Thực trạng tình hình tài chính của Xí nghiệp đầu tư phát triển nhà

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đầu tư phát triển nhà (Trang 31 - 56)

2.2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính Xí nghiệp

2.2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối

a) Tình hình biến động tài sản

Từ bảng số liệu 02 ta thấy: Tổng tài sản thời điểm cuối năm 2012 là 190.889.124.928 đồng,trong đó tài sản ngắn hạn là 184.485.495.248 đồng chiếm 96,64%, tài sản dài hạn là 6.403.629.680 đồng chiếm 3,36%, so với đầu năm tổng tài sản của Xí nghiệp tăng 25.338.778.383 đồng với tỷ lệ tăng 15,3%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 26.477.854.523 đồng và tài sản dài hạn giảm 1.139.076.140 đồng.Cụ thể

• Về cơ cấu và sự biến động tài sản ngắn hạn

Cả đầu năm và cuối năm thì tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%), điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. So với đầu năm thì cuối năm tài sản ngắn hạn đã tăng 27.477.854.523 đồng với tỷ lệ tăng 17.39%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên ở

các khoản mục : Tiền và các khoản tương đương tiền,các khoản phải thu và hàng tồn kho.Cụ thể:

-Phải thu của khách hàng ở thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm

16.641.492.836 đồng, tương ứng tăng 45,09% phản ánh đúng thực tế nền kinh tế trong nước nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng đang trong thời kỳ khó khăn, nền kinh tế ảm đạm nhưng nếu kéo dài thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng, nguồn vốn bị chiếm dụng này ảnh hưởng rất nhiều tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy Xí nghiệp nên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ đọng vốn.

-Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn, so với đầu năm thì cuối năm hàng tồn kho tăng 16.750.011.970 đồng với tỷ lệ tăng 23,24% chứng tỏ về cuối năm công ty tăng mức dự trữ tồn kho, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở danh(các công trình thi công chưa hoàn thành).Con số này là phù hợp với tình hình Xí nghiệp hiện tại và đặc trưng nghành nghề kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là Xí nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, bàn giao các công trình sớm nhằm thu hồi vốn, tránh để ứ đọng vốn làm tăng chi phí sử dụng vốn.

-Tiền và các khoản tương tiền về cuối năm tăng khá lớn mà chủ yếu

là tiền gửi ngân hàng với con số tăng 13.259.510.108 đồng tương ứng với tỷ lệ 131,82% cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đang ở chiều hướng tích cực, việc tăng lượng tiền nhàn rỗi trong thời kỳ này giúp Xí nghiệp tăng khả năng thanh toán nhanh đối với các khoản nợ đến hạn.

• Về cơ cấu và sự biến động tài sản dài hạn

-Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản của

với đầu năm giảm 1.139.076.140 đồng tương ứng với tỷ lệ 15,1% nguyên nhân do tài sản cố định giảm. cụ thể tài sản cố định hữu hình giảm mặc dù nguyên giá tăng nhưng giá trị hao mòn lũy kế tăng nhanh hơn, tài sản cố định vô hình không đổi ở hai thời điểm.Chứng tỏ trong năm công ty có đầu tư thêm tài sản cố định,quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.

b) Tình hình biến động nguồn vốn

Tỷ lệ tăng nguồn vốn ở thời điểm cuối năm so với đầu năm là 15,3% nguyên nhân do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng. Có thể nhận thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về sử dụng nợ, cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn(chiếm trên 80%). Như vậy chính sách tài trợ của công ty là chính sách sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn bên ngoài, sự chênh lệch lớn về nợ phải trả và vốn chủ đưa lại cho doanh nghiệp đòn bẩy tài chính ở mức cao nhưng đồng thời cũng đem lại rủi ro về mặt tài chính, nợ có xu hướng tăng nhanh hơn vốn chủ làm giảm mức độ tự chủ về mặt tài chính của Xí nghiệp.Cụ thể như sau:

