3. TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.4 Hình thức chi trả cổ tức
a. Giai đoạn từ năm 2004 đến giữa năm 2008
Nền kinh tế phát triển nhanh và nóng, các công ty có nhiều dự án đầu tư nên cần huy động một nguồn vốn lớn. Vì vậy, nhà đầu tư ít quan tâm đến tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, không đòi hỏi doanh nghiệp trả cổ tức cao nhằm tập trung vốn cho phát triển doanh nghiệp để tăng lãi vốn.
Và đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là bước vào giai đoạn “hoàng kim” từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự tham gia mạnh mẽ của khối đầu tư nước ngoài, giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN-Index lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/3/2007, các doanh nghiệp đua nhau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các cổ đông cũng hân hoan đón nhận khoản cổ phiếu này. Vì sao? Khi thị trường chứng khoán ( TTCK ) trong xu thế đi ngang và giảm tụt thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ dẫn đến tình trạng loãng giá gây sụt giảm giá cổ phiếu. Nhưng với tình hình sốt giá cổ phiếu như thời gian qua thì lượng cổ phiếu mới niêm yết trở lại thị trường từ việc chi trả cổ tức sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu. Các cổ đông cũng được hưởng lợi từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu giá rẻ.
Điều quan trọng của các cổ đông nói chung không phải là cổ tức được nhận mà là tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận thu về của công ty. Các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK hầu hết là những người kinh doanh ngắn hạn cho nên trả cổ tức nhiều, ít không quan trọng. Thêm nữa, sau ngày chốt danh sách cổ đông, giá cổ phiếu sẽ bị trừ đúng bằng số tiền họ được nhận cổ tức. Đối với các cổ đông chiến lược lâu dài, mục đích chính là giá trị thực tăng trưởng của công ty qua các năm chứ không phải cổ tức được nhận hằng năm là bao nhiêu.
Các công ty tùy theo tình hình kinh doanh, mục đích kinh tế hay từng giai đoạn phát triển mà có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phần và cũng có thể là kết hợp cả hai. Ví dụ như là: Công ty cổ phần Container Việt Nam (mã CK: VSC
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng)
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 06/08/2008
Ngày đăng ký cuối cùng: 08/08/2008 Mục đích: Trả cổ tức đợt 1 năm 2008 bằng tiền mặt
Tỉ lệ thực hiện: 20 % mệnh giá ( 2000 đồng / 1 cổ phiếu )
Thời gian thưc hiện: 29/8/2008
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng)
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 05/06/2008
Ngày đăng ký cuối cùng: 09/06/2008 Mục đích: Chi trả cổ tức đợt 3 năm 2007 bằng cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 1.587.466 CP
Năm 2007, chiếm phần lớn trong tỷ lệ cổ tức của các doanh nghiệp là cổ tức cổ phần. Chẳng hạn như, công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm có tỷ lệ chi trả cổ tức là 100% bằng hình thức cổ phần; công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi trả 50%, bằng hình thức cổ phần là chủ yếu…
Và một ví dụ điển hình nữa là, Công ty Bibica theo kế hoạch năm 2006 trả cổ tức 12% bằng tiền mặt. Sau khi đã trả 5% đợt 1 đã quyết định thay đổi trả cổ tức đợt 2 bằng cổ phiếu là 12% bằng mệnh giá (nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu thì được nhận cổ tức là 12 cổ phiếu). Mặc dù tổng lợi nhuận sau thuế của Bibica năm này là 19,3 tỉ đồng (vượt 60% so với kế hoạch đề ra) nhưng Công ty Bibica vẫn quyết định giữ lại tiền mặt để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sở dĩ như vậy vì hiện công ty đang cần rất nhiều vốn để thực hiện các dự án, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp công ty có thêm vốn để phát triển sản xuất, tăng vốn điều lệ và các cổ đông cũng được hưởng lợi từ giá cổ phiếu đang tăng lên theo xu hướng chung trên TTCK hiện nay.
