1.Thực trạng 1.1.Cấp nước

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 26 - 28)

nước mặt, khoảng 30% nước cấp lấy từ nước ngầm. Hiện nay, nhiều hệ thống cấp nước đã được xây dựng rất hiện đại và ngày càng nhiều ở các khu đô thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó hệ thống phân phối nước nhiều nơi còn tồi tàn gây thất thoát rò rỉ (thường là tới 30-40%).Còn nhiều đô thị (các thị trấn, đô thị loại IV, V ) chưa được cấp nước máy, hiện vẫn lấy nước từ các giếng khoan nông, bơm tay, một số trường hợp còn là sử dụng giếng lộ thiên. Tỷ lệ dân số được cấp nước còn thấp, 60-70% đối với đô thị loại I, II; 40-50% đối với đô thị loại III, nhưng lượng nước chỉ đạt 40–50% tiêu chuẩn cần thiết theo đầu người. Hầu hết các hệ thống cấp nước đã được xây dựng từ lâu, chắp vá và xuống cấp nghiêm trọng.

Các công ty cấp nước hầu như chưa cân đối được thu chi, do giá nhà nước thường thấp hơn so với giá chung trong khu vực. Ở nước ta biểu giá nước dân dụng thường là khoảng 0,25USD/m3, và nước dùng trong sản xuất là 0.35USD/m3, so với giá tương ứng tại các nước khác trong khu vực là 0.3USD/m3 và 0,5USD/m3.11

Hiện nay12, nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... vẫn thường xuyên thiếu nước. Ở VN nguồn nước chủ yếu sử dụng là nước mặt và nước ngầm, trong đó 2/3 là nước mặt từ các sông. Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do tác động của con người và thiên nhiên gia tăng. Chất lượng nguồn nước ngày càng không ổn định và diễn biến theo chiều hướng xấu. Tỷ lệ thất thoát và thất thu nước còn cao, vào khoảng 30 - 50%, có nơi lên đến 60% khiến tình trạng thiếu nước tại các đô thị càng trầm trọng. Mặt khác, trong tổng số 17.600 km đường ống cấp nước có đến 60% xây dựng cách đây hơn 35 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, vừa gây thất thoát, vừa khiến chất lượng nước sạch không bảo đảm tiêu chuẩn. Sự cố nước bị nhiễm bẩn tại TP. Hồ Chí Minh, chất lượng nước kém tại nhiều đô thị như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên hay nước nhiễm mặn tại Huế đang trở thành vấn đề bức xúc. Các công ty cấp nước còn mang nặng dấu ấn thời bao cấp, công tác quản lý tổ chức, điều hành và nhân lực còn yếu gây ức chế, mất lòng tin của khách hàng...

Đặc biệt, hiện cả nước chưa có một cơ cấu tổ chức cấp nước thống nhất: Có địa phương giao cho công ty cấp nước tỉnh quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước trên địa bàn, có tỉnh lại giao cho các nhà máy nước theo từng địa bàn riêng biệt; có nơi để các công ty cấp nước trực thuộc tỉnh, có địa phương giao các công ty cấp nước cho UBND thị xã quản lý, đa phần trực thuộc Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Công chính. Cơ cấu không đồng bộ đang là trở ngại kìm hãm sự phát triển của hệ thống cấp nước đô thị VN. Nguồn nhân lực không được quan tâm đào tạo, trình độ cán bộ và công nhân thấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành, bảo dưỡng cũng như tiếp thu công nghệ mới. Ngoài ra, hầu hết các địa phương đều định giá nước làm nhiều loại giá, tăng giá nước sản xuất và kinh doanh để bù cho giá nước sinh hoạt và công cộng.

12 http://www.monre.gov.vn/MonRENET/default.aspx? tabid=208&idmid=&ItemID=17706

Nhiều nơi vẫn còn quy định mức sử dụng, dùng nhiều không khuyến khích mà còn bị trả tiền theo lũy tiến, đi ngược nguyên lý kinh doanh thông thường và sự phi lý bắt buộc phải chấp nhận...

1.2.Úng ngập đô thị

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề môi trường nước ở đô thị hiện nay’’ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w