Theo dõi các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 28 - 60)

2. Mục đích nghiên cứu

3.2.1.2. Theo dõi các yếu tố môi trường

+ Nhiệt độ không khí và nước trong ao thí nghiệm.

+ Sự biến động của pH và oxy hòa tan trong nước của ao thí nghiệm. 3.2.1.3. Đánh giá tốc độ sinh trưởng của cá rô phi trên ngày, hệ số chuyển

hóa thức ăn và chi phí thức ăn.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Bố trí thí nghiệm

- Số lượng cá rô phi đơn tính của thí nghiệm là 5000 con. - Cỡ cá thả ban đầu trung bình là: 30,44 ± 0,68 g

- Bố trí: Cá rô phi đơn tính đực được nuôi trong các ao thí nghiệm A1 đến A5 mỗi ao là 1000 cá rô phi và được nuôi ghép với các loài cá khác như cá Trắm Cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi... vậy ta có mật độ thả cá rô phi đơn tính ở các mô hình là: mô hình 1 là 1,25 con/m2; mô hình 2: 1,43 con/m2; mô hình 3: 1,54 con/m2; mô hình 4: 1,67 con/m2; mô hình 5: 2 con/m2. Với mật độ thả của cá ở các ao lần lượt là ao A1 là 3,94 con/m2, ao A2 là 4,16 con/m2, ao A3 là 3,87 con/m2, ao A4 là 4,23 con/m2, và ở ao A5 là 3,75 con/m2.

3.2.2.2. Chăm sóc và quản lý

- Thức ăn: Dùng thức ăn sẵn có tại địa phương như bột ngô, bột sắn, cám gạo, trộn với thức ăn bổ sung là bột trứng và bột PX-Aqua theo những tỷ lệ nhất định để cho cá ăn. Trong các mô hình chúng tôi sử dụng hai công thức để nuôi các mô hình 1; 2; 3 chúng tôi sử dụng công thức phối trộn 1 (CT1) các mô hình 4 và 5 chúng tôi sử dụng công thức phối trộn 2 (CT2). Công thức1 có thành phần là: 60% cám gạo, 25% bột ngô, 10% PX – aqua, 5% bột trứng. Công thức 2 có thành phần là: 60% cám gạo, 20% bột sắn, 10% PX-Aqua, 5% bột trứng.

- Chăm sóc cá: hàng ngày cho cá ăn 2 lần trong ngày buổi sáng ăn từ 6 giờ đến 8 giờ. Buổi chiều cho ăn từ 15 giờ đến 17 giờ lượng thức ăn cho ăn tùy vào giai đoạn của cá.

- Điều chỉnh lượng nước: nguồn nước sạch được lấy trực tiếp từ mương chảy từ hồ Chiềng Khoi xuống thông qua các ống tre, nước liện tục được chảy vào và chảy ra. Mức nước trong ao luôn được duy trì ở mức độ ổn định.

3.2.2.3. Theo dõi các yếu tố môi trường

- Dùng máy đo WTW pH/Oxi 340i của Đức để đo nhiệt độ không khí và nước của ao nuôi (0C), hàm lượng oxy hoà tan trong nước (mg/l), độ pH. Máy đo có độ chính xác 1%.

- Đặt chế độ tự động đo 24 giờ để biết được thời điểm mà nhiệt độ (0C), hàm lượng oxy hoà tan (mg/l), độ pH cao nhất và thấp nhất trong ngày

- Sau đó hàng ngày đo ở các thời điểm cao nhất và thấp nhất trong ngày của một ao đại diện của các chỉ số đó.

3.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu và tính toán

Hàng ngày ghi chép đầy đủ lượng thức ăn cho cá, các số liệu theo dõi môi trường và các lần thu mẫu kiểm tra.

* Theo dõi sinh trưởng của cá bằng cách:

- Tiến hành thu mẫu lần đầu sau 30 ngày nuôi, các lần sau tiến hành định kì 15 ngày cân 1 lần. Mỗi lần cân mẫu bắt ngẫu nhiên 30 cá thể ở ao thí nghiệm để cân khối lượng để xác định các chỉ tiêu sau:

- Khối lượng cá được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01g. - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá (g/con/ngày) = (khối lượng đợt thu sau - khối lượng cá đợt thu trước)/số ngày nuôi

Số cá còn sống đến khi thu hoạch (con)

Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số cá thể ban đầu (con)

Khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg) Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) =

Khối lượng tăng lên của cá (kg) - Chi phí thức ăn/kg tăng trọng(đồng)

= hệ số chuyển hóa thức ăn × giá thức ăn ∑ = n i Xi 1 ) ( Tính số bình quân (X ): X = n - Độ lêch chuẩn: Sx - Hệ số biến động: Cv

* Xử lý số liệu: tất cả các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm EXCEL.

