Thẩm định phương diện kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CẦN THƠ (Trang 47 - 51)

3. Thống nhất quy trình thẩm định DAĐT

3.2.5.Thẩm định phương diện kinh tế tài chính

Hầu hết các quy trình thẩm định hiện nay tại các NHTM vấn đề cốt lõi trong cơng tác thẩm định dự án là thẩm định tài chính của dự án. Tuy nhiên do mỗi ngân hàng cĩ quan điểm khác nhau nên quy trình thẩm định về phương diện tài chính cũng cĩ những khác biệt nhất định. Mục đích của chúng ta là thống nhất lại quy trình thẩm định về phương diện tài chánh của dự án sao cho các NHTM đều nắm một cách đầy đủ, khoa học về các vấn đề tài chính của dự án để cĩ quyết định hợp lý.

Để cơng tác thẩm định phương diện kinh tế tài chính của dự án, các NHTM cĩ thể dựa vào các nội dung của dự án lập các biểu bảng để cơng tác thẩm định được đơn giản và gọn nhẹ hơn.

Trong phần này, trước tiên chúng ta phải xác định quy mơ tài chính của dự án bao gồm: tổng vốn đầu tư và nguồn vốn. Trong tổng vốn đầu tư, vốn cố định và vốn lưu động được thể hiện như thế nào, tỷ trọng là bao nhiêu. Sau khi xác định được tổng vốn cần thiết xong, chúng ta cần xác định nguồn vốn bao gồm vốn tự cĩ của chủ đầu tư, vốn huy động, vốn vay.... Đứng trên là gĩc độ của người cấp tín dụng cho dự án, các NHTM phải xác định trong vốn vay thì nhu cầu vay ngắn hạn, trung hạn là bao nhiêu, tiến độ sử dụng vốn để cĩ kế hoạch phát vay cho thích hợp.

Bước tiếp theo là chúng ta phân tích tài chính của dự án. Mục đích của việc phân tích này là xác định tổng chi phí và tổng thu nhập của dự án. Tổng chi phí của dự án được thể hiện qua chi phí trước khi dự án đi vào hoạt động, chi phí

sản xuất (giá thành), chi phí lưu thơng và chi phí quản lý, lãi vay, thuế,... Thu nhập của dự án được thể hiện ở doanh thu của dự án, thanh lý tài sản, thu hồi vốn lưu động.... Chênh lệch giữa tổng chi phí và tổng thu nhập qua các năm sẽ thể hiện tình trạng lãi lỗ của dự án. Dựa vào tổng chi phí, tổng thu nhập, lãi lỗ chúng ta tiến hành lên bảng cân đối tài sản dự kiến. Qua bảng tổng kết tài sản dự kiến này chúng ta cĩ thể xác định các tỷ lệ tài chính như vốn lưu động / tổng số nợ ngắn hạn, vốn riêng / tổng vốn đầu tư, vốn riêng / tổng số nợ, khả năng trả nợ (Lợi nhuận thuần + khấu hao / nợ đến hạn phải trả)... Dựa vào các chi tiêu về vốn vay, kế hoạch khấu hao, lợi nhuận của dự án, chúng ta cũng tính tốn thời gian hồn vốn và kế hoạch hồn vốn.

Qua tính tốn cĩ thể dự án được thẩm định cĩ lãi, tuy nhiên thời gian hoạt động của dự án thường là kéo dài nên chúng ta cũng cần phải xác định các chỉ tiêu về NPV, IIR, điểm hồ vốn, phân tích các hệ số thanh tốn, phân tích độ nhạy của dự án để xác định xem dự án cĩ thật sự khả thi hay khơng. Mỗi chi tiêu trên phản ánh tình hình tài chính của dự án một các khác nhau:

- Giá trị hiện tại thuần (NPV):

