1.3.Nước thải

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 30 - 39)

môi trường nước ở đô thị , trong đó có môi trường nước. Các dòng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất.

Nước thải là nước sau khi đã sử dụng và được đào thải vào các nguồn tiếp nhận nước thải. Một trong các cách phân loại nước thải là có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, đó là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp để quản lí hoặc công nghệ xử lí thích hợp. Các nguồn nước thải chính ở các khu công nghiệp và đô thị hiện nay là:

Nước thải sinh hoạt: là nước thải được thải từ các khu dân cư, khu hoạt động thương mại dịch vụ, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

Nước thải từ các cơ sở công nghiệp và dịch vụ: Là nước thải từ các quá trình công nghệ hay dịch vụ có sử dụng nước và thành phần của nước thải phụ thuộc vào công nghệ hay dịch vụ.

Nước thải từ các bệnh viện: Số lượng vi sinh vật lớn và đa dạng, nhiều vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm các hoá chất độc hại,

13 http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-06- 01.4343/2004/2004_00019/MItem.2004-10-28.4417/MArticle.2004-10-

28.5714/marticle_view

nguy hiểm và có thể có phóng xạ. Phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Nước mưa nhiễm bẩn: Độ nhiễm của nước mưa phụ thuộc vào môi trường không khí, bề mặt khu vực có nước chảy tràn.

2.Nguyên nhân của hiện trạng môi trường nước đô thị hiện nay

2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước từ nước thải15

2.1.1.Nguyên nhân từ nước thải sinh hoạt

Hiện nay, Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, đa số đời sống của nhân dân còn chật chội, các công trình phụ còn chưa hợp vệ sinh, nước thải vào hệ thống cống không được mở rộng và sửa chữa nên dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng nước trong hệ thống cống nước thải . Hiên nay nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% lượng nước cấp và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không qua bất kì một biện pháp xử lý nào. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, đây là những chất dễ bị phân hủy và gây ra ô nhiễm. Và đặc biệt nghiêm trọng khi tình trạng ngập lụt do mưa lũ: nước thải thành phố ô nhiễm bởi các vi khuẩn, vi trùng, vi rút gây bệnh cho con người và từ cống rãnh đã lan rộng khắp địa bàn thành phố gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường nước ở đô thị và cảnh quan.

2.1.2.Nguyên nhân từ nước thải công nghiệp

Trong nước thải công nghiệp phụ thuộc và loại hình công nghiệp có các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ, vô cơ cao. Hàm lượng BOD, COD cao làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước và dẫn đến làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thuỷ vực. Một số nhà máy xí nghiệp tuy đã có hệ thống xử lí nước thải nhưng trang thiết bị và công nghệ cũ kĩ hoặc không có tiền để bảo trì, do đó nước thải sau xử lí vẫn còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Các chất hợp chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp rất đa dạng,

thí dụ như bột giặt, nước thải từ các nhà máy chế biến lương thực - thực phẩm như nhà máy bia, rượu …bao gồm nhiều hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật, có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên, nhưng rất gây ra ô nhiễm mùi và màu, và có đặc trưng là trị số BOD rất cao. Các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm thải ra môi trường ngoài xơ sợi, xút, axit, còn có nhiều hợp chất màu, chất thợ nhuộm, chất tẩy…là những hợp chất có thể khó phân huỷ và rất độc với môi trường thuỷ sinh. Nước thải ngành dệt nhuộm, công nghiệp giấy thải ra nước thải các chất hữu cơ rất độc cho môi trường nước ở đô thị, được biểu hiện qua giá trị BOD,COD cao…Kết quả khảo sát cho thấy, ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng nề, có khu công nghiệp thải ra tới 500.000m3 nước bẩn mỗi ngày, nước thải của một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn, Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. 16

2.1.3.Sự ô nhiễm từ các bãi rác và các chất thải rắn

Khi mưa, nước mưa cuốn trôi các chất thải rắn nhất là ở các bãi rác vào nguồn nước mặt đồng thời các chất bẩn cũng bị ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Hiện nay ở Việt Nam do các bãi rác chưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn nên nước rác từ các nơi đổ rác không được thu gom và xử lí, dẫn đến việc nước rác làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Nước rác chứa rất nhiều các chất ô nhiễm hữư cơ và vô cơ có độc tính cao cho người và các hệ sinh thái trong nguồn nước nhận. Tính trung bình một ngày một người thải 0,5 kg chất thải rắn từ đó lượng rác chưa được đưa đến bãi rác nó tồn đọng trên đường phố cũng góp phần đáng kể cho

sự ô nhiễm. Các rác thải độc hại trong nhà máy hay bệnh viện không được phân loại và xử lí là những nguồn gây ô nhiễm rất nguy hiểm.

