dân bước đầu cũng đã lắng nghe, học hỏi về cách quản lý cũng như bảo vệ rừng có hiệu quả.
4.4.3. Hiệu quả về môi trường
Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình người dân có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay đã có diện tích rừng trồng, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi ít đi.
Nhưng bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng một gia tăng, nguyên nhân do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học ngày càng nhiều. Bên cạnh đó sự thiếu ý thức của người dân dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi và vứt xác chết động thực vật xuống khe sông, suối làm cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Do vậy cần có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.
4.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng đấtlâm nghiệp lâm nghiệp
* Những khó khăn của người dân trong việc sử dụng đất.
Qua thực tế điều tra và phỏng vấn tôi nhận thấy những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sử dụng đất là do độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Các hộ gia đình đều sống bằng nghề nông nghiệp, cuộc sống khó khăn vất vả nên không có khả năng thuê người chăm sóc và quản lý, người dân chủ yếu tập trung vào chăm sóc cây nông nghiệp nên không có thời gian chăm sóc cây lâm nghiệp.
Cuộc sống nghèo nàn thiếu lương thực thực phẩm nên dân không chú trọng đến cây lâm nghiệp.
* Phân tích SWOT trong việc sử dụng đất lâm nghiệp
S: điểm mạnh
- Nguồn đất đai của xã có diện tích rộng thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, phát triển kinh tế đồi rừng. - Nguồn nhân lực dồi dào.
- Được sự quan tâm của các ngành chức năng các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất thấp theo chương trình hỗ trợ 135 của chính phủ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ nhân dân nhằm phát triển kinh tế của nhân dân trong xã.
- Người dân đã được giao đất giao rừng để phát triển rừng.
W: điểm yếu
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất dốc, đất đai bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
- Thời tiết khắc nhiệt, thường có nắng nóng kéo dài dẫn đến khô hạn cây trồng kém phát triển, mùa mưa thì lại mưa lớn, tập trung nên thường hay sạt lở, xói mòn - Hàng năm thường xảy ra bão, lũ lụt - Trình độ của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn
- Thiếu thị trường tiêu thụ lâm sản, nên sản phẩm của người dân sản xuất ra khó tiêu thụ.
- Thiếu về kỹ thuật, vốn đầu tư, biện pháp trồng và chăm sóc rừng chưa phù hợp, dịch bệnh nhiều.
- Diện tích đất gây trồng rừng còn manh mún, nhỏ lẻ.
- Nghèo đói và sức ép dân số dẫn tới phát rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng bừa bãi. - Ý thức của người dân chưa cao nên nạn phá rừng, cháy rừng thường hay xảy ra.
O: cơ hội
- Nguồn giống cây trồng mới có khả năng chống chịu sâu, bệnh và cho năng suất cao ngày một nhiều.
- Ngân hàng nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp theo chương trình 135
- Được nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế theo chương trình 135
- Được các chương trình dự án hỗ trợ cây, con giống và kỹ thuật phát triển theo mô hình trang trại