• Về cơ cấu và sự biến động nợ phải trả

-Nợ phải trả ở cả hai thời điểm đều chiếm trên 80% trong tổng nguồn

vốn.Điều này phù hợp với đặc thù nghành nghề kinh doanh của Xí nghiệp. So với đầu năm,cuối năm nợ phải trả tăng 18.507.029.893 đồng với tỷ lệ tăng 11,75%. Nguyên nhân chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng trong khi nợ dài hạn giảm nhẹ. Một điều dễ nhận biết trong cơ cấu nợ đó là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm tới hơn 99% ở thời điểm đầu năm và cuối năm. Khoản mục tăng nhiều và chủ yếu nhất đó là vay và nợ ngắn hạn, cụ thể tăng 7.116.621.355 đồng với tỷ lệ tăng 74,38%,các khoản vay này làm tăng chi phí sử dụng vốn, do đó Xí nghiệp nên xem xét đến thời hạn vay nợ và nên có chính sách trả nợ sớm sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn

-Nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả, 0.99% ở thời điểm đầu năm và 0.68% ở thời điểm cuối năm. Về cuối năm khoản mục này giảm 314.768.353 đồng với tỷ lệ giảm 20.78% chủ yếu do vay và nợ dài hạn giảm.

• Về cơ cấu sự biến động vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu đầu năm chiếm tỷ trọng 4.15% và cuối năm là 6.56%.

Cuối năm so với đầu năm tăng 5.656.106.335 đồng với tỷ lệ tăng là 82.28%. Do trong năm 2012 được sự quan tâm của tổng công ty, Xí nghiệp đã được cấp bổ sung 5.000.000.000 đồng vốn vào ngày 27/12. Cụ thể nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp có đến 31/12/2012 là 12.530.042.119 đồng. Và do tăng các quỹ như Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính. Như vậy bên cạnh việc gia tăng sử dụng nợ thì Xí nghiệp cũng tăng được vốn chủ, tăng mức độ tự chủ nhưng do nguồn vốn kinh doanh vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là vốn lưu động, vì vậy trong công tác quản lý tài chính Xí nghiệp cần quán triệt quan điểm cấp phát đúng đối tượng,theo tiến độ,đúng mục đích,tiết kiệm,hiệu quả.

c) Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là sự phản ánh cách thức tài trợ vốn. Nói cách khác, nó thể hiện được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc huy động vốn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Để xem xét mô hình tài trợ của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 chúng ta có sơ đồ 04.

Tại thời điểm cuối năm 2012, nguồn vốn thường xuyên của công ty là 16.117.187.675 đồng. Đặc trưng của nguồn vốn thường xuyên đó là mang tính ổn định do đó được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm, hình thành nên tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nguồn vốn thường xuyên = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn

=Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Đầu năm = 165.550.346.545 - 155.898.696.357 = 9.651.650.188 (đồng) Cuối năm = 190.889.124.928 - 174.771.937.253 = 16.117.187.675 (đồng)

Nhận thấy, nguồn vốn thường xuyên lớn hơn 0,

Như vậy, cả ở đầu năm và cuối năm Xí nghiệp luôn duy trì nguồn tài chính an toàn. Nguồn vốn dài hạn của Xí nghiệp dư thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn, một phần dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây chính là chính sách tài trợ khá an toàn nó cho phép xí nghiệp có thể đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra như việc sắp phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp, kể cả việc thua lỗ nhất thời…Tuy nhiên, cần tìm hiểu rõ nguồn vốn dài hạn dôi ra sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn này có phù hợp với nhu cầu cần thiết không vì phần nguồn dài hạn dùng tài trợ cho ngắn hạn mà không quá cần thiết sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm độ linh hoạt trong chi phí sử dụng vốn.

