(tải trọng thay đổi theo bậc)

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÁC BỘ TRUYỀN ĐỘNG TRONG CƠ KHÍ (Trang 53 - 56)

Trong đó:

Fr, Fa là tổng các lực hướng tâm và dọc truc tác dụng lên ổ

K: Hệ số xét đến ảnh hưởng đặc tính tải trọng đến tuổi thọ ổ, tra theo bảng 11.3- T25-I

Kt: Hệ số xét đến ảnh hưởng nhiệt độ đến tuổi thọ ổ, Kt= 1 khi nhiệt độ t=1050C; Kt=(108+0,4t)/150 khi t=105….2500C

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 54

V: Hệ số tính đến vòng nào quay, V=1 nếu vòng trong quay và V =1,2 nếu vòng ngoài quay.

Li: là số triệu vòng quay làm việc ở chế độ thứ i với tải trọng Qi 3-Xác định tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay L: n (vg/ph)

66 6 10 60 60 10 h h L L n nL L  

Khả năng tải động tính toán:

1/m tt

CQL

m=3 đối với ổ bi; m=10/3 đối với ổ đũa

4-Chọn cỡ ổ theo điều kiện Ctt<C và n<ngh( theo Bảng P2.7-T254-I đến P2.14- T266-I). Nếu không chọn được cỡ ổ thì chia thời gian làm việc Lh của ổ cho 2,3,4.. hoặc thay loại ổ, sử dụng 2 ổ trên một gối đỡ… cho đến thỏa điều kiện.

Đối với ổ có lực dọc trục Fa=0

1-Với giá trị đường kính vòng trong và loại ổ đã chọn theo bảng tra ta chọn sơ bộ ổ cỡ trung hoặn nhẹ với các giá trị khả năng tải động C và khả năng tải tĩnh C0. Đối với ổ đũa côn không cần thiết tiến hành bước này.

Cách chọn sơ bộ:

+ Khi Fa/Fr< 0,3 ưu tiên dùng ổ bi đỡ 1 dãy + Khi Fa/Fr>= 0,3 dùng ổ đỡ-chặn và ổ đũa côn

2-Đối với ổ bi đỡ chặn hoặc ổ đũa côn ta tính lực dọc trục phụ theo công thức: Đối với ổ bi đỡ chặn: Fi=eFri

Đối với ổ đũa côn: Fi=0,83eFri

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 55

3-Chọn các hệ số K,K Vt,

4-Xác định tỷ số Fa/C0 và chọn hệ số e theo bảng 11.4-T25-I. Sau đó tính tỷ số Fa/(VFr) và so sánh với e. ta chọn X, Y.

5-Xác định tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay L, tải trọng quy ước tác dụng lên ổ Q (như trên)

6-Tính khả năng tải động tính toán Ctt

7-So sánh già trị Ctt vừa tính phải thõa mãn điều kiện Ctt<C. Nếu không thỏa thì ta chọn cỡ nặng hơn, nếu quá dư tải thì ta chọn cỡ nhẹ hơn và tính toán lại đến lúc nào thõa điều kiện trên. Nếu không thỏa thì chia thời gian làm việc của ổ cho 2, 3, 4… cho đến lúc thỏa điều kiện trên hoặc thay loại ổ, sử dụng 2 ổ trên một gối đỡ.

4.Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Ma sát sinh ra là ma sát lăn, do đó tổn thất công suất do ma sát thấp + Chăm sóc và bôi trơn đơn giản

+ Kích thước chiều rộng nhỏ

+Tính lắp lẫn cao, thay thế thuận tiện kho sửa chữa và bảo dưỡng máy + Do sản xuất hàng loạt nên giá thành rẻ.

+So với ổ trượt thì ổ lăn có kích thước dọc trục nhỏ hơn

- Nhược điểm:

+ Kích thước hướng kính lớn + Lắp ghép tương đối khó khăn

+ Làm việc có nhiều tiếng ồn khi vận tốc cao, khả năng giảm chấn kém.

+Khi làm việc với vận tốc cao, thì đọ tin cậy thấp (do ổ bị nóng) và vỡ vòng cách do lực ly tâm của con lăn

+Khả năng quay nhanh, chịu va đập và chấn động kém do độ cứng của kết cấu ổ lăn thấp

5.Dạng hỏng ổ lăn:

-Tróc rỗ bề mặt rãnh lăn vòng trong, vòng ngoài, con lăn do sự thay đổi của ứng suất tiếp xúc

- Mòn con lăn và vòng ổ do bôi trơn kém

-Vỡ vòng cách: thường xảy ra với ổ quay nhanh

-Biến dạng dư rãnh vòng con lăn: thường xảy ra với ổ chịu tải lớn và quay chậm -Vỡ vòng ổ và con lăn do va đập hay lắp ráp không đúng kỹ thuật.

Hải Hoàng, Văn Phi, Triệu Phú, Trường Sơn - ĐHBKTPHCM Trang 56

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP CÁC BỘ TRUYỀN ĐỘNG TRONG CƠ KHÍ (Trang 53 - 56)