Đây mạnh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đầu tư phát triển nhà (Trang 65 - 72)

Như đã biết một thực trạng tồn tại ở hầu hết các công ty trong lĩnh vực xây dựng cơ bản hiện nay là thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán tương đối lớn, do đặc điểm của nghành xây dựng công ty phải ứng trước vốn để tiến hành thi công mà việc bàn giao, quyết toán lại theo công trình hoặc hạng mục công trình, sau khi công trình hoàn thành công ty phải để lại 5% giá trị công trình để bảo hành, thêm vào đó do một số chủ đầu tư cố tình dây dưa không chịu thanh toán, do vậy để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh không ngừng tăng lên, công ty phải đi vay mượn đặc biệt là vay ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Cuối năm 2012 khoản phải thu chiếm 28.05% trong tổng tài sản chủ yếu là phải thu của khách hàng. Như vậy một số lượng lớn vốn cảu Xí nghiệp bị chiếm dụng đã làm ảnh hưởng đến tính liên tục cảu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vì vậy Xí nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng nợ không thu hồi được. Do đó để nhanh

chóng thu hồi vốn, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết Xí nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Trước hết phải tìm hiểu rõ ràng thực trạng nguồn vốn của các công trình mà Xí nghiệp tham gia ký kết hợp đồng. Vì các công trình có nguồn vốn đầu tư khác nhau thì tiến độ thi công và quá trình thanh toán sẽ khác nhau. Qua đó giúp cho việc để ra phương án thi công phù hợp. Đặc biệt Xí nghiệp hạn chế thi công các công trình chưa có kế hoạch cấp vốn từ ngân sách nhà .

-Khi ký kết hợp đồng với bên A, Xí nghiệp cần đề nghị bên A ứng trước một phần giá trị công trình thi công với tỷ lệ nhất định trên giá trị khối lượng xây lắp (hiện nay đang áp dụng tỷ lệ 10%) để giảm bớt nợ vay ngân hàng, bước đầu giảm bớt số nợ phải thu. Đồng thời trong hợp đồng cần có các điều khoản quy định chặt chẽ việc thanh toán khi công trình được hoàn thành, bàn giao như thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, có thể giảm bớt một số giấy tờ không cần thiết để cho thủ tục được nhanh gọn và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ. nghiêm túc điều khoản này, nếu vi phạm sẽ bị phạt theo mức độ vi phạm. Nhờ đó Xí nghiệp nhanh chóng thu hồi được tiền, tránh rơi vào tình trạng bị một số chủ đầu tư cố tình dây dưa không chịu thanh toán.

- Bên cạnh đó Xí nghiệp cần tăng cường áp dụng biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng sớm trước thời hạn công trình hoàn thành, bàn giao. Vì vậy, thực tế cho thấy trong thời gian vốn bị chiếm dụng thì Xí nghiệp phải vay vốn của ngân hàng để có đủ vốn sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp phải trả một khoản lãi vay nhất định.

- Đảm bảo tiến độ xây dựng, thi công đúng thiết kế, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, để thanh toán kịp thời theo đúng hợp đồng. Thực

hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán trên cơ sở lập phiếu giá, khối lượng thanh toán nhanh và có sự thuyết phục. Nếu công trình có nhiều nhà thầu thì Xí nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với các nhà thầu khác cũng như bên A để tính toán chính xác khối lượng thanh toán. Trong quá trình thi công nếu có sự chỉnh sửa thiết kế thì Xí nghiệp cần có hồ sơ lưu giữ toàn bộ những thay đổi đó làm cơ sở cho việc xác định khối lượng thanh toán.

- Thường xuyên đối chiếu công nợ, đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu đến hạn, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn. Tính lãi trên số tiền dư nợ phải thu của khách hàng đã quá hạn thanh toán để giảm chi phí lãi vay của Xí nghiệp.

- Trong năm Xí nghiệp chưa trích lập quỹ dự phòng nợ khó đòi. Trong điều kiện các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động thì đây là việc làm cần thiết. Bởi trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng cảu nhiều yếu tố, phát sinh những khoản nợ khó đòi là chuyện có thể xảy ra. Khi đó Xí nghiệp có thể sử dụng quỹ dữ phòng này để bù đắp, hạn chế được những biến động xấu đến tình hình tài chính của Xí nghiệp.