Một số công ty niêm yết tại HOSE trả cổ tức cổ phần năm 2007
STT Mã Tên công ty Cổ tức
MG
Loại cổ tức
TM CP
1 UNI CTCP VIỄN LIÊN 17,00% 500 100:12
2 HPG CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 40,00% 1.000 100:30 3 MCP CTCP IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU 14,00% 100:14
4 REE CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH 40,00% 100:40
5 COM CTCP VẬT TƯ XĂNG DẦU 15,00% 900 100:6 6 PAC CTCP PIN ẮC QUY MIỀN NAM 15,00% 500 100:10 7 TYA CTCP DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TAYA
VIỆT NAM 5,00% 100:5
8 SHC CTCP HÀNG HẢI SÀI GÒN 15,00% 500 100:10 9 SFI CTCP ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI 15,00% 100:15 10 HBC CTCP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH
ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 12,00% 100:12
11 BT6 CTCP BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI 18,00% 1.000 100:8 12 SC5 CTCP XÂY DỰNG SỐ 5 30,00% 1.000 100:20 13 VSC CTCP CONTEINER VIỆT NAM 39,00% 1.900 100:20
14 NAV CTCP NAM VIỆT 20,00% 100:20
15 SDN CTCP SƠN ĐỒNG NAI 18,40% 100:18
16 PVD TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ
KHOAN DẦU KHÍ 38,51% 1.851 100:20
17 SJD CTCP THỦY ĐIỆN CẦN ĐƠN 15,00% 100:15 18 RIC CTCP QUỐC TẾ HOÀNG GIA 10,00% 100:10 19 VTB CTCP ĐIỆN TỬ TÂN BÌNH 18,00% 1.000 100:8
20 KDC CTCP KINH ĐÔ 40,00% 1.800 100:22
21 BHS CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 18,00% 800 100:10
22 BBC CTCP BIBICA 14,00% 800 100:6
23 NKD CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH
ĐÔ MIỀN BẮC 40,00% 1.800 100:22
24 LAF CTCP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU LONG AN 7,00% 100:7
25 CLC CTCP CÁT LỢI 30,00% 100:30
26 ITA CTCP ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP TÂN
TẠO 30,00% 100:30
27 TDH CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC 20,00% 1.000 100:10 28 NTL CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM 100,00% 100:100 29 SSI CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 50,00% 3.000 100:20 30 BMP CTCP NHỰA BÌNH MINH 30,00% 1.000 100:20 31 SMC CTCP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC 15,00% 500 100:10
33 HAP CTCP HAPACO 15,00% 100:15
34 VTC CTCP VIỄN THÔNG VTC 12,00% 100:12
Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy có những công ty không trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng tất cả đều trả cổ tức bằng cổ phần hoặc là kết hợp cả hai. Điều này chứng tỏ cổ tức bằng cổ phần rất được ưa chuộng trong thời gian qua.
b. Giai đoạn cuối năm 2008
Từ khoảng cuối năm 2008 trở lại đây, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối, Vn-Index rơi từ ngưỡng hơn 1.100 điểm xuống dưới 300 điểm, việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao lại đang được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng. Vì sao? Bởi trong tình hình hiện nay, khi giá cổ phiếu đã xuống quá thấp còn chỉ còn một phần ba hay một phần tư thời cao điểm thì việc tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ góp phần cải thiện thu nhập của nhà đầu tư. Ngoài ra, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện cho cổ đông tận dụng nhiều cơ hội tái đầu tư vào thị trường chứng khoán khi mà giá nhiều cổ phiếu quá rẻ, giúp cho họ cân bằng lại giá vốn đầu tư.
Chúng ta có thể nhìn một cách trực quan hơn về việc các doanh nghiệp Việt Nam trả cổ tức cao trong năm 2008 qua bảng số liệu sau:
Top 10 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất trên Hose năm 2008
Tên DNNY Mã
CK
Cổ tức mệnh giá
CTCP Xuất nhập khẩu Cửu Long An Giang ACL 35%
Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định BMC 35%
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre ABT 30%
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM 29%
Công ty Cổ phần FPT FPT 26%
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh GIL 25%
Công ty Cổ phần Cát Lợi CLC 20%
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long CAN 19%
Công ty Cổ phần Nam Việt ANV 18%
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc NKD 18%
Công ty Cổ phần Kinh Đô KDC 18%
(Nguồn: www.cafef.vn)
ứng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình. Về phía các cổ đông, do thị trường chứng khoán đi xuống trong một thời gian dài nên đa số đều hào hứng với việc sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ cổ tức tiền mặt.
Đặc biệt, vào cuối năm 2008, thị trường hiện rộ lên phong trào tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt hoặc chia cổ phiếu thưởng từ các khoản thặng dư vốn cho cổ đông, trước khi quy định đánh thuế thu nhập chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2009 ( theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, cổ tức, lãi trái phiếu, tín phiếu trừ lãi trái phiếu Chính phủ sẽ bị áp mức thuế 5% kể từ đầu 2009).
Tạm ứng cổ tức với mức khá cao có thể kể đến công ty cổ phần gạch ngói Nhị Hiệp NHC với 30% trên mệnh giá, ACB với 25%. Mức tạm ứng trên 1.000 đồng một cổ phiếu bao gồm công ty cổ phần sữa Việt Nam VNM (1.900 đồng), FPT (1.600 đồng), GIL (1.300 đồng), ST8 (15%). Chi trả từ 10% trở xuống có KHA (10%), SSI (10%), VSH (10%), DHG (10%), BMC (10%), TMC (7%)...
Một số công ty lại thanh toán cho nhà đầu tư bằng cổ phiếu như công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (tỷ lệ 50%). Với công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng lên đến 50% để tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn.