Bảng 02: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp đầu tư phát triển nhà năm 2012 Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch

Số tuyệt đối tỷ trọng (%) số tuyệt đối

tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) tỷ trọng (%) A. Tài Sản 190.889.124.928 100 165.550.346.545 100 25.338.778.383 15.3 1 Tài sản ngắn hạn 184.485.495.248 96.64 158.007.640.725 95.44 26.477.854.523 16.76 1.2

-Phải thu của khách hàng 53.551.198.128 28.05 36.909.705.292 22.99 16.641.492.836 45.09 5.06

-Hàng tồn kho 88.818.656.176 46.53 72.068.644.206 43.53 16.750.011.970 23.24 3

-Tiền gửi ngân hàng 23.318.139.371 12.22 10.058.629.263 6.08 13.259.510.108 131.82 6.14

2 Tài sản dài hạn 6.403.629.680 3,36 7.542.705.820 4,56 (1.139.076.140) (15.1) (1.2) B. Nguồn vốn 190.889.124.928 100 165.550.346.545 100 25.338.778.383 15.3 3 Nợ phải trả 175.971.937.253 92,18 157.464.907.360 95,12 18.507.029.893 11.75 (2.94) I Nợ ngắn hạn 174.771.937.253 91.56 155.898.696.357 94.17 18.873.240.896 12.11 (2.61) -Vay và nợ ngắn hạn 16.684.185.509 9.55 9.567.564.145 6.14 7.116.621.355 74.38 3.41 Trong đó: -Vay ngắn hạn NH 13.684.185.509 -Vay cá nhân 3.000.000.000 II Nợ dài hạn 1.200.000.000 0.68 1.566.211.003 0.99 (366.211.003) (23.38) (0.31) -Vay và nợ dài hạn 1.200.000.000 0.68 1.514.768.353 0.99 (314.768.353) (20.78) (0.31) 4 Vốn chủ sở hữu 14.917.187.675 7.82 8.085.439.185 4,88 6.831.748.485 84.49 2.94

d) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Thông qua bảng 03 đã phản ánh khá đầy đủ tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp trong năm 2012, vốn được xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì. Tổng nguồn vốn hoạt động của Xí nghiệp trong năm 2012 là 48.190.292.864 đồng chủ yếu được huy động từ vay và nợ ngắn hạn (14.77%), huy động từ khoản trả nội bộ (22.66%), tăng mức dự trữ vốn chủ(11.74%) nhưng phần lớn vẫn là giảm đáng kể lượng tiền vào tài sản ngắn hạn khác.

Lượng nguồn vốn nói trên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để đầu tư vào hàng tồn kho hay đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản khiến khoản mục này tăng tới (34.76%), tăng tín dụng của khách hàng cũng chiếm đến (34.53%) tổng quy mô số vốn sử dụng tăng thêm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy vốn được sử dụng chủ yếu cho đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản tồn tại dưới hình thái chi phí kinh doanh dở dang. Cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản ngắn hạn trong khi cơ cấu nguồn vốn nghiêng về nợ phải trả và tập trung vào nợ ngắn hạn. Do đó, cơ cấu tài sản như trên được đánh giá là phù hợp với các chuyển biến trong diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, diễn biến nguồn vốn chưa hợp lý ở chỗ, Xí nghiệp đã sử dụng lượng tiền không nhỏ vào vay nợ ngắn hạn, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao, trong khi vốn chủ tăng với tốc độ nhỏ hơn so với vay và nợ ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là tăng mức độ tự chủ về tài chính và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhằm thu hồi vốn nhanh.

Bảng 03: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Xí nghiệp đầu tư phát triển nhà năm 2012

Sử dụng vốn Số tiền (đồng) Tỷ trọng

(%)

Diễn biến nguồn vốn Số tiền (đồng) Tỷ trọng

(%)