2.1.4. Sự ô nhiễm từ nước thải bệnh viện

Nước thải từ các bệnh viện là nước thải chứa rất nhiều hoá chất, bệnh phẩm và vi trùng nếu không được xử lí mà thải ra cống rãnh chung sẽ là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm độc hại không chỉ cho nguồn nứơc nhận mà còn cho người và động thực vật. Tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về kinh phí hạn hẹp nên ít bệnh viện lắp đặt hệ thống xử lí nước thải, cá biệt các trạm xử lí nhưng bị hạn chế về kinh phí để duy trì hoạt động sửa chữa. Do đó nước thải bệnh viện đang là nguồn gây ô nhiễm rất đáng kể.

Nước thải sinh hoạt ở các thành phố là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Nước thải và nước mưa, nhất là nước mưa đợt đầu, đều không được xử lý.Trong các đô thị, do dân số tăng nhanh, nhưng hệ thống thoát nước không được cải tạo xây dựng kịp thời, nên nước thải trực tiếp chảy vào các sông mà không được kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề càng xấu đi do sự quản lí chất thải rắn và xử lí các chất thải công nghiệp không đầy đủ ở các thành phố lớn, thị xã và khu công nghiệp, nên tình trạng ô nhiễm vốn đã xấu, sẽ có chiều hướng nghiêm trọng hơn, kéo theo là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cũng như chất lượng đời sống sẽ xấu đi.

Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở Hà Nội, Thành phố HCM và Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố thị xã lớn: Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 450.000 m3/ngày;tuy nhiên chỉ có 5% lượng nước thải được xử lí,còn lại trực tiếp xả vào hệ thống thoát nước của hệ thống, hiện mới chỉ có 10/31 bệnh viện có hệ thống xử lí nước thải; 40/15880 cơ sở sản xuất tư nhân có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ ngày đang xả

vào các khu đất ven hồ, kênh, mương nội thành; chỉ số BOD, ôxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông hồ nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.17

Nhìn chung các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước ở các khu đô thị hiện nay đều bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số,mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu…Những nguyên nhân chủ quan như là nhận thức của người dân về vấn đề môi trường nước ở đô thị chưa cao, sự bất cập trong vấn đề quản lí, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ. Các quy định về quản lí và bảo vệ môi trường nước còn thiếu. Cơ chế phân phối và phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước ở đô thị còn rất thấp…

2.2. Nguyên nhân của tình trạng úng ngập

Ở các đô thị nước ta, nguyên nhân gây úng ngập thường là:

Thứ nhất, do thiếu sót trong thiết kế xây dựng hệ thống thoát nước trong quy hoạch phát triển đô thị, như là hệ thống thoát nước quá nhỏ, không đủ khả năng thoát nước mưa đối với các trận mưa lớn. Hệ thống thoát mưa chung của toàn thành phố hoặc hệ thống thoát nước mưa cục bộ của từng khu phố không tương ứng với yêu cầu thoát nước mưa. Các ao, hồ trong đô thị bị san lấp, diện tích các sông ngòi, kênh rạch trong đô thị bị san lấp, diện tích các sông ngòi, kênh rạch trong đô thị và vùng kế cận đô thị bị thu hẹp trong quá trình đô thị

hoá, làm mất khả năng điều hoà nước mưa của đô thị. Các vùng ngập nước ở hai bên bờ sông cũng có vai trò quan trọng trong việc điều hoà nước mưa và bổ sung nước cho các tầng nước ngầm ở dưới đất đô thị. Đô thị hoá làm tăng bề mặt bị bê tông hoá, làm giảm diện tích mặt cỏ, cây xanh, giảm diện tích mặt đất thấm nước, do đó làm tăng cường độ dòng nước chảy bề mặt của đô thị. Không những thế, nhiều khi còn xây dựng nhà cửa, công trình đè lên trên hệ thống thoát nước, làm sụt lở, nứt gẫy, thu hẹp tiết diện thoát nước cảu hệ thống. Tất cả các yếu tố trên đã gây ra sự quá tải đối với hệ thống thoát nước của đô thị.

Thứ hai, phát triển các khu đô thị mới có thể gây ra cản trở thoát nước đối với phần đô thị cũ, như là độ cao mặt nền phần đô thị mới cao hơn độ cao mặt nền phần đô thị cũ, hoặc làm tăng chiều dài các kênh mương thoát nước.

