Thách thức

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 32 - 37)

- Thị trường đầu vào, đầu ra của các sản phẩm nông lâm nghiệp bấp bênh, ít ổn định người dân không an tâm sản xuất. - Dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi luôn rình rập

- Những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai hạn hán, bão lũ thường xảy ra. - Sử dụng phân hữu cơ và thuốc trừ sâu, thuốc hoá học ngày càng nhiều làm ô nhiễm môi trường.

- Khả năng phòng hộ của rừng chưa cao nên dễ dẫn đến xói mòn rửa trôi.

- Nhu cầu của thị trường nông, lâm sản ngày càng mở rộng phát triển

4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hợp lý bền vững nguồntài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn xã. tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

Để sử dụng bảo vệ và phát triển có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cần có các giải pháp hợp lý. Căn cứ vào yêu cầu thực tế của người dân, và điều kiện sản xuất của địa phương chúng tôi đã đề ra các giải pháp sau:

4.6.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp

4.6.1.1. Về quản lý

Qua phỏng vấn người dân, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến và đưa ra các giải pháp quản lý đất rừng của một số hộ trong xã như sau:

Bảng 4.7: Các biện pháp quản lý đất rừng của một số hộ dân

STT Các biện pháp quản lý Tỷ lệ (%)

1 Quản lý chung (các hộ cùng quản lý) 50

2 Tự quản lý 25

3 Chính quyền địa phương quản lý 20

4 Thuê người quản lý 5

(Nguồn: phỏng vấn một số hộ dân)

Qua bảng 4.7 ta thấy người dân lựa chọn biện pháp quản lý chung là chủ yếu, biện pháp quản lý chung chiếm 50% trong tổng số 100%.

Việc quản lý chung được thực hiện bằng cách xây dựng các quy ước quản lý và bảo vệ rừng cho các thôn bản trong toàn xã.

Với cuộc sống nghèo đói của người dân trên địa bàn nói riêng và của các dân tộc thiếu sống gần rừng, sống phụ thuộc vào rừng nói chung thì việc tự quản lý rừng là hết sức khó khăn bởi người dân sống phụ thuộc vào rừng nên việc khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ để sử dụng trong cuộc sống của họ là khó tránh khỏi.

Biện pháp quản lý chung dù đã được người dân lựa chọn xong hiệu quả của việc quản lý thì chưa cao, vẫn còn tình trạng khai thác chặt phá rừng, phát rừng làm nương rẫy bừa bãi.

4.6.1.2. Về sử dụng

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đồng thời khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng thứ sinh nghèo kiệt, kết hợp với các tổ chức triển khai các dự án trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, bảo vệ mực nước ngầm, chống xói mòn rửa trôi.

- Khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất, để thực hiện cần có một số giải pháp như sau:

+ Tổ chức giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình quản lý và bảo vệ khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng tự nhiên, kết hợp với trồng rừng sản xuất.

+ Đầu tư vốn, các loài giống phù hợp với địa bàn đặc biệt các giống Keo, Bạch Đàn có đủ tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật cho các hộ gia đình.

+ Xây dựng vườn giống, rừng giống tại địa phương để chủ động cây giống. + Xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, khu chế biến lâm sản… - Quy hoạch đất đai cần được xem xét bổ xung chi tiết các phương án quy hoạch đất của xã, để dánh giá các loại cây trồng áp dụng vào từng loại đất, lựa chọn đúng loài cây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý sử dụng đất. Vì điều này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao về chất lượng sản phẩm mà còn đem lại phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các mục đích kinh doanh đối với các loại cây trồng.

4.6.2. Giải pháp về kỹ thuật

Những khó khăn mà người dân thường gặp phải là thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp. Do vậy để làm tốt công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật đến từng hộ dân phải thông qua các cán bộ lâm nghiệp và các bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo đầu bờ, xây dựng các mô hình điểm để người dân tham gia, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho nhân dân các giải pháp về kỹ thuật như:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng thích hợp như: trồng cây giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp làm đất toàn diện hay cục bộ, bón phân cho đất. Các biện pháp thâm canh thích hợp sẽ cho phép vừa huy động được tiềm năng sẵn có vào sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Đây là biện pháp đầu tư theo chiều sâu, là phương thức thâm canh rừng có hiệu quả nhất.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ đất như mô hình nông lâm kết hợp, các mô hình SALT, nhằm chống xói mòn, rửa trôi, đảm bảo tối thiểu kinh doanh đối với việc sử dụng đất rừng.

- Lựa chọn loại cây trồng thích hợp như Keo, Bạch Đàn và có phương pháp canh tác hợp lý nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiện được chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Trồng những loài cây có tác dụng cải tạo đất, các cây thuộc bộ đậu có khả năng cố định đạm nâng cao độ phì cho đất rừng như Điền thanh, cốt khí. Việc nâng cao độ phì của đất rừng là một yêu cầu quan trọng quá trình sử dụng đất rừng, độ phì của đất là khả năng chứa các chất dinh dưỡng và những điều kiện cần thiết khác nhau cho cây trồng. Có nhiều biện pháp nâng cao độ phì nhiêu cho đất như: trồng các cây có khả năng cố định đạm, các biện pháp chống xói mòn đất… thực vật khác cũng làm tăng độ phì thông qua xác thực vật chết như: cành cây khô, lá rụng, hoa quả, rễ cây mục nát tạo thành, ngoài ra bộ rễ của chúng có thể phát triển như một mạng lưới trong đất, làm cho đất tươi xốp. Các loại cây như Cốt Khí, Điền Thanh có thể dùng làm phân xanh để cải tạo đất rất tốt.

- Hướng dẫn, tập huấn người dân về kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình trồng cây trên đất dốc (SALT1, SALT2, SALT3, SALT4) các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, có các ô mẫu để người dân học hỏi và làm theo.

- Cần có các biện pháp kỹ thuật, kinh tế cho phù hợp với từng đối tượng nhận đất, nhận rừng để họ sử dụng đất rừng có hiệu quả theo khả năng.

- Khuyến khích người dân trồng các loại cây bản địa đa tác dụng, các cây dược liệu quý như: Tam thất, kim xuyến, măng vầu, tre trúc… tăng nguồn thu nhập cho nông hộ.

4.6.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tồ chức quản lý là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, từ tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể đến các tổ chức quần chúng để có những phương thức, những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả.

- Các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… Các tổ chức này có nhiệm vụ động viên các thành viên, hội viên tham gia các hoạt động. Thành viên thuộc các tổ chức này thường đi tiên phong trong các hoạt động, các chủ trương mà chính quyền đề ra.

- Tăng cường các biện pháp tuyền truyền về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, lâm nghiệp xã hội. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của xã hội về tác dụng của rừng, hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào rừng, phá rừng, đặc biệt là những người dân sống trong và gần rừng. Để họ tự giác giữ rừng và tránh được những hành động phá hoại đất rừng, thu hút họ tích cực tham gia vào sản xuất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w