Phần tứ tư

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của xã Chiềng Khoi, huyện YênChâu, tỉnh Sơn La Châu, tỉnh Sơn La

4.1.1. Đặc điểm về ao hồ và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

Các đặc điểm về diện tích, độ sâu, hình thức sở hữu và thời gian nuôi cá được trình bày trong bảng 4.1.

- Diện tích và độ sâu của ao nuôi

Trong nuôi trồng thủy sản ao, hồ luôn là vấn đề quan trọng và phải đảm bảo được các yêu cầu sau: diện tích ao hồ phải đảm bảo không được hẹp quá hoặc rộng quá. Ao quá hẹp dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng và hiệu quả kinh tế thấp, ao nuôi quá rộng, vượt quá khả năng đầu tư và quản lý của người nuôi sẽ làm cho năng suất nuôi và hiệu quả đầu tư thấp. Ao có diện tích nhỏ hơn 500 m2 gọi là có diện tích nhỏ. Qua điều tra chúng tôi thấy có 16/34 ao có diện tích nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao 47,06%. Ngược lại những ao có diện tích lớn hơn 1000 m2 lại rất thấp chỉ có 4/34 ao chiếm tỷ lệ 11,76%. Còn lại là những ao có diện tích từ 500- 1000 m2 chiếm 41,18%.

Ao vừa đảm bảo diện tích nhưng cũng phải đảm bảo độ sâu phù hợp sẽ làm tăng khả năng nuôi thả những loài cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau. Ao có độ sâu không nên sâu quá 2m và nông hơn 1m. Qua tìm hiểu cho thấy 9/34 hộ có độ sâu trên 1,5m chiếm tỷ lệ 26,47%, những ao có độ sâu

dưới 1m chiếm tỷ lệ 26,47% còn lại là những ao có độ sâu từ 1,5 – 2m chiếm tỷ lệ nhiều nhất 47,06%. Như vậy, những ao nhỏ hơn 500m2 và từ 500- 1000m2 là chiếm ưu thế, với các diện tích như vậy thuận lợi cho việc chăm sóc và theo dõi cá và quản lý ao được tốt tuy nhiên cũng có nhiều bất lợi như tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện, thức ăn tự nhiên bị hạn chế. Những ao có diện tích lớn hơn là điều kiện thuận lợi cho nuôi thương phẩm và sản xuất trên quy mô lớn.

Hình thức sở hữu và kinh nghiệm nuôi cá của người dân: Hình thức sở hữu giúp cho các hộ dân yên tâm trong sản xuất. Kết quả tìm hiểu cho thấy 97,06% số hộ có hình thức sở hữu lâu năm chỉ có 2,94% nông hộ có hình thức sở hữu là đấu thầu. Qua khảo sát cho thấy phần lớn các hộ nuôi cá đều đã nuôi cá từ rất lâu chỉ có 8,82% số hộ nuôi cá dưới 5 năm.

Bảng 4.1 Một số thông tin chung về hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại xã Thông tin Số hộ (n = 34) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) < 500 16 47,06 500 - 1000 14 41,18 > 1000 4 11,76 Độ sâu (m) < 1 9 26,47 1 -1,5 16 47,06 > 1,5 9 26,47 Thời gian nuôi cá (năm) < 5 3 8,82 5 - 10 11 32,35 10 - 20 8 23,53 > 20 12 35,29 Hình thức sở hữu Lâu năm 33 97,06 Đấu thầu 1 2,94

4.1.2.Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và con giống

Thông tin về kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và con giống được chúng tôi trình bày trong bảng 4.2.

* Chuẩn bị và tu sửa ao trong quá trình nuôi

Chuẩn bị ao trong nghề nuôi cá là một khâu rất quan trọng. Đây là công việc mang lại nhiều lợi ích không những diệt trừ được mầm bệnh và cá tạp mà còn làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên của cá từ đó làm tăng hiệu quả nuôi cá.

- Dọn bờ: trong 34 hộ được hỏi thì có 27 hộ ( chiếm 79,41%) thực hiện dọn bờ còn lại 7 hộ (chiếm 20,59%) không thực hiện. Những hộ thực hiện chủ yếu là những hộ có ao gần nhà nên thường xuyên có điều kiện dọn và vệ sinh bờ ao, còn lại những hộ không thực hiện là do ao ở xa nhà.

- Bón vôi: Sử dụng vôi trong quá trình nuôi cá là một biện pháp rất đơn giản, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác dụng của vôi là tiêu diệt các mầm bệnh có trong ao. Tuy nhiên chỉ có 9/34 nông hộ (chiếm 26,47%) thực hiện còn lại đa số các hộ (chiếm 73,53%) các hộ chưa thực hiện. Hầu hết các hộ không thực hiện đều cho rằng không có điều kiện mua vôi hoặc chưa biết tác dụng của việc bón vôi.

- Phơi ao: Phơi đáy ao đây là một trong những việc làm hết sức cần thiết trước khi thả cá, bởi vì trong quá trình phơi ao ánh sáng sẽ tiêu diệt được hầu hết các loại ấu trùng và vi sinh vật có hại đồng thời nó làm cho lớp bùn thêm tơi xốp hơn. Có 16 hộ (chiếm 47,06%) thực hiện phơi ao do các ao này thường không đủ nước trong mùa khô, còn lại 18 hộ (chiếm 52,94%) không thực hiện phơi ao là do các ao này thường không thể để cạn.

- Thay nước: thay nước có ý nghĩa quan trọng làm sạch môi trường nuôi cá và tăng cường các chỉ số môi trường có lợi cho cá. Qua khảo sát cho thấy các ao chạy dọc mương thường xuyên được thay nước (chiếm 67,65%), còn lại một số hộ lấy nước từ ruộng lúa nên chỉ thay nước vào mùa mưa (chiếm 32,35%).

- Bón phân: sau khi vệ sinh ao thì dùng phân gây màu cho ao tạo điều kiện cho thức ăn tự nhiên của của cá trong ao phát triển. Tuy nhiên các hộ được hỏi thì tỷ lệ không bón phân khá cao chiếm 64,71% còn lại 35,29 số hộ được hỏi có bón phân nhưng chỉ bón phân ở hình thức tận dụng nguồn phân dư thừa. Tỷ lệ các nông hộ bón phân theo định kỳ là rất thấp chỉ (chiếm 11,76%), còn lại 88,24% các hộ bón phân không định kỳ. Phân chuồng dùng để bón lót xuống đáy ao khi chưa ngập nước thì có tới 55,88% số hộ được hỏi bón đổ đống. chỉ có 5/34 hộ (chiếm 14,71%) là bón phân rải đều, còn lại 29,41% số hộ làm theo các hình thức khác nhau.

Như vậy, khi hỏi một số kỹ thuật cơ bản về ao nuôi thì các nông hộ hầu như chưa lắm rõ hoặc không biết cách thực hiện.

Bảng 4.2. Kỹ thuật chuẩn bị và tu sửa ao trong quá trình nuôi

Thông tin Số hộ (n=34)

Tỷ lệ (%) Thay nước Không định kỳĐịnh kỳ 2311 67,6532,35

Bón phân KhôngCó 1222 35,2964,71 Chu kỳ bón phân Định kỳ 4 11,76 Không định kỳ 30 88,24 Cách bón phân Rải đều 5 14,71 Đổ đống 19 55,88 Không làm như trên 10 29,41 Dọn bờ có 27 79,41 không 7 20,59 Tẩy vôi có 9 26,47 không 25 73,53

Phơi ao có 16 47,06 không 18 52,94

* Công tác chuẩn bị con giống

Công tác chuẩn bị con giống của các nông hộ được chúng tôi trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 Thông tin về công tác chuẩn bị cá giống của các nông hộ

Thông tin Số hộ (n=34) Tỷ lệ (%) Nguồn cá giống Tự túc 3 8.82 Đi mua 31 91.18 Hình thức mua

Mua của hộ tư nhân 5 14,71 Lái buôn mang lại 29 85,29 Chất lượng giống Tốt 11 32.35 Trung bình 14 41.18 Không có ý kiến 9 26.47 Loại cá nuôi Trắm 9 26.47 Trôi 7 20.59 Chép 7 20.59 Mè 6 17,65 Rô phi 5 14.70 Hình thức nuôi Đơn 9 26.47 Ghép 25 73.53 Tháng Thả 1 0 0 2 4 11.77 3 20 58.82 4 8 23.53 5 2 5.88

- Nguồn cá giống

Đây là một chỉ tiêu quan trọng cho biết nguồn cung cấp cá giống là tốt hay không, tại chỗ hay được mua từ nơi khác đến. Đồng thời nó còn cho biết mức độ ổn định của nguồn cung cấp giống. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ không tự sản xuất được cá giống, mà đi mua là chính (chiếm 91,18%). Các hộ này chủ yếu là mua từ các lái buôn mang đến bán tận nhà (chiếm 85,29%). Các hộ tự túc được cả giống chỉ chiếm 8,82% chủ yếu các hộ này cho cá đẻ tự nhiên sau đó là ương lên cá giống. Kết quả này cho thấy mức độ không ổn định của nguồn cung cấp giống tại xã, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ chăn nuôi của bà con nông dân.

