Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 51)

2. Mục đích nghiên cứu

4.3.1 Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính

Tốc độ tăng trưởng và phát triển của cá nói chung và của cá rô phi nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Khối lượng lúc thả ban đầu giống, thức ăn, mùa vụ nuôi thả và các kỹ thuật chăm sóc khác. Trong đó khối lượng nuôi thả ban đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá thành của sản phẩm. Trước đây người chăn nuôi Việt Nam chưa có thói quen sử dụng cá giống tốt, thức ăn công nghiệp, tập quán nuôi thả lạc hậu, chưa được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật mới nên tốc độ tăng trưởng khối lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã chú trọng đầu tư về giống kỹ thuật và bước đầu đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.

Trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành nuôi cá ở 5 ao (5 mô hình) với khối lượng trung bình của cá thả là như nhau 30,44 g/con và cho ăn thức ăn khác nhau để đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng, với MH1, MH2, MH3 chúng tôi cho ăn thức ăn có thành phần như sau: 65% cám gạo, 20% bột ngô, 10% bột PX – aqua và 5% bột trứng (CT1). MH4, MH5 chúng tôi cho ăn thành phần gồm có 65% cám gạo, 25% bột sắn, 10% bột PX – aqua, 5% bột

trứng (CT2). Để đánh giá được kết quả tăng trọng của hai công thức chúng tôi tiến hành theo dõi và kết quả được trình bày trong bảng 4.8a, 4.8b và 4.8c.

Khi tiến hành theo dõi đàn cá rô phi tại các mô hình chúng tôi nhận được kết quả nuôi ở các tháng như sau:

- Mô hình 1: Khối lượng trung bình thả ban đầu là 30,44g/con. Sau một tháng nuôi khối lượng của mỗi cá thể là 88,10g/con, ở tháng nuôi thứ 2 đạt trọng lượng trung bình là 158,25g/con. Ở tháng nuôi thứ 3 trọng lượng trung bình là 230,59. Từ bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá ở các tháng thứ nhất là 1,92 (g/con/ngày) và tăng dần qua các tháng tiếp theo ở tháng nuôi thứ 2, thứ 3 lần lượt là: 2,34 và 2,41(g/con/ngày), chúng tôi thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tăng dần từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3. Khi đánh giá chỉ tiêu tăng trọng của cá chúng tôi còn đánh giá độ đồng đều thông qua hệ số biến động CV(%). CV(%) cao thì mức độ đồng đều càng kém và ngược lại, theo số liệu bảng 11a cho thấy giá trị CV(%) của quần thể cá rô phi ở mô hình 1 khi thả thấp nhất (12,00%), tháng thứ nhất là (13,25) và ở các tháng tiếp theo lần lượt là 15,43 và 17,11%.

- Mô hình 2: Cũng như mô hình 1 cá rô phi thả ban đầu có khối kượng là như nhau 30,44g/con. So với mô hình 1 thì tốc độ tăng trưởng của cá ở mô hình 2 là thấp hơn sau 1 tháng nuôi đạt được khối lượng là 85,24g/con và các tháng tiếp theo lần lượt là 147,44g/con và 219,00g/con. Độ đồng đều của đàn cá rô phi ở mô hình 2 được thể hiện qua hệ số biến động CV(%) thấp nhất là ở tháng thứ nhất của thí nghiệm là 13,11 và các tháng thứ hai và thứ ba lần lượt là 14,96% và 17,92%. Tốc độ tăng trọng tuyệt đối của cá nhỏ nhất ở tháng đầu là (1,83g/con/ngày) và đạt cao nhất là ở tháng cuối đạt (2,39g/con/ngày).

Bảng 4.8a. Tốc độ tăng trưởng của đàn cá thí nghiệm ở mô hình 1 và 2

hình Thời gian

Tham số

Chỉ tiêu n X ± mx Cv(%) Ban đầu Khối lượng TB(g/con) 30 30,44± 0,67 12,00

Mô hình 1 Tháng thứ nhất Khối lượng TB (g/con) 30 88,10±2,13 13,25 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 1,92 Tháng thứ hai Khối lượng TB (g/con) 30 158,25±4,46 15,43 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 2,34 Tháng thứ 3 Khối lượng TB (g/con) 30 230,59±7,21 17,11 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 2,41 Mô hình 2 Tháng thứ nhất Khối lượng TB (g/con) 30 85,24±2,07 13,11 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 1,83 Tháng thứ hai Khối lượng TB (g/con) 30 147,44±4,03 14,96 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 2,07 Tháng thứ 3 Khối lượng TB (g/con) 30 219±7,16 17,92 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 30 2,39

Bảng 4.9b Tốc độ tăng trưởng của đàn cá thí nghiệm ở mô hình 3 và 4 Mô hình Thời gian Tham số Chỉ tiêu n X ± mx Cv(%)

