tỉnh Thái Nguyên
Dựa vào lợi thế của tỉnh Thái Nguyên và phát huy vai trò của ngành thương mại trong việc tạo ra giá trị tăng thêm đóng góp vào GDP của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy quá trình phát triển thương mại tại địa phương một cách ổn định, bền vững…Xây dựng chiến lược phát triển thương mại một cách khoa học, bài bản, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng và của ngành thương mại trong tình hình mới.
* Hội nhập quốc tế chủđộng, tích cực, hiệu quả.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, với chính sách phân cấp quản lý nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài là cơ hội tốt cho tỉnh phát huy tính chủđộng, sáng tạo nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại. Cùng với cả nước thực hiện tốt các cam kết, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện.
Thái Nguyên có nhiều lợi thế để thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm thu hút đầu tư và phát triển thương mại. Vì vậy, cần ra sức cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN, chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế mới, chủđộng và có lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hợp lý.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các sứ quán ở nước ngoài trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và các đối tác nước ngoài. Hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư. Tích cực, chủđộng trong việc đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy các hoạt động kinh tếđối ngoại nhưđăng cai tổ chức các sự kiện: Festival chè, hội nghị xúc tiến đầu tư...
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chú trọng việc đàm phán, cam kết hội nhập quốc tế để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của tỉnh Thái Nguyên thông qua các hoạt động điều phối liên Sở, Bộ, Ngành, tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách tài chính, thương mại. Tập trung cải thiện kết cấu hạ tầng và cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu về lực lượng lao
động được đào tạo tốt và yêu cầu về cán bộ quản lý trung, cao cấp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu sắc, đào tạo những nhà đàm phán chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn, giỏi ngoại ngữ.
* Phát triển thị trường trong tỉnh Thái Nguyên
Nâng cao vai trò của thương mại nội tỉnh trong đóng góp vào GDP của tỉnh, thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới, kết nối sản xuất và tiêu dùng, định hướng theo nhu cầu thị trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại.
Cần ưu tiên cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết giữa thị trường Thái Nguyên với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...vì đây là những thị trường ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại của tỉnh, giúp nâng cao vị thế, khả năng tiếp cận với các thị trường khác trong cả nước. Mặt khác cần duy trì và mở rộng mối liên kết với các tỉnh phụ cận như: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn...cũng như các tỉnh và các địa phương khác trong cả nước để tạo ra các liên kết bổ sung và phân tán rủi ro khi có biến động lớn ở thị trường.
* Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên
Phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, theo hướng vừa mở rộng thị trường và mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu và sản phẩm có giá trị gia tăng cao để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm có đủ sức cạnh tranh và thay thế được hàng nhập khẩu, phải thắng ngay trên “sân nhà” khi hội nhập. Định hướng một số mặt hàng chủ lực, nghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu. Có chính sách hỗ trợ nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư thiết bị trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu trên nguyên tắc chú trọng nhập khẩu công nghệ tiên tiến, có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng vật tư, giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh.