Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 46)

2. Mục đích nghiên cứu

4.2.3. Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Cũng như các động vật trên cạn, cá cần có oxy để hô hấp, oxy cung cấp cho cá dưới dạng hòa tan trong nước. Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong nước là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của cá rô phi. Trong môi trường ao nuôi, lượng oxy hòa tan thấp sẽ làm cho cá chậm lớn, có thể làm cá chết hàng loạt. Nguồn cung cấp oxy hòa tan là từ khí quyển và quá trình quang hợp của thực vật trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó thực vật phù du, thực vật bậc cao trong nước có tính chất quyết định thông qua hoạt động quang hợp của chúng. Sự hao hụt oxy hòa tan xảy ra do quá trình hô hấp của thực vật thủy sinh, do sự khuyếch tán vào khí quyển và sự oxy hóa các chất (Vũ Trung Tạng, 1995).

Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan trong nước được chúng tôi tiến hành đo hàng ngày hai lần vào lúc 6 giờ và lúc 14 giờ, kết quả được trình bày qua bảng 4.7 và biểu diễn qua đồ thị.4.3.

Bảng 4.7. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan (DO) và độ pH nước trung bình của ao nuôi qua các tuần thí nghiệm

Tuần nuôi Độ pH

Oxy hòa tan (mg/l) Sáng Chiều Sáng Chiều 1 7,05 8,08 3,58 4,12 2 7,43 8,13 3,29 4,08 3 7,52 8,22 3,89 4,26 4 7,69 8,29 3,43 5,06 5 7,61 8,14 4,12 5,34 6 7,86 8,27 4,56 6,08 7 7,83 8,23 5,02 5,59 8 7,76 8,24 4,68 6,03 9 7,89 8,32 5,69 6,09 10 7,83 8,3 5,72 5,79 11 7,91 8,4 6,26 6,44 12 7,85 8,29 5,59 6,13 13 7,89 8,36 5,87 6,37 14 7,88 8,34 6,12 6,29

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đo được vào buổi sáng ở ao thí nghiệm biến đổi không đều. Hàm lượng oxy hòa tan đo được vào buổi chiều có xu hướng tăng trong những tuần đầu thí nghiệm nhưng những tuần tiếp sau thì giữ ở mức độ cao và khá ổn định. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trung bình vào buổi sáng cao nhất là 6,26 mg/l ở tuần nuôi thứ 11 của thí

nghiệm và thấp nhất ở tuần nuôi thứ 2 là 3,29 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan đo vào buổi chiều đạt cao nhất là ở tuần nuôi thứ 11 của thí nghiệm là 6,44 mg/l, và thấp nhất là 4,08 mg/l ở tuần nuôi thứ 2 của thí nghiệm. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trong ngày dao động từ 1 – 5mg/l. Nguyên nhân có sự dao động này là do hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao biến đổi theo chu kỳ ngày và đêm cao nhất lúc 14 giờ và thấp nhất là lúc rạng sáng từ 4 – 6 giờ. Ngày có hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất là 1,43 mg/l vào buổi sáng của tuần nuôi thứ 2 của thí nghiệm. Ngày có hàm lượng oxy hòa tan cao nhất là 6,84 mg/l vào buổi chiều ở tuần nuôi thứ 11 của thí nghiệm.

Cá rô phi có thể chịu đựng được hàm lượng oxy hòa tan thấp dưới 1mg/l, Chúng tận dụng oxy không khí (Chervinsky, 1982). Đối với các loài cá khác nồng độ oxy hòa tan thấp như trên chúng chỉ sống sót khi nhiệt độ thấp. Hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất mà cá rô phi có thể sống sót trong một thời gian ngắn là 0,1mg/l đối với loài O.mossambicusO.niloticus; 0,2mg/l đối với loài O.aureus. Nồng độ oxy hòa tan tối ưu cho cá là từ 3 –8mg/l (Phạm Văn Trang, 2005). Như vậy nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan trong trong nước ở ao nuôi đo được vào buổi sáng và buổi chiều nằm trong giới hạn cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá.

Đồ thị 4.3. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan (DO) nước trung bình qua các tuần thí nghiệm

4.2.4. Độ pH

Độ pH của nước quá cao hay quá thấp đều không tốt vì có liên quan đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Độ pH thấp sẽ hòa tan một số kim loại nặng và làm tăng tính độc của khí H2S, gây độc cho cá. Khi pH cao sẽ làm tăng tính độc của khí NH3 và sẽ ức chế hoạt động của một số men thủy sinh vật làm thức ăn cho cá.

Độ pH trong ao được đo hàng ngày vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều, kết quả được trình bày trong bảng 4.7 và đồ thị 4.4.

Đồ thị 4.4. Diễn biến độ pH nước trung bình của ao qua các tuần thí nghiệm

Qua đồ thị ta thấy diễn biến hàm lượng pH trong ao vào buổi chiều cao hơn buổi sáng và ổn định cả buổi sáng buổi chiều. Vào buổi sáng dao động từ 7,05 – 7,91, và vào buổi chiều dao động từ 8,08 – 8,40. Độ pH cao nhất là ở tuần nuôi thứ 11 của thí nghiệm và thấp nhất là ở tuần nuôi đầu của thí nghiệm. Ngày có nhiệt độ cao nhất là 8,87 vào buổi chiều ở tuần thứ 11 của thí nghiệm, và ngày có nhiệt độ thấp nhất là 6,54 vào buổi sáng ở tuần thứ nhất của thí nghiệm.

Giới hạn dưới của pH gây chết cho cá xấp xỉ là 4 và giới hạn trên là 11 ( Nguyễn Đức Hội, 1997). Cá rô phi có thể sống trong môi trường pH biến động lớn từ 4,5 – 9, nhưng khoảng pH thích hợp cho cá là 6,5 – 8,9, cá rô phi vằn O.niloticus chịu được pH từ 8 – 11. Theo Phạm Văn Trang (2005), độ pH thích hợp đối với cá nuôi trong ao là từ 6,5 – 8,5. Theo Boyd (1990) pH từ 6,5 – 9 là thích hợp nhất trong nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi là phù hợp với các tác giả.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi đơn tính nuôi tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 46)