1. Tăng dự trữ vốn bằng tiền 13.253.719.060 27.50 1. Giảm TSNH khác 20.167.369.343 41.85

2. Tăng tín dụng của khách hàng 16.641.492.836 34.53 2. Tăng khấu hao TSCĐ 1.575.439.776 3.27

3. Tăng hàng tồn kho 16.750.011.970 34.76 3. Tăng vay và nợ NH 7.116.621.355 14.77

4. Tăng đầu tư TSCĐ 436.363.636 0.91 4. Tăng người vay trả trước 643.556.787 1.33

5. Tăng tín dụng nhà cung cấp 302.133.960 0.63 5. Tăng phải trả nội bộ 10.920.323.913 22.66

6. Tăng thuế và các khoản nộp nhà

nước 440.360.399 0.91

6. Tăng phải trả,phải nộp NH

khác 676.761.416 1.40

7. Giảm vay và nợ dài hạn 314.768.353 0.65 7. Tăng quỹ khen thưởng phúc

lợi 258.471.775 0.54

8. Giảm dự phòng mất việc 51.442.650 0.11 8. Tăng vốn đầu tư của CSH 5.656.106.335 11.74

9. Tăng quỹ đầu tư phát triển 790.437.016 1.64 10. Tăng quỹ dự phòng tài chính 385.205.130 0.80

Tổng cộng 48.190.292.864 100 Tổng cộng 48.190.292.864 100

Qua bảng 04 ta thấy: + Doanh thu bán hàng và doanh thu thuần là khá cao, thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm 42.144.491.895 tương ứng 20,65% đây là tín hiệu rất tốt với tình hình kinh doanh của Xí nghiệp. Bởi lẽ trong hai năm trở lại đây tình hình thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là đối với đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí vay vốn cao, chính sách thắt chặt của nhà nước và đồng thời thị trường bất động sản đóng băng). Đây là điều đáng khích lệ cho nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trong Xí nghiệp

+ Chi phí tài chính tăng mạnh, thời điểm cuối năm so với đầu năm tăng 2.487.845.901 tương ứng 333,42%. So với năm 2011 thì khoản vay nợ Ngân hàng tăng 43% Cụ thể Vay ngắn hạn Ngân hàng đầu tư và PTVN 4.993.554.465 (lãi suất 13.2%), Ngân hàng TMCP Quân Đội 8.690.631.044 (lãi suất 15.2%) đã làm cho chi phí vay vốn của công ty tăng đáng kể, đây là điều tất yếu trong bối cảnh các ngân hàng thắt chặt tín dụng

+ Mức tăng giá vốn thấp hơn mức tăng doanh thu thuần cho thấy Xí nghiệp đang áp dụng kế hoạch tài chính đang tốt. Cụ thể việc quản lý chi phí sản xuất của Xí nghiệp như sau:

-Với đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp thì đối tượng tập hợp CPSX mà Xí nghiệp xác định là hợp lý. Việc phân loại CPSX theo các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán của Xí nghiệp và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

được sử dụng ngay cho các công trình nên thuận tiện cho kế toán ghi sổ nhanh chóng , dễ dàng, giảm bớt được phần nào chi phí quản lý. Việc tính toán cho khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình luôn được tính toán hợp lý, chính xác và đầy đủ.

* Chi phí nhân công trực tiếp:

Tại Xí nghiệp, kế toán luôn theo dõi chi phí nhân công một cách chặt chẽ, chính xác thông qua Bảng chấm công, Hợp đồng giao khoán,…. Và tới cuối tháng, kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng đối tượng giúp cho việc quản lý nhân công trong và ngoài đội một cách cụ thể, chính xác. Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất đã khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, khai thác được nội lực của Xí nghiệp cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng lao động . Như vậy, công nhân sản xuất vừa có ý thức cố gắng, vừa đem lại lợi ích cho Xí nghiệp.

* Chi phí sử dụng máy thi công:

Khoản mục chi phí này được tập hợp riêng cho từng công trình và hạch toán chính xác, chặt chẽ. Hơn nữa, lượng nhiên liệu để vận hành máy được quản lý tốt. Nhiên liệu được theo dõi chi tiết cho từng máy, từng công trình. Nhiên liệu xuất dùng phải có quyết định của Giám đốc Xí nghiệp, khi giao nhận thì phải có Biên bản và ghi rõ số lượng. Nhiên liệu có thể thu hồi đều được thu hồi và tái sử dụng, giúp giảm bớt chi phí.

* Chi phí sản xuất chung:

Việc hạch toán chi phí sản xuất chung được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo việc thực hiện tập hợp chi phí một cách đầy đủ, chính xác. Chi phí sản xuất chung phân bổ được phân bổ hợp lý nhờ việc sử dụng các sổ chi tiết và Bảng phân bổ.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cuối năm so với đầu năm giảm 572.752.959 đồng, tương ứng với 10,03% do các khoản chi phí đều tăng mặc

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đầu tư phát triển nhà (Trang 31 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w