Những đối thủ cạnh tranh của tập đoàn

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 28)

2.2.3.1. Mạng di động MobiFone

Với lợi thế là mạng di động ra đời sớm nhất, MobiFone có chiến lược ngay từ đầu là tập trung vào các thành phố lớn, với khách hàng có thu nhập cao. Song, gần đây hãng này đã tập trung đầu tư nhiều hơn để thu hút khách hàng mới ở khu vực nông thôn bằng cách lắp đặt thêm trạm thu và phát sóng và tung ra gói cước Mobi365.

Nhưng, về các chính sách giá cước và khuyến mãi trong thời gian gần đây, dường như MobiFone không còn giữ được sự chủ động như cách đây gần hai năm, khi còn đang ở vị trí số một trên thị trường.

Gần đây, một số “bước đi” của MobiFone khá giống với những gì mà Viettel thực hiện trước đó như gói cước MobiQ (ra đời sau gói Tomato với các cơ chế tương tự như cách tính cước, thời hạn nghe); tặng tiền cho người nhận cuộc gọi; chương trình khuyến mãi vào giờ thấp điểm (từ 23- 6 giờ)...

Về dịch vụ giá trị gia tăng, MobiFone đã từng được đánh giá là nhà khai thác đi đầu trong việc đưa ra các dịch vụ mới như GPRS, nhạc chuông chờ, tải biểu tượng, tải nhạc chuông… Nhưng trong một năm trở lại đây, hầu như không thấy xuất hiện những “đột phá” như thế nữa ở nhà cung cấp này.

2.2.3.2. Mạng di động VinaPhone

Với VinaPhone, việc theo đuổi chiến lược phủ sóng rộng cũng đã gặt hái được một số thành công. Trước năm 2006, VinaPhone là mạng dẫn đầu về lượng thuê bao. Nhưng gần đây, về mặt kinh doanh VinaPhone lại khá mờ nhạt. Khách hàng chờ đón sự đổi mới toàn diện sau khi mạng này lần đầu tiên thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu vào năm 2007 nhưng đã thất vọng không ít vì bộ máy kinh doanh của VinaPhone vẫn chưa thoát ra khỏi sự cồng kềnh của cơ cấu tổ chức phủ rộng bằng 64 bưu điện tỉnh, thành phố.

Tình trạng nhiều khách thuê bao rời mạng cũng là bài toán đau đầu cho mạng di động này. Một chuyên gia nhận xét, hiện tại chiến lược của VinaPhone chưa rõ nét, các bước đi dường như còn gặp lực cản. Chỉ có thể hy vọng sự thay đổi cơ cấu tổ chức mới đang diễn ra tại công ty này sẽ phát huy tác dụng nhanh và họ sẽ lấy lại được đà tăng trưởng như cách đây hai năm.

2.2.3.3. Mạng di động S-Fone

S-Fone tham gia thị trường từ năm 2003 với những chiến dịch quảng cáo bài bản, chiến lược tập trung vào khách hàng trẻ, bên cạnh việc định giá dịch vụ thấp, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, khuyến mãi rầm rộ…

Cách làm của S-Fone tưởng rằng sẽ tạo ra một sự thay đổi trong thị trường thông tin di động, song, do có vùng phủ sóng hẹp và sự hạn chế về thiết bị đầu cuối nên chưa mấy thành công. Gần đây S-Fone cũng phải tăng cường vùng phủ sóng cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc tạo ra nhiều sự lựa chọn về thiết bị đầu cuối cho khách hàng.

2.2.3.4. Các mạng di động khác

Còn hai nhà khai thác di động sử dụng công nghệ CDMA khác là EVN Telecom và HT Mobile thì sau khi không tạo được dấu ấn trên thị trường đành phải chuyển hướng chiến lược.

EVN tập trung vào điện thoại cố định không dây. Còn HT Mobile đang trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ GSM sau hơn một năm cung cấp dịch vụ CDMA không thành công. Có thể đến giữa năm nay nhà cung cấp này mới tham gia thị trường trở lại.

Ưu thế đang có phần nghiêng về Viettel, bởi theo số liệu về lượng thuê bao mà Bộ Thông tin và Truyền thông công bố và dựa vào sự tăng trưởng của các mạng di động trên thị trường, trong 100 khách thuê bao mới hòa mạng thì Viettel chiếm gần

một nửa (45), tiếp đến là MobiFone (khoảng 30-35), VinaPhone và các mạng khác (S- Fone, EVN Telecom, HP Mobile, Gtel) sẽ chiếm khoảng 20-25. Với lợi thế là mạng di động ra đời sớm nhất, MobiFone có chiến lược ngay từ đầu là tập trung vào các thành phố lớn, với khách hàng có thu nhập cao. Song, gần đây hãng này đã tập trung đầu tư nhiều hơn để thu hút khách hàng mới ở khu vực nông thôn bằng cách lắp đặt thêm trạm thu và phát sóng và tung ra gói cước Mobi365.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu Viettel đã xác định trở thành mạng di động giá rẻ nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp (chiếm trên 90% dân số Việt Nam).

Với những bước đi ấy, chỉ sau hơn ba năm hoạt động, Viettel đã dẫn đầu thị trường về lượng thuê bao di động. Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 5/2008 (cuộc điều tra gần đây nhất về lượng thuê bao của các mạng di động), cả nước có hơn 48 triệu thuê bao di động, trong đó, Viettel có 20 triệu, MobiFone 13,5 triệu, VinaPhone hơn 12 triệu và S-Fone hơn 3 triệu...

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 28)