Ban đầu Khối lượng TB(g/con) 30 30,44± 0,67 12,00

Mô hình 3 Tháng thứ nhất Khối lượng TB (g/con) 30 83,05±2,03 13,37 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 1,75 Tháng thứ

hai

Khối lượng TB

(g/con) 30 142,68±4,42 16,96 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 1,99 Tháng thứ 3

Khối lượng TB

(g/con) 30 207,21±6,88 18,18 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 2,15 Mô hình 4 Tháng thứ nhất Khối lượng TB (g/con) 30 79,63±1,92 13,17 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 1,64 Tháng thứ

hai

Khối lượng TB

(g/con) 30 133,23±3,93 16,14 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 1,79 Tháng thứ 3

Khối lượng TB

(g/con) 30 193,47±7,07 20,00 Tăng trọng tuyệt đối

(g/con/ngày) 30 2,01

- Mô hình 3: Qua ba tháng nuôi chúng tôi thấy khối lượng trung bình của cá đạt được là 207,21g/con. Tăng trọng tuyệt đối của cá rô phi đơn tính đực sau tháng nuôi thứ nhất là thấp nhất 1,75g/con/ngày, tháng thứ hai là 1,99g/con/ngày và đạt cao nhất vào tháng thứ ba 2,15g/con/ngày. Hệ số biến động của đàn cá rô

phi đơn tính đực cũng tăng theo tháng nuôi tháng thứ nhất13,37% và các tháng tiếp theo là 16,96% và18,18%.

- Mô hình 4: So với các mô hình 1, 2, 3 thì tốc độ tăng trưởng của cá ở mô hình 4 thấp hơn. Sau một tháng nuôi đạt khối lượng là 79,63g/con và kết thúc đợt nuôi đạt khối lượng là 193,47 g/con. Tương ứng với tốc độ tăng trọng tuyệt đối trong ngày ở các tháng nuôi là 1,64g/con/ngày ở tháng thứ nhất, ở tháng thứ hai là 1,79g/con/ngày. Và ở tháng thứ ba đạt cao nhất 2,01g/con/ngày. Độ đồng đều của cá thông qua hệ số biến động CV%. CV% tăng dần theo các tháng nuôi thấp nhất ở tháng nuôi đầu 13,17% và cao nhất là ở tháng cuối 20,00%. Như vậy, độ đồng đều của cá tăng theo thời gian nuôi.

Bảng 4.9c Tốc độ tăng trưởng của đàn cá thí nghiệm ở mô hình 5

Thời gian

tham số chỉ tiêu

n X ± mx Cv(%) Ban đầu Khối lượng TB(g/con) 30 30,44± 0,67 12,00 Tháng thứ nhất Khối lượng TB (g/con) 30 77,59±2,07 14,39 Tăng trọng tuyệt đối (g/con) 30 1,57 Tháng thứ hai Khối lượng TB (g/con) 30 129,99±3,91 16,46 Tăng trọng tuyệt đối (g/con) 30 1,75 Tháng thứ ba Khối lượng TB (g/con) 30 182,40±6,78 20,35 Tăng trọng tuyệt đối (g/con) 30 1,75

- Mô hình 5: Đây là mô hình có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong các mô hình nuôi. Sau tháng thứ nhất khối lượng đạt được là 77,59 g/con và các tháng tiếp theo là 129,99g/con và 182,40g/con, với tốc độ tăng trọng tuyệt đối trong ngày là 1,57g/con/ngày và ở các tháng tiếp theo đạt 1,75g/con/ngày. Hệ số biến

động của quần thể cá rô phi ở mô hình 5 cũng cao hơn các mô hình khác ở tháng thứ nhất 14,39%, tháng thứ hai 16,46% và ở tháng thứ 3 là 20,35%.

Như vậy qua 5 mô hình thí nghiệm chúng tôi thấy khối lượng đạt được của các mô hình khi kết thúc thí nghiệm ở mô hình 1 là 230,59g/con và ở các mô hình tiếp theo lần lượt là 219; 207,21; 193,47; 182,40g/con/ngày. Với tốc độ tăng trọng tuyệt đối trung bình ở cả đợt thí nghiệm của các mô hình nuôi là: mô hình 1 là 2,22g/con/ngày, mô hình 2 là 2,10g/con/ngày và các mô hình 3, 4, 5 lần lượt là 1,96; 1,81 và 1,69g/con/ngày. Như vậy, tốc độ tăng trọng ở mô hình 1 là cao nhất và 2,22g/con/ngày và thấp nhất là ở mô hình năm 1,89g/con/ngày thấp hơn so với kết quả của Vũ Đình Liệu(2003), (là 2,8 – 3,3g/con/ngày khi nuôi công nghiệp). Qua thí nghiệm chúng tôi thấy các mô hình sử dụng thức ăn theo thành phần của CT1 tăng trọng của cá cao hơn các mô hình sử dụng thức ăn theo thành phần của CT2.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w