trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thương mại, người tiêu dùng hàng hóa, thông qua các khóa đào tạo về môi trường và PTBV. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực như truyền hình, truyền thanh, hội nghị...về bảo vệ môi trường. Đảm bảo hài hòa các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh trao đổi mua bán hàng hóa trong tỉnh và xuất nhập khẩu. Tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu các quy trình sản xuất thân thiện môi trường và đưa vào áp dụng tại các doanh nghiệp như quy trình rau an toàn, thịt an toàn, chế biến chè, lựa chọn
công nghệ trình độ tiên tiến thích hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm... Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường đối với những tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, chế biến, nấu luyện khoáng sản, làm cơ sở cho việc cải tiến công nghệ sản xuất và bổ sung hoàn chỉnh các hệ thống bảo vệ môi trường. Xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường và không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các quy định về bao bì, đóng gói, các yêu cầu về ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh cũng như hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh và đủ sức răn đe các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. Trước hết là các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai là các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất, chế biến thân thiện môi trường. Thứ ba là các quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái.
Triển khai mạnh mẽ việc thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2020, thực hiện các chương trình phát triển năng lực tái chế chất thải, áp dụng chính sách hỗ trợ tiêu dùng, trợ giá sản phẩm tái chế. Rà soát, nâng cấp mạng lưới các bãi chôn lấp chất thải rắn theo từng địa bàn xã, huyện, thành phố.
Cuối cùng, cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng giao thương, trao đổi mua bán hàng hóa trong quá trình PTTMBV. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.