Thứ ba, do hệ thống thoát nước mưa bị bồi lắng, lấp đầy, làm giảm khả năng thóat nước mưa và hệ thống thoát nước thải là một hệ thống chung, như ở hầu hết các khu đô thị hiện nay. Sự bồi lắng này cũng rất nhanh chóng đối với các đô thị có có hoạt động sửa chữa nhà cửa, đường sá đất cát rơi vãi, chất thải xây dựng sẽ cuốn theo dòng nước mưa xuống kênh rãnh và lắng đọng, lấp đầy, làm giảm khả năng thoát nước của các kênh rãnh. Sự suy giảm diện tích cây xanh trong quá trình đô thị hoá sẽ làm tăng xói mòn mặt đất và cũng là nguyên nhân gây ra bồi lắng, lấp đầy các kênh rãnh tháo nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, thiếu sự duy tu, bảo dưỡng làm vệ sinh đối với hệ thống thoát nước mưa đô thị. Nếu cống rãnh, kênh rạch thoát nước mưa không được nạo vét thường xuyên, thì tiết diện của hệ thống thoát nước sẽ bị suy giảm nhanh, không đủ khả năng thoát nước đối với các trận mưa lớn nữa. Hệ thống thoát nước ở đô thị thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất lớn, do nước thải đô thị chảy vào, nên là môi trường nước có nhiều rong, rêu, thực vật này sẽ cản trở dòng chảy rất lớn. Rác thải, nhất là váng dầu, các chất dẻo và phế thải kim loại vứt xuống kênh rãnh thóat nước cũng là nguyên nhân cản trở dòng chảy và gây ra các vấn đề sự cố đối với các vấn đề sự cố đối với các trạm bơm thoát nước.

Chương III

GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN Í MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐÔ THỊ

1. Nhà nước sử dụng các công cụ quản lí vào quản lí môi trường nước đô thị.

1.1 Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lí môi trường nước đô thị:

Sử dụng công cụ pháp lí cụ thể bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, giảm thất thoát việc cấp nước sạch ở các khu đô thị, từ nay cho đến năm 2010 cần tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước cho các thành phố lớn theo hướng hiện đại hoá.

Thứ hai, xem xét việc gia tăng giá nước sạch để bù đắp chi phí, và với mức giá nước cao như thế nhà cung cấp nước phải bảo đảm nguồn nước đầy đủ, đạt tiêu chuần.

Thứ ba, đảm bảo đến năm 2010: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch.

Thứ tư, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn nguồn nước thải. Đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước thải, chất rắn thải ra các sông hồ, kênh, mương.

Thứ năm, kiện toàn và nâng cao năng lực các cơ quan quản lí bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, đào tạo cán bộ kiểm tra có phẩm chất và năng lực thực sự.

1.2. Sử dụng công cụ kĩ thuật trong quản lí môi trường nước đô thị

Các biện pháp cụ thể sử dụng công cụ kĩ thuật trong quản lí môi trường nước:

Bảo dưỡng, tu sửa các hệ thống thoát nước hiện có, nếu hệ thống không còn đáp ứng đủ khả năng thoát nước thì nên thay thế bằng những công nghệ mới hiện đại hơn vì mục đích sử dụng lâu dài.

Từng bước xây dựng các hệ thống thoát nước trong quy hoạch phát triển đô thị đủ khả năng thoát nước mưa đối với các trận mưa lớn

Kiểm tra thường xuyên và giám sát chặt chẽ việc xử lí nước thải của các cơ sơ sản xuất, các bệnh viện và các nguồn nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm. Công việc này chỉ có hiệu quả nếu như các cán bộ chuyên trách kiểm tra có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

Tổ chức và tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoại thành hoặc về nơi quy hoạch để có thể kiểm tra, giám sát và xử lí triệt để nguồn nước thải.

Xây dựng hệ thống công trình kiểm tra nguồn nước thải để đo nồng độ các chất độc hại trong nước và lượng nước thải để từ đó dùng các biện pháp xử lí thích hợp và có hiệu quả.

Xử lí triệt để các khu vực hồ ao, các sông, kênh, mương trong khu vực đô thị bị nhiễm bẩn do chất thải sinh hoạt và sản xuất: khơi thông, nạo vét các hệ thống kênh rạch thoát nước, loại bỏ bùn thải đưa về nơi chứa rác thích hợp. Xây dựng các công trình xử lí nước thải hiện đại, xây dựng một cách tập trung và tiến hành xử lí thưòng xuyên và triệt để.

1.3. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường nước ở đô thị

Các biện pháp cụ thể sử dụng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường nước :

Khuyến khích các tổ chức xử lí nguồn nước trước khi thải vào hệ thống nước thải chung bằng các biện pháp như: cho vay lãi suất thấp với những dự

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 30 - 39)