Bộ truyền thanh răng – bánh răng 1.Phân loại:

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÁC BỘ TRUYỀN ĐỘNG TRONG CƠ KHÍ (Trang 45 - 49)

1.Phân loại:

-Tùy vào mục đích sử dụng mà bộ truyền thanh răng – bánh răng được chia thành 2 loại là biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc biến đổi

chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.

-Cũng giống như bộ truyền bánh răng thông thường, bộ truyền thanh răng – bánh răng cũng có các dạng răng khác nhau như: răng thẳng, răng nghiêng…

2.Tính toán:

-Bộ truyền thanh răng – bánh răng cũng được tính toán tương tự như bộ truyền bánh răng thông thường, nhưng ở đây có một điểm khác là có một bánh răng có bán kính là vô cùng (bánh răng này chính là thanh răng trong bộ truyền)

-Góc làm bởi trục bánh răng và giao tuyến mặt răng của thanh răng với mặt phẳng chia (hoặc mặt phẳng song song với mặt phẳng chia) được gọi là góc nghiêng của thanh răng, ký hiệu là 𝛽.

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 46

-Bước răng pt và pn của thanh răng sinh, đo trên mặt phẳng chia tại các tiết diện mút (vuông góc với trục bánh răng) và tại tiết diện n-n, vuông góc với phương của răng :

Pt = pn/cos𝛽

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 47

d = pt.Z/𝜋

với Z là số răng.

Tỷ số giữa bước răng pn=p và 𝜋 gọi là mudun ăn khớp và ký hiệu là m. Đối với bộ truyền bánh răng thẳng có: pt=pn=p

Đối với bộ truyền bánh răng nghiêng, ta quy ước: pt/𝜋=mt (modun ngang) và pn/𝜋=mn (modun pháp):

d=mt.Z =mn.Z/cos𝛽

Góc profin 𝛼t của thanh răng sinh tính theo công thức: tan𝛼t = tan𝛼/cos𝛽

Khoảng cách E từ tâm bánh răng đến mặt phẳng lăn: E=0,5d=0,5mt.Z

Khoảng cách giữa mặt phẳng lăn và mặt phẳng chia (hiệu số giữa E và 0,5d) được gọi là khoảng dịch chỉnh. Tỷ số giữa khoảng dịch chỉnh và modun mn=m được gọi là hệ số dịch chỉnh, ký hiệu là x:

x=(E-0,5mt.Z)/m

-Tham khảo tính toán còn lại tương tự như phần tính toán của bộ truyền bánh răng ở mục Bộ truyền bánh răng.

3.Ưu – nhược điểm: Ưu điểm:

-Kích thước rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích của người dùng -Tỷ số truyền không thay đổi

-Hiệu suất cao, có thể đạt từ 0,97 đến 0,99 -Tuổi thọ cao, làm việc tin cậy

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 48

-Chế tạo khá phức tạp, độ phức tạp càng cao đối với dùng trong đo lường -Gây ra tiếng ồn khi hoạt động ở vận tốc lớn

-Khả năng biến đổi nhiều chuyển động bị hạn chế

4.Ứng dụng:

-Tùy thuộc vào độ chính xác ( cấp chính xác ) của bộ truyền do nhà sản xuất đưa ra mà bộ truyền thanh răng – bánh răng được dùng để làm dụng cụ ( thiết bị ) đo lường hoặc dùng để làm bộ phận truyền động ( bộ phận công tác ).

-Thông thường loại có cấp chính xác cao, đường kính bánh răng nhỏ và chịu tải trọng thấp thì dùng cho đo lường. Còn loại có cấp chính xác thấp hơn, đường kính bánh răng tương đối lớn và chịu được tải trọng lớn thường dùng để truyền động ( bộ phận công tác ).

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 49

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÁC BỘ TRUYỀN ĐỘNG TRONG CƠ KHÍ (Trang 45 - 49)