- Chất lượng cá giống

Chất lượng giống là một tiêu chuẩn quan trọng quyết định tỷ lệ sống sinh trưởng và phát triển của cá. Chất lượng giống tại địa bàn điều tra được chúng tôi đánh giá qua tỷ lệ chết và khả năng sinh trưởng của cá. Trong 34 hộ được đánh giá chỉ có 11 hộ (chiếm32,35%)cho rằng cá có chất lượng tốt và có 41,18% cho rằng giống hiện nay có chất lượng trung bình và 26,47% cho rằng giống có chất lượng không tốt.

- Hình thức nuôi và tháng thả cá

Tùy vào kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi mà mỗi nông hộ có hình thức chăn thả là khác nhau. Chủ yếu các hộ nuôi theo hình thức thả ghép (chiếm 73,53%) với các loại trắm, trôi, mè, chép, mè vinh…chỉ có 9 hộ chiếm 26,47% là nuôi ghép. Thời gian thả cá của các nông hộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết và nguồn giống cung cấp. Qua điều tra cho thấy các hộ chủ yếu thả cá giống vào tháng 3 (chiếm 58,82%) và thả cá vào tháng 4 và tháng 5 (chiếm 29,41%) còn tỷ lệ thả cá vào tháng 1 và tháng 2 là rất thấp do năm nay rét đậm kéo dài làm cho nguồn cung cấp con giống không đủ và thời tiết thả không thuận lợi trong tháng 1 không có hộ nào thả cá và tháng hai có 11,77%.

4.1.3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng

Một số thông tin về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được chúng tôi trình bày trong bảng 4.4.

* Nguồn thức ăn: Đây là một điều kiện thuận lợi cho trong nuôi cá theo hình thức thâm canh và bán thâm canh vì nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho cá vì vậy cần phải cung cấp thêm các nguồn thức ăn trực tiếp.

- Thức ăn tinh được các hộ sử dụng chủ yếu là thức ăn có nguồn gốc thực vật. Sản phẩm chính của vùng là cây ngô, sắn nên được sử dụng khá nhiều. Kết quả tìm hiểu cho thấy 11/30 hộ sử dụng bột ngô chiếm tỷ lệ khá cao 32,35%, tiếp theo là 10/34 hộ sử dụng cám gạo chiếm 29,41%, còn lại 8/34 hộ sử dụng bột sắn chiếm tỷ lệ 23,53%, còn lại 14,71% các hộ không sử dụng thức ăn tinh. Các hộ có diện tích ao tương đối lớn thì lượng thức ăn tinh sử dụng nhiều hơn, có 5,88% hộ đầu tư 6kg thức ăn tinh trong ngày, số hộ đầu tư từ 3 – 6 kg chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 38,23%. Những ao có diện tích nhỏ thường đầu tư ít dưới 3kg thức ăn tinh/ngày chiếm tỷ lệ 41,18%. Còn lại 14,71% các hộ không sử dụng thức ăn tinh.

- Thức ăn xanh: đây là loại thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm được bà con nông dân sử dụng nhiều hơn cả. Hầu hết các hộ đều tận dụng nguồn thức ăn trong sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm thừa và một số phụ phẩm khác). Theo khảo sát cho thấy các hộ sử dụng bèo, cỏ làm thức ăn chiếm tỷ lệ lớn chiếm tới 55,88% còn lại 35,40% các hộ sử dụng các loại rau và các loại khác chỉ có 8,82% số hộ là không sử dụng các loại thức ăn xanh.

Bảng 4.4 Các loại thức ăn thường sử dụng cho cá Thông tin Số hộ (n=34) Tỷ lệ (%) Thức ăn tinh Cám gạo 10 29,41 Bột ngô 11 32,35 Bột sắn 8 23,53 Không có 5 14,71 Thức ăn xanh Các loại rau 6 17,65 Bèo, cỏ 19 55,88 Các loại khác 6 17,65 Không có 3 8,82

Cách cho ăn Theo quy luật 15 44,12

Không theo quy luật 19 55,88

Lượng thức ăn tinh (kg/ngày) Không có 5 14,71 <= 3 14 41,18 3 - 6 13 38,23 >= 6 2 5,88

4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 28 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w