Thông thường, việc tạm ứng cổ tức đợt 2 phải đến những tháng đầu năm sau mới chi trả cho cổ đông sau khi họp bàn cuối năm. Thế nhưng, năm nay nhiều doanh nghiệp công bố tạm ứng hẳn cổ tức đợt 2 như Xuất nhập khẩu Bình Thạnh GIL (10%), Đầu tư thương mại SMC (4%), xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (20%)...
Vấn đề đáng chú ý là theo báo cáo tài chính quý III của nhiều doanh nghiệp niêm yết có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao trên 150%, nhưng vẫn quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao (trên 15%). Nếu không tính toán kỹ, các doanh nghiệp này khi cần vốn sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay có chi phí cao hơn, lợi nhuận doanh nghiệp do vậy bị ảnh hưởng.
c. Đầu năm 2009 đến nay
Hiện nay đã có một số công ty công bố mức chi trả cổ tức như: Công ty Cổ phần Container Việt Nam (mã CK: VSC)
Ngày đăng ký cuối cùng: 10/06/2009
Mục đích: Trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt Tỉ lệ thực hiện: 20 % mệnh giá ( 2000 đồng / 1 cổ phiếu ) Thời gian thưc hiện: 24/06/2009
CTCP Alphanam ( mã chứng khoán: ALP) Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá : 10.000 đ (Mười ngàn đồng)
Ngày giao dịch không hưởng quyền : 17/06/2009. Ngày đăng ký cuối cùng : 19/06/2009.
1. Trả cổ tức bằng tiền mặt:
- Tỷ lệ thực hiện : 6%/mệnh giá ( 600 đ/CP) - Thời gian thực hiện : Ngày 14/07/2009.
2. Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu: - Số lượng phát hành : 2.340.000 cổ phiếu.
- Tỷ lệ thực hiện: 100 : 6 (tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 06 cổ phiếu thưởng; cổ phiếu thưởng được nhận sẽ làm tròn xuống đến hàng chục. Số lượng cổ phiếu lẻ đơn vị và thập phân sẽ được HĐQT công ty mua lại với giá 10.000 đồng/CP.)
Ví dụ: Cổ đông A vào ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 1230 cổ phần ALP, số cổ phần mới được phân phối là 1230 x 6% = 73,8 cổ phần. Do làm tròn xuống đến hàng chục nên số cổ phiếu thưởng mà ông A thực nhận là 70 CP cùng số tiền là 3,8 x 10.000 = 38.000 đ
Công ty CP Đầu tư và Thương mại DIC (mã CK: DIC) như sau: Ngày giao dịch không hưởng quyền: 03/06/2009
Ngày đăng ký cuối cùng : 05/06/2009
Lý do và mục đích : Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu
Tỷ lệ thực hiện : 20:3
Vào ngày chốt danh sách mỗi cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận được 03 cổ phiếu thưởng mới của Công ty.
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành : 1.015.493 cổ phiếu
Nhận xét: hinh thức chi trả rất là phong phú, có thể là tiền mặt hoặc cổ phiếu hoặc là kết hợp cả hai. Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng khá là cao, tao niềm tin cho các cổ đông về sự phục hồi của nền kinh tế sau thời kì khủng hoảng vừa qua.
Tóm tắt tình hình chi trả cổ tức ở Việt Nam thời gian qua T ỷ l ệ chi tr ả c ổ t ứ c c ủ a ph ầ n l ớ n các công ty v ẫ n ở t ỷ l ệ h ợ p lý Như ta thấy trong phần thống kê ở trên, nếu so sánh mức phổ biến chi trả cổ tức của các công ty từ 10%-20% với mức lãi suất của ngân hàng và mức lạm phát thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được đối với nhà đầu tư. Còn đối với doanh nghiệp thì vẫn duy trì nguồn vốn tích lũy đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định của công ty.
Nhi ề u công ty b ắ t đ ầ u chú ý vi ệ c s ử d ụ ng k ế t h ợ p các ph ươ ng th ứ c chi tr ả c ổ t ứ c
Trong những năm đầu của thị trường chứng khoán thì các công ty niêm yết chỉ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng kể từ năm 2004 trở đi, các công ty đã chú trọng hơn việc kết hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc kết hợp này được nhà đầu tư đánh giá cao.
Nhìn chung, chính sách cổ tức ngày càng được các công ty niêm yết quan tâm nhiều hơn cùng với sự phát triển của thị trường nói chung và của cả công ty nói riêng. Các công ty niêm yết luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, các cổ đông, xu hướng chung của thị trường và vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của bản thân công ty. Và quyết định chi trả cổ tức ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong việc gìn giữ vị thế của công ty trên thị trường. Các công ty đã có nhận thức về ưu và nhược điểm của từng phương thức chi trả cổ tức (bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu) và đã có sự kết hợp linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình công ty và xu hướng thị trường.
4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY