sáng khi có ánh sáng của ngành sinh vật học. Sách giáo khoa không giải thích nhưng đưa ra lớp từ ngữ rất chuẩn xác khi gọi sự vật. SGK.tr. 92.93. Bài 48: Quả. Trong bài 48 nhắc đến 9 loại quả có đánh số thứ tự:

1. Táo 2. Măng cụt

3. Chôm chôm 4. Chuối 5. Cam 6. Lạc 7. Đào 8. Đậu Hà Lan 9. Đu đủ

Lệnh “Bóng đèn tỏa sáng” có ghi: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, mùi vị. Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.

Theo giáo sư Hoàng Văn Hành “Chúng ta chỉ có thể biết được, củ trong củ lạc là quả, củ trong củ chuối là thân, khi có ánh sáng của sinh vật học. Ở những từ ngữ đang xét, nghĩa thuật ngữ chỉ là một khái niệm xác định về sự vật, phản ánh những thuộc tính bản chất nhất, cần và đủ để phân biệt sự vật này với sự vật khác”.

Kết quả khảo sát phần thực vật cho thấy số lượng học sinh hiểu từ ngữ chuyên ngành ở mức tương đối.

Ở bảng sau chúng ta thấy: đây là những câu đạt mức độ đúng từ 80% trở nên. Thứ tự câu Số lượng học sinh trả lời

đúng

Số lượng học sinh trả lời sai

3 164 (99,39%) 1 (0,61%)

4 132 (80%) 33 (20%)

5 132 (80%) 33 (20%)

7 135 (81,82%) 30 (18,18%)

11 132 (80%) 33 (20%)

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát những câu đúng ở mức độ cao trong chủ đề 3: Tự nhiên phần Thực vật

Có những câu trả lời ngay cả người khảo sát cũng không thể lường được. Ở câu 3, khi được hỏi về ích lợi của rau, 164/165 học sinh cho biết rau được dùng để làm thức ăn. Chỉ có một học sinh cho rằng: Rau được dùng để lấy gỗ. Có một em gái

quay sang học viên hỏi nhỏ nhẻ: Thực vật là gì hả cô? Chúng tôi đánh đấu tên em và kiểm tra phần bài khảo sát của em thấy có ghi chú bằng bút chì bên cạnh câu em còn chưa rõ: Thế thực vật là gì ạ?

Khi được hỏi lá cây có nhiệm vụ gì? ở câu này có tới 77/165 (46,66%)học sinh chọn: Che nắng cho cây. Đây là một câu sai về mặt khoa học nhưng dưới một góc nhìn ngộ nghĩnh của đứa trẻ phần nào đúng. Trẻ con vốn có thế giới riêng của mình. Điều này thấy rất rõ trong câu 4. Khi lựa chọn về ích lợi của cây hoa. Có 32/165 (19,39%) học sinh chọn b. Dùng để che bóng mát, 1 học sinh chọn c. Hoa dùng để lấy gỗ. Trong những sự lựa chọn này, việc xử lí từ không mang tính khoa học như cả thế giới người lớn đang nghĩ, các em suy nghĩ theo sự logic của riêng mình, của thế giới trẻ con đầy màu sắc. Khi khảo sát đến câu này học viên thấy thú vị có gặp 1 học sinh trong số 33 em. Em chỉ cho học viên xem cây hoa của em, “cây hoa” khổng lồ nhất của em ở ngay cổng: Cây phượng.

Trong số những từ ngữ chuyên ngành ở phần thực vật, từ quang hợp đối với các em là một từ trừu tượng. Không phải học sinh nào cũng đủ khả năng hiểu được nghĩa của từ này, Trong câu 6, có tới 55 em (33,33%) chọn: thân cây có nhiệm vụ quang hợp. Có em chọn quang hợp vào ban đêm, Câu 12, trong số 110/165 (66,66%) em chọn đúng (a), nhưng em ghi chú bên cạnh: Thưa cô em phân vân giữa a và b (a.

Một bông hoa thường có cuống hoa, cánh hoa, đài hoa, nhị hoa b. Hoa là cơ quan quang hợp của cây. Từ em dùng đắt nhất ở đây chính là từ phân vân, một từ mang tính khoa học. Trong học tập, đời sống đòi hỏi con người phải vận động không ngừng, thái độ phân vân, suy nghĩ là thái độ, sự lựa chọn, cân nhắc sáng suốt trước một vấn đề. của con người khi tìm tòi, khám phá. Không chỉ trong câu 12 mới có ghi chú mà trong câu 14 cũng có dòng sau: Em chưa nhìn thấy quang hợp. Mặc dù trong những câu trả lời sai của các em có một số yếu tố thuộc về vấn đề tri giác của lứa tuổi khi tri giác của các em còn mang tính trực quan và mang tính cảm xúc nhiều. Một điều dễ nhận thấy là các em thiếu hiểu biết, thiếu những kiến thức thông thường về thực vật. Những từ ngữ được đưa ra trong phần thực vật vốn gần gũi, đơn giản, gắn bó với cuộc sống hàng ngày nhưng những sự lựa chọn của các em thường gây ra sự bất ngờ. Ngay trong câu 5, khi được hỏi về cây thân gỗ, một em trai đã hỏi lại. Em đã

nhìn thấy cây thân gỗ bao giờ đâu mà biết cô? Ngay câu 1: Cây có thể sống ở đâu? Có 3 sự lựa chọn:

a. Chỉ sống trên cạn b. chỉ sống dưới nước c. Sống được ở khắp nơi

Có 58/165 (35, 15%) học sinh chọn chỉ sống ở trên cạn hoặc chỉ sống ở dưới nước. Chưa kể một số em cho rằng rau được dùng để trang trí.

Phần động vật trong chủ đề tự nhiên được tiến hành khảo sát với 17 câu hỏi và có có kết quả như sau:

Thứ tự câu Số lượng học sinh trả lời đúng Số lượng học sinh trả lời sai Tổng số học sinh 1 107 (64,85) 58 (35,15) 165 2 164 (99,39%) 1 (0,61%) 165 3 88 (53,33%) 77 (46,67%) 165 4 125 (75,76%) 40 (24,24%) 165 5 97 (58,79%) 68 (41,21%) 165 6 97 (58,79%) 68 (41,21%) 165 7 164 (99,39%) 1 (0,61%) 165 8 110 (66,67%) 55 (33,33%) 165 9 125 (75,76%) 40 (24,24%) 165 10 88 (53,33%) 77 (46,67%) 165 11 88 (53,33%) 77 (46,67%) 165 12 112 (67,88%) 54 (32,12%) 165 13 135 (81,82%) 53 (34,12%) 165 14 127 (76,97%) 38 (23,03%) 165 15 165 (100%) 0% 165 16 35 (21,21%) 130 (78,79%) 165 17 163 (98,79%) 2 (1,21%) 165

Bảng 3.13: kết quả khảo sát chủ đề 2: Tự nhiên, phần động vật

16/17 (94,11%) câu đạt kết quả từ 50% trở lên. Ở câu 2,7,4 các em biết được cách phòng bệnh sốt xuất huyết, nhận biết được loại côn trùng nào có ích hay hiểu

Một phần của tài liệu khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 69 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)