Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luuận án tiến sĩ kinh tế phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

Điều kiện tự nhiên có tác động không nhỏ vào tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thương mại. Trong thực tế, các điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN, của một ngành kinh doanh, thậm chí cho sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia [53]. Những yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến PTTMBV bao gồm: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu...

* Vị trí địa lý:

Vị trí địa lý là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến PTTMBV của một địa phương cũng như của một quốc gia. Sự ảnh hưởng của vị trí địa lý đến PTTMBV được biểu hiện theo hai hướng: (1) thúc đẩy PTBV (ảnh hưởng tích cực) và (2) cản trở tiến trình PTBV, tạo ra những nhân tố không bền vững trong sự phát triển (ảnh hưởng tiêu cực). Vị trí địa lý tạo điều kiện thúc đẩy PTTMBV của địa phương khi nó đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau:

- Gần hệ thống giao thông chính như: đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn…

- Gần nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất hàng hóa. - Gần thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năng.

- Gần các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động, các trung tâm khoa học, công nghệ cao; nằm trong hoặc gần các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế…

Ngược lại, vị trí địa lý sẽ tạo ra những yếu tố không bền vững trong sự phát triển của địa phương trong các trường hợp:

- Nằm trong hoặc gần các khu vực không ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, xung đột sắc tộc, tôn giáo.

- Nằm trong hoặc gần các khu vực thường xảy ra thiên tai: lũ lụt, động đất… - Ở khu vực không thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ,…

* Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần và có tác động mạnh đến PTTMBV, nếu nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản...đa dạng, phong phú và có trữ lượng khá sẽ tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định cho các ngành sản xuất hàng hóa, tạo ra lợi thế so sánh và đảm bảo an ninh nguyên liệu cho các ngành sản xuất phát triển ổn định và bền vững, nhất là trong điều kiện các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo khác ngày càng trở nên cạn kiệt, khan hiếm và đang là nguyên nhân gây ra các các cuộc tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.

Rõ ràng là các địa phương giàu tài nguyên thiên nhiên có lợi thế trong việc phát triển đa dạng, nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa và tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các địa phương khác. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức một vấn đề là việc các địa phương có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú lại luôn tiềm ẩn những yếu tố không bền vững trong quá trình phát triển do việc lạm dụng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên không tái tạo của địa phương mình, gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan và quy hoạch. Bên cạnh đó, một đặc điểm cơ bản đối với các địa phương hiện nay là mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, trình độ công nghệ, sản xuất còn thô sơ, lạc hậu nên chủ yếu khai thác, sơ chế, ít có những ngành chế biến sâu và chưa xuất hiện những ngành sản xuất hàng hóa có kỹ thuật cao, trình độ sản xuất hiện đại. Do đó, nếu không có biện pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất hàng hóa có hiệu quả thì cùng với sự phát triển thương mại sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên này, nguy cơ không bền vững trong phát triển thương mại của các địa phương này là rất lớn.

Một phần của tài liệu Luuận án tiến sĩ kinh tế phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)