Cùng với việc đôn đốc nợ, Xí nghiệp phải có phương án trả nợ thích hợp để tăng uy tín cho Xí nghiệp, giảm gánh nặng nợ, hạn chế những rủi ro tài chính với Xí nghiệp. Thực tế cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm nhung mức giảm chưa lớn từ 95.12 % đầu năm xuống 92.19% vào cuối năm mà chủ yếu là người mua trả tiền trước, nợ vay ngắn hạn và nợ người bán làm cho Xí nghiệp luôn trong tình trạng xoay vòng để trả nợ. Việc vay nợ làm Xí nghiệp phải trả khoản chi phí lãi vay khá lớn (3.024.282.769 đồng) Vậy biện pháp cụ thể là:

- Đối với nợ phải trả đã đến hạn, quá hạn mà Xí nghiệp chưa có khả năng thanh toán thì Xí nghiệp xin gia hạn nợ, hoãn nợ…

- Đối với nợ sắp đến hạn Xí nghiệp cần tìm nguồn để trả nợ. Thực hiện biện pháp này phải kết hợp chặt chẽ với việc thu hồi nợ nhằm thanh toán đúng hạn từ đó không gây biến động đến tình hình tài chính của Xí nghiệp, đảm bảo uy tín với khách hàng.

3.2.5 Đẩy mạnh đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối đa công suất các trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả cao góp phần tích cực vào tăng năng lực sản xuất, là đòn bẩy nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, khoa học công nghệ phát triển chóng mặt, Xí nghiệp sẽ phải cạnh tranh khốc liệt. Trước thực tế đó, Xí nghiệp cần phải đầu tư đổi mới thiết bị với hình thức thuê tài chính, hoặc tiếp cận công nghệ mới bằng cách thuê hoạt động nếu không Xí nghiệp sẽ tự nhận lấy phần thua trong cạnh tranh. Vì vậy Xí nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh hơn trong thời gian tới trong đó cần chú ý đến việc sử dụng tài sản đúng hướng. Để sử dụng vốn cố định có hiệu quả Xí nghiệp cần thực hiện các biện pháp để bảo toàn và phát triển vốn cố định sau mỗi chu kỳ kinh doanh bằng cách :

- Toàn bộ TSCĐ phải được tận dụng tối đa công suất, tránh hao mòn vô hình, đồng thời ra quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, không phù hợp với sản xuất, chưa cần dùng, đang dùng nhưng không mang lại hiệu quả cao. Để thực hiện được điều này ngoài việc xác định được hệ số hao mòn, đánh giá chính xác giá trị còn lại, áp dụng những biện pháp cho thuê tài sản Xí nghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực tay nghề cho công nhân trực tiếp sủ dụng tài sản, định kỳ phải tiến hành sữa chữa, bảo

dưỡng, nâng cấp TSCĐ nhằm đạt công suất theo kế hoạch. Những tài sản đang trong thời gian chờ việc Xí nghiệp có thể cho thuê để tránh hao mòn, tăng thu nhập cho Xí nghiệp và sớm thu hồi được vốn cố định.

- Để có thể đảm nhận thi công các công trình có giá trị xây lắp lớn, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao. Những loại máy móc thiết bị này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, nếu đầu tư mà không có công trình thi công thì Xí nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn. Vì vậy Xí nghiệp nên cân nhắc đến hình thức thuê tài chính. Sử dụng thuê tài chính giúp cho Xí nghiệp không phải huy động tức thời một lượng vốn lớn để mua tài sản và với số vốn hạn chế Xí nghiệp vẫn có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, giúp Xí nghiệp nhanh chóng chớp được cơ hội đầu tư.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý các đội thi công, tăng cường mối quan hệ giữa các đội sản xuất với nhau cũng như sự chỉ đạo của Xí nghiệp đối với các đội. Từ đó tăng khả năng cơ động và điều chuyển máy móc thiết bị từ công trình này đến công trình khác vừa để đảm bảo kế hoạch thi công vừa phát huy được hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. Việc sử dụng máy phải được lập kế hoạch cho từng công trình sao cho có hiệu quả nhất.

