2.2.Về vấn đề giải quyết úng ngập 2.3.Về vấn đề cung cấp nước sạch 2.4.Về vấn đề xử lý vi phạm nguồn nước ở đô thị

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 40 - 42)

không đảm bảo yêu cầu và lỗi này thuộc về các cơ quan nhà nước: không kiểm tra, tu dưỡng thường xuyên và xây dựng không đúng kĩ thuật nên qua thời gian hệ thông thoát nước sẽ xuống cấp hoặc bị tắc nghẽn do không được nạo vét, khơi thông thường xuyên. Vì thế, tôi cho rằng nhà nước và các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác bảo dưỡng, tu sửa và thường xuyên có kế hoạch nạo vét khơi thông hệ thống thoát nước ở các khu đô thị.

2.3.Về vấn đề cung cấp nước sạch

Vấn đề này được coi là ít bất cập hơn vấn đề xử lí nước thải và úng ngập, song nó cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và đời sống của dân cư đô thị. Hiện nay, nhiều công trình cung cấp nước đã được xây dựng ở các khu đô thị nên tình trạng thiếu nước không còn là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chất lượng nguồn nước thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm. Khi ngày nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm đang rất đáng lo ngại thì nguồn để cung cấp nước sạch là rất hạn chế, chưa kể đến các dịch bệnh có thể lây nhiễm nhanh và có thể ảnh hưởng đến cả dân cư đô thị như: dịch cúm gà, dịch tả….Bởi vậy nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, thường xuyên xét nghiệm các thành phần có trong nguồn nước sinh hoạt xem chúng có đảm bảo an toàn hay không và kiểm tra, xử lí kịp thời, mạnh tay với những tổ chức cấp nước vi phạm tiêu chuẩn đã quy định về nguồn nước sinh hoạt. Với các tổ chức, công ty đảm nhận cung cấp nguồn nước phải đảm bảo việc xử lí nguồn nước trước khi cung cấp cho dán cư phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, luôn tìm cách tiếp cận và sử dụng công nghệ xử lí nước mới và có hiệu quả nhất.

2.4.Về vấn đề xử lí vi phạm nguồn nước ở đô thị

Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay đó là: thứ nhất, do các cơ sở sản xuất và người dân thực sự chưa có ý thức chung

trong công tác bảo vệ nên xả trực tiếp các nguồn nước thải độc hại ra nguồn nước chung, thứ hai là do sự quản lí và quan tâm của nhà nước còn chưa thích đáng, một số công tác kiểm tra nguồn nước thải ở các nhà máy còn chưa minh bạch, nhận đút lót, bao che…Nhà nước cũng có rất nhiều biện pháp và nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lí môi trường nước nhưng nhìn chung chưa hiệu quả vì chưa được mọi người nhiệt tình chấp hành. Vì vậy, kiến nghị của tôi trước tình trạng môi trường nước ở đô thị hiện nay đó là nhà nước phải thật sự mạnh tay trong công tác kiểm tra nguồn nước thải, hay vứt rác thải bừa bãi, xử phạt những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, nếu các cơ sở vẫn không chấp hành có thể đình chỉ tạm thời hay phạt tài chính. Ngoài ra, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, bất chợt không báo trước và rõ ràng không bao che nhận hối lộ…nhà nước cũng phải có nguồn đầu tư thích đáng hơn nữa trong việc cung cấp nước sạch, giải quyết úng ngập và xử lí ô nhiễm như các biện pháp đã đề cập ở trên. Tôi tin rằng với biện pháp mạnh tay như vậy sẽ buộc mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh vì ai cũng mong muốn một môi trường nước trong sạch, an toàn phục vụ nhu cầu sống và sinh hoạt của con người hằng ngày.

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 40 - 42)