Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)

2. Mục đích nghiên cứu

4.1.3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng

Một số thông tin về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được chúng tôi trình bày trong bảng 4.4.

* Nguồn thức ăn: Đây là một điều kiện thuận lợi cho trong nuôi cá theo hình thức thâm canh và bán thâm canh vì nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho cá vì vậy cần phải cung cấp thêm các nguồn thức ăn trực tiếp.

- Thức ăn tinh được các hộ sử dụng chủ yếu là thức ăn có nguồn gốc thực vật. Sản phẩm chính của vùng là cây ngô, sắn nên được sử dụng khá nhiều. Kết quả tìm hiểu cho thấy 11/30 hộ sử dụng bột ngô chiếm tỷ lệ khá cao 32,35%, tiếp theo là 10/34 hộ sử dụng cám gạo chiếm 29,41%, còn lại 8/34 hộ sử dụng bột sắn chiếm tỷ lệ 23,53%, còn lại 14,71% các hộ không sử dụng thức ăn tinh. Các hộ có diện tích ao tương đối lớn thì lượng thức ăn tinh sử dụng nhiều hơn, có 5,88% hộ đầu tư 6kg thức ăn tinh trong ngày, số hộ đầu tư từ 3 – 6 kg chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 38,23%. Những ao có diện tích nhỏ thường đầu tư ít dưới 3kg thức ăn tinh/ngày chiếm tỷ lệ 41,18%. Còn lại 14,71% các hộ không sử dụng thức ăn tinh.

- Thức ăn xanh: đây là loại thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm được bà con nông dân sử dụng nhiều hơn cả. Hầu hết các hộ đều tận dụng nguồn thức ăn trong sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm thừa và một số phụ phẩm khác). Theo khảo sát cho thấy các hộ sử dụng bèo, cỏ làm thức ăn chiếm tỷ lệ lớn chiếm tới 55,88% còn lại 35,40% các hộ sử dụng các loại rau và các loại khác chỉ có 8,82% số hộ là không sử dụng các loại thức ăn xanh.

Bảng 4.4 Các loại thức ăn thường sử dụng cho cá Thông tin Số hộ (n=34) Tỷ lệ (%) Thức ăn tinh Cám gạo 10 29,41 Bột ngô 11 32,35 Bột sắn 8 23,53 Không có 5 14,71 Thức ăn xanh Các loại rau 6 17,65 Bèo, cỏ 19 55,88 Các loại khác 6 17,65 Không có 3 8,82

Cách cho ăn Theo quy luật 15 44,12

Không theo quy luật 19 55,88

Lượng thức ăn tinh (kg/ngày) Không có 5 14,71 <= 3 14 41,18 3 - 6 13 38,23 >= 6 2 5,88

4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi

4.2.1. Nhiệt độ

Cá là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. Do vậy, nhiệt độ môi trường cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự biến động của nhiệt độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ nước nuôi cá.

Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước được kiểm tra hàng ngày vào lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều trong ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 37 - 39)