- Ngoài ra Xí nghiệp cần thường xuyên kiểm kê, đánh giá đúng đắn giá trị TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác sự biến động cảu vốn cố định, tránh hiện tượng tài sản hư hỏng, mất mát và để tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm đảm bảo thu hồi đủ vốn cố định để tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Đăng ký lại thời gian sử dụng đối với các TSCĐ có giá trị lớn đúng với thời gian sử dụng tối thiếu được quy định tạinQĐ 149- 2001/BTC là 5 năm.

- Do hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời nên TSCĐ dễ hư hỏng vì vậy Xí nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng TSCĐ, định kỳ sữa chữa lớn đối

với TSCĐ cần sữa chữa để kéo dài tuổi thọ của TSCĐ và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công

- Chủ động đề phòng các rủi ro tổn thất bất ngờ trong hoạt động kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính. Đồng thời phải nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc sử dụng và bảo quản TSCĐ như thực hiện đánh số TSCĐ, theo dõi TSCĐ ở từng phòng, ban, tổ… Có chế độ thưởng phạt hợp lý, rõ ràng trong quá trình sủ dụng TSCĐ.

3.2.6 Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí kinh doanh, hạ giá thành, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp

Trong năm 2012 Xí nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn dù doanh thu đạt con số 111.8% kế hoạch nhưng gánh chịu chi phí lãi vay lớn đã không khuếch đại tăng lợi nhuận so với năm 2011. Trong năm tới Xí nghiệp cần phát huy, thực hiện những chỉ tiêu sau:

- Đối với chi phí nguyên vật liệu: Từ lịch trình thi công để có công tác nhập nguyên vật liệu hợp lý, giảm thiểu chi phí bảo quản, chỉ phí giữ trữ, thất thoát nguyên vật liệu. Phân công trách nhiệm cho từng đơn vị tổ chức sản xuất cụ thể, nâng cao trách nhiệm bảo vệ cho từng đơn vị, cá nhân.

- Muốn kết quả kinh doanh có lãi, tất nhiên phải nghĩ đến lợi thể cạnh tranh (ưu thế thị trường) trong đó giá vốn hàng bán luôn là một trong những yếu tố chiến lược, Xí nghiệp cần phải luôn tìm mọi cách để làm giảm tối thiểu một cách hợp lý loại chi phí này. Tất cả các kế hoạch, chiến lược mua bán, phân phối và cung ứng đều được vạch ra xoay quanh giá vốn. Giá vốn có thấp thì giá bàn mới rẻ, kích thích người mua.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công: Cần sắp xếp lao động một cách thích hợp, nhằm tránh tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Bố trí lịch

trình thi công, cụ thể từng khâu, giai đoạn hợp lý, hạn chế thời gian gián đoạn giữa các công trình, đảm bảo quá trình thi công diễn ra liên tục

- Nâng cao chất lượng công trình: Phải được thực hiện trên mọi khâu, tăng bảo vệ công trình trước ảnh hưởng của thiên nhiên gây tổn thất của cải. Điều đó sẽ giúp cho Xí nghiệp tránh khỏi tình trạng thi công lại vì không đạt yêu cầu của chủ đầu tư, gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn do bên đầu tư không nghiệm thu quyết toán.

Kết Luận

Phân tích vai trò của tài chính doanh nghiệp là công việc rất khó và phức tạp nhưng có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Doanh nghiệp không nắm vững tình hình tài chính của mình mà òn phải phân tích tình hình tài chính của đối tác, đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy. trước hết doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý tài chính ở đơn vi mình.

Dựa vào những kiến thức đã được học ở nhà trường và kết hợp với thực tế về hoạt động tài chính của Xí Nghiệp Đầu Tư Phát Triến Nhà mà em đã nêu trong luận văn, trên cơ sở đó em đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Trong khuôn khổ đề tài với trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa đây là một số vẫn đề phức tạp và nhạy cảm, vừa khoa học, vừa là nghệ thuật nên những giải pháp của em đưa ra chưa hẳn là thích hợp và tối ưu. Nhưng hi vọng rằng những ý kiến của em có thể góp phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Trong quá trình thực tập và viết luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ cảu cô chú anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán Xí Nghiệp Đầu Tư Phát Triển Nhà và sự chỉ bảo tận tình cảu các cô Th.S Bạch Thị Thanh Hà đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội Ngày Tháng Năm Sinh viên

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đầu tư phát triển nhà (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w