BÁO CÁO TÀI CHÍNHChứng tù kế toán và các bảng phân bổ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 29 - 32)

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (ký hiệu “VNĐ”).

♦♦♦ Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Nguyên tắc xác định tiền: Là toàn bộ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hiện có của tổng công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối niên độ được kết chuyển vào doanh thu của hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính. ♦♦♦ Chính sách kế toán đối với hàng tòn kho

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường họp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác đinh theo phương pháp bình quân gia quyền tính một lần vào cuối quý và theo giá thực tế đích danh.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Tổng công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Xác định giá trị sản xuất dở dang: Giá trị sản phẩm dở dang của Tổng công ty được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở kiểm kê xác định số lượng nguyên vật liệu đang trên dây chuyền sản xuất hoặc đang trong công đoạn sản xuất.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của tất cả các loại hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính được ghi nhận vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

❖ Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác

Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ cùng với dự phòng được lập cho các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi.

khoản phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. ❖ Ghi nhận và khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ)

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc và các chi phí khác có liên quan trực tiếp mà công ty đã bỏ ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao theo quy định tài Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

❖ Nguồn vốn, Quỹ

Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty được Ngân sách nhà nước cấp khi thành lập, trong quá trình hoạt động nguồn vốn tăng do bổ sung từ lợi nhuận và do được điều chuyển từ Tập đoàn Dệt may

Việt Nam.

Các quỹ: Việc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ tại Tổng công ty gồm: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, phúc lợi được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. ♦♦♦ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:

- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua;

- Công ty không nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;

Đối với doanh thu xuất khẩu: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi xuất hoá đơn giá trị gia tăng và hoàn thành thủ tục hải quan chứng thực hàng đã thông quan.

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;

- Xác định chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ lãi tiền gửi và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Nghĩa vụ thuế

Thuế Giá trị gia tăng được kê khai và hạch toán theo phương pháp khấu trừ. Mức thuế Suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ bán ra là 10%, 5%, 0%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng công ty phải nộp ngân sách là 28%. Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp như thuế nhà đất, tiền thuê đất, thuế Môn bài, phí và lệ phí công ty thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo quy định của nhà nước.

Hệ thống các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng

♦ Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Hanosimex; ♦ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế;

♦ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; ♦ Thuyết minh báo cáo tài chính;

♦ Các báo cáo theo yêu cầu của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)