Nền kinh tế thị trường cĩ rất nhiều cơ hội sinh lời do đĩ cĩ nhiều chi cơ hội đồng tiền khác nhau. Trong thời gian thực hiện dự án các lợi ích và chi phí phát sinh từ thời điểm hiện tại đến tương lai nên chúng ta phải tính hiện giá của dịng tiền tệ. Trong quá trình tính tốn các giá trị từ tương lai về hiện tại chúng ta phải sử dụng các chi tiêu về tỷ suất chiết tài chính (chi phí cơ hội bình quân), hiện giá dịng chi phi, hiện giá dịng lợi ích để từ đĩ tìm giá trị hiện tại thuần (NPV). Điều kiện để thoả mãn khi thẩm định thì NPV phải luơn là một số dương. Một dự án cĩ giá trị hiện tại thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn. Cơng thức tính NPV như sau:

n Trong đĩ: Bt: lợi ích hàng năm của dự án NPV = ∑ (Bt - Ct) x at Ct: Chi phí hàng năm của dự án

t = 0 at: Hệ số chiết khấu của dự án

- Tỷ suất thu hồi nội tại (IRR):

Tác dụng của chỉ tiêu này là xem xét khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn của dự án bởi nĩ được tính tốn trên cơ sở mức lãi vay cao nhất mà dự án cĩ thể chịu đựng được, tại điểm đĩ hiện giá thuần bằng 0. Cơng thức tính IRR:

NPV1

IRR = r1 + [(r2 -r1) x ---]

NPV1 + ⏐NPV2⏐

Trong đĩ:

IRR: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (%).

r1: Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV1.

r2: Tỷ suất chiết khấu giả định để tính NPV2, với yêu cầu tạo ra giá trị âm cho NPV2.

NPV1:Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r1. NPV2 : Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với r1.

- Phân tích độ nhạy:

Việc xác định các chỉ tiêu trên chỉ dựa vào các số liệu, sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai khi mà dự án chính thức bước vào hoạt động. Do đĩ, nếu cĩ sự thay đổi nào cĩ thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án là tất yếu. Mục đích của việc phân tích độ nhạy của dự án là các NHTM phải giả định các tình huống lạc quan, tình huống hiện thực, tình huống bi quan các chỉ tiêu phân tích của dự án thay đổi như thế nào và liệu dự án cĩ khả thi trong trường hợp xấu nhất khơng.

Căn cứ vào bảng hệ số này cĩ thể đánh giá các khả năng thanh tốn, hệ số an tồn tài chính, hệ số thanh tốn nợ v.v.. Từng số liệu riêng lẻ sẽ khơng nĩi lên được điều gì, tuy nhiên khi chúng ta gắn kết lại với nhau thì cĩ thể đem so sánh, tìm kiếm các chỉ tiêu quan trọng trong một báo cáo tài chính.

- Phân tích điểm hịa vốn:

Thường thì người ta hay quan tâm dự án hoạt động đến đâu thì cĩ thể hịa vốn và bắt đầu cĩ lãi. Phân tích điểm hịa vốn sẽ giúp cho nhà đầu tư biết được lượng sản xuất cần thiết để cĩ thể thu hồi số vốn bỏ ra. Riêng đứng trên gĩc độ của các nhà ngân hàng thì việc phân tích điểm hồ vốn để bết được những khoản vay nào nhà đầu tư khơng thể thanh tốn trước khi đạt tới điểm hịa vốn. Đây là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh về mối quan hệ của các chi phí.

Sau khi thẩm định tài chính của dự án, chúng ta cĩ thể tổng kết các chỉ để đưa vào báo cáo hay tờ trình thẩm định như sau:

Yêu cầu vốn đầu tư Chi phí sản xuất Doanh thu dự tính Nhu cầu vốn lưu động

Lãi gộp, lãi trong kinh doanh, lãi rịng Kỳ hồn vốn và tỷ lệ lãi kế tốn Cơ cấu tài sản cĩ

Cơ cấu vốn tự cĩ

Cân đối giữa tài sản cĩ ngắn hạn và tài sản nợ ngắn hạn Nguồn và sử dụng vốn

Nhu cầu vay vốn, thời gian, loại hình Khả năng trả nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NPV, IRR

Tỷ lệ lãi trên vốn tự cĩ

Độ nhạy của NPV, IRR khi chi phí và giá cả thay đổi Các hệ số thanh tốn, an tồn, trả nợ, sinh lời và phải thu Mức hồ vốn

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CẦN THƠ (Trang 47 - 51)