Thực trạng cây trồng lâmnghiệp trên địa bàn xã Nà Nhạn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 28 - 30)

Xã Nà Nhạn là một xã có tổng diện tích đất lâm nghiệp rộng 4504,23 ha nhưng trong những năm gần đây diện tích đó ngày một giảm đi. Cây trồng lâm nghiệp ở xã gần như chưa phát triển, đất rừng sản xuất chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ 379,63 ha, các loài cây được trồng với mục đích chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu về gỗ, củi trong cuộc sống hàng ngày của người dân vì vậy cây trồng lâm

nghiệp ở xã không tập trung vào một loài mà trồng nhiều loài cây khác nhau. Điều đó được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Thực trạng cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn xã Nà Nhạn năm 2011

STT Loài cây Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Keo 140,5 37

2 Thông Nhựa 94,9 25

3 Bạch Đàn 90,8 24

4 Xoan 53,43 14

(Nguồn: phỏng vấn người dân)

Qua bảng 4.5 ta thấy cây lâm nghiệp được trồng trên địa bàn xã không tập trung vào một loài mà trồng nhiều loài cây khác nhau. Trong đó cây Keo là cây được trồng nhiều nhất chiếm tới 37%, tiếp theo là cây Thông nhựa chiếm 25%, Bạch Đàn chiếm 24% và cây ít được gây trồng nhất là cây Xoan chiếm 14%.

Sở dĩ cây lâm nghiệp được trồng nhiều loài như vậy do điều kiện về vốn, thị trường tiêu thụ còn thiếu, người dân chỉ trồng chủ yếu để phục vụ cho lợi ích và nhu cầu về gỗ, củi của gia đình, phục vụ cho cuộc sống tại chỗ của người dân. Cũng chính vì lý do đó mà việc gây trồng rừng không được đồng bào chú trọng, đó cũng là một nguyên nhân mà qua 5 năm diện tích rừng của xã bị suy giảm nghiêm trọng.

Bảng 4.6: Xu hướng cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn xã Nà Nhạn

STT Loài cây Số hộ lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Keo 17 56,7

2 Thông nhựa 4 13,3

3 Bạch Đàn 7 23,3

4 Xoan 2 6.7

Qua bảng 4.6 ta thấy xu hướng trồng cây lâm nghiệp ở xã Nà Nhạn chủ yêú là cây Keo. Cây Keo được nhiều người dân lựa chọn để trồng nhiều nhất, điều tra 30 hộ dân thì có tới 17 hộ lựa chọn gây trồng cây Keo, chiếm 56,7 % số hộ gây trồng. Số hộ gây trồng các loài cây khác chỉ chiếm 43,3 %. Như vậy trong những năm tiếp theo cần phải có giải pháp hỗ trợ để xã có thể phát triển rừng Keo trên địa bàn xã, đảm bảo tăng diện tích rừng trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sửdụng đất lâm nghiệp tại xã nà nhạn huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w