KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 39 - 42)

- Công tác giao khoán rừng kinh doanh cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ thực trạng phân tích, đánh giá trên ta thấy rằng tình hình quản lý sử dụng đất của xã Nà Nhạn nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đã dần đi vào sản xuất ổn định và bước đầu có hiệu quả. Được sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước với nhiều các chương trình đầu tư, dự án phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện.

Qua kết quả nghiêm cứu ta thấy trong năm 2011 thực trạng sử dụng đất lâm ngiệp của xã Nà Nhạn được thể hiện như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 4504,23 ha trong đó:

+ Đất rừng sản xuất là 379,63 ha chiếm 8,43% tổng diện tích đất lâm nghiệp + Đất rừng phòng hộ là 4124,60 ha chiếm 91,57% tổng diện tích đất lâm nghiệp Về tình hình biến động đất lâm nghiệp thì diện tích rừng sản xuất tăng lên nhưng diện tích rừng phòng hộ giảm đi một phần rất đáng kể. Cụ thể là: Năm 2006 diện tích rừng sản xuất từ chưa có đến năm 2011 đã có 379,63 ha, diện tích rừng phòng hộ giảm từ 5760,87 ha xuống còn 4124,60 ha. Như vậy qua 5 năm từ 2006 đến năm 2011 diện tích rừng sản xuất đã tăng lên 379,63 ha, diện tích rừng phòng hộ giảm đi 1636,27 ha. Xét về tổng diện tích đất lâm nghiệp thì qua 5 năm đã giảm đi 1256,64 ha.

Xã cơ bản đã hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế sử dụng cụ thể, đặc biệt là về đất lâm nghiệp. Trong tổng số diện tích 4504,23 ha đất lâm nghiệp thì đã giao cho hộ gia đình cá nhân là 4340,83 ha, cộng đồng dân cư là 92,70 ha và giao cho các tổ chức kinh tế khác là 70,70 ha.

Tuy diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình cá nhân xong phần lớn diện tích đó người dân đều phát, đốt để trồng cây nông nghiệp, chính vì vậy diện tích đất lâm nghiệp không những không tăng mà còn ngày một giảm đi.

Hiệu quả sử dụng thì không cao, đất ngày càng bị xói mòn rửa trôi dẫn đến bạc màu, hết chất dinh dưỡng.

5.2. Tồn tại

Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiêm cứu về tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của xã, do vậy còn nhiều thiếu sót chưa được nghiêm cứu đầy đủ, chưa đi sâu vào phân tích các giải pháp quy hoạch sử dụng đất của thôn, xóm. Các giải pháp với chỉ là ở mức độ đưa ra đánh giá nên chưa đánh giá được chi tiết hiệu quả kinh tế.

- Trình độ văn hoá của người dân trong xã vẫn còn hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gặp rất nhiều khó khăn.

- Do bước đầu nghiêm cứu áp dụng kiến thức trên lớp học vào thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn nhiều hạn chế nên cơ sở lý luận của đề tài chưa được chặt chẽ.

- Do những khó khăn tại địa bàn nghiêm cứu. + Điều kiện đi lại khó khăn.

+ Khó khăn về địa hình nghiêm cứu. + Người dân chưa nhiệt tình hợp tác.

+ Tình hình sử dụng đất chưa đúng với mục đích đề ra.

5.3. Kiến nghị

Qua điều tra hiện trạng của xã Nà Nhạn cùng với những phương hướng phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Nhà nước cần phải hỗ trợ vốn, lương thực cho người dân để giải quyết được yều về lương thực trước mắt có như vậy người dân mới có thể gây trồng, quản lý và bảo vệ rừng.

- Làm tốt hơn nữa về công tác giao đất, giao rừng cho người dân.

- Cần có các giải pháp giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Xây dựng và mở rộng các mô hình canh tác trên đất dốc như SALT1, SALT2, SALT3.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý và sử dụng đất, có những chủ trương chính sách rõ ràng đối với người sử dụng rừng và đất rừng.

- Đào tạo cán bộ lâm nghiệp tại cơ sở, hàng năm có tập huấn kỹ thuật về trồng rừng và thâm canh rừng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

- Lựa chọn cây trồng phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nhằm đạt được năng suất và chất lượng cao.

- Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật với các hành vi, vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng, đất rừng.

- Cần đôn đốc người dân sử dụng đất rừng được giao theo đúng mục đích đề ra theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Cần tạo mối quan hệ chặt chẽ và ổn định lâu dài hơn đối với các ngân hàng chính sách và các quỹ tín dụng để có nguồn vốn vay cho người dân.

- Có thêm các chính sách khuyến khích cho người dân trong việc sử dụng đất. - Cần tiếp tục đi sâu nghiêm cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất của địa phương trong thời gian dài và quy mô lớn để có thể đánh giá chính xác nhằm phát triển kinh tế cho người dân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 39 - 42)