Giáo dục

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu tình hình xuất của việt nam sang thị trường trung quốc và đề xuất các giải pháp tăng giá tri kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này (Trang 28 - 76)

II. Phân tích Thị trường Trung Quốc và thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang

2.1.4. Giáo dục

Về g iáo dục, phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đây là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này. Để hoàn thành chương trình giáo dục của Trung Quốc cần trải qua hệ thống đào tạo 22 năm học (như hình vẽ)

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 28

Kinh tế Trung Quốc:

2.2.1. Tình hình tăng trưởng GDP:

- Từ một nền kinh tế kém phát triển, với c hính sách kinh tế đúng đắn và mềm dẻo, chính quyền Trung quốc đang thực sự thay đổi diện mạo của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây và liên tục đạt được những thành tựu đáng kể. Cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế

hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường.. Với c hủ trương mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài, cụ thể là thành lập 5 đặc khu kinh tế (Hạ Môn, Chu Hải, Sán Đầu, Hải Nam, Thâm Quyến) với luật lệ nới lỏng đã thu hút ào ạt được vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và tạo bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển.

- Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công dồi đào, rẻ tiền. Một khía cạnh khác của nền kinh tế Trung Quốc là chi phí đầu

vào ngoài nhân công khá thấp. Điều này là do môi trường cạnh tranh khốc liệt với

nhiều nhà sản xuất và xu hướng chung nghiêng về nguồn c ung cấp dư thừa và giá thành thấp, tạo nên sự khác biệt lớn về giá cả của hàng hoá Trung Quốc với thế giới.

- Hiện n ay, Trung quốc là nước dẫn đầu thế g iới về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung quốc được duy trì ở mức tăng trưởng khá cao (khoảng 10%/ năm) và luôn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn thế giới. Vị trí của nền kinh tế Trung Quốc còn được khẳng định hơn nữa khi trong quý II/2010 và dự đoán sẽ vươn lên vị trí đứng đầu thế giới trong năm 2030. Theo báo cáo c ủa Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩn quốc nội GDP của Nhật Bản trong quý II năm 2010 đạt 1.29 tỉ USD, trong khi đó con số thống kê c ủa Trung Quốc cho thấy con số tương ứng của nước này là 1.34 tỉ USD.

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 29

tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc qua các quý

10.70% 11.90% 10.30% 9.20% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00%

quý IV/2009 quý I/2010 quý II/2010 quý III/2010

Biểu đồ : Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ quý IV/2009 đến quý III/2010. - Các con số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc cho thấy nước này đang thay đổi toàn d iện, từ sức mạnh quân sự tới sức mạnh tài c hính trên toàn cầu. Trung Quốc vốn đã là nhà nước xuất khẩu lớn nhất, nhà sản xuất thép lớn nhất và ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng tăng mạnh. Với đà phát triển vượt bậc và ổn định của mình thì nền kinh tế Trung Quốc đang có tham vọng và được giới c huyên gia phân tích kinh tế trên thế g iới dự báo là sẽ vượt qua v ị trí của Mỹ h iện tại để trở thành n ền kinh tế phát triển nhất thế giới

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 30

2.2.2. Tình hình Thương mại Trung Quốc:.

2.2.2.1. Các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc:

kim ngạch thương mại song phương của Trung Quốc với các nước 7 tháng đầu năm 2010

EU 23% Mỹ 18% Nhật Bản 14% ASEAN 14% khác 31% EU Mỹ Nhật Bản ASEAN khác

- Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1.617,06 tỷ

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 31 USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2% so với c ùng kỳ năm 2009.

- Nếu xét về bạn hàng chủ yếu của Trung Quốc trên thế g iới thì Mỹ vẫn là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc khi tỉ trọng thương mại song phương của Mỹ luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch thương mại song phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm 2010 do một số bất đồng về quan điểm chính trị và chính sách kinh tế, thương mại song phương của Mỹ và Trung Quốc có phần giảm xuống và gặp một số trở ngại nhất định. Và EU trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung quốc khi tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6%. Mỹ trở thành bạn hàng chỉ lớn thứ 2 c ủa Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 207,23 tỷ USD, tăng 30,6%. Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng kim ngạch mậu dịch song phương đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9%. Đứng thứ 4 là ASEAN, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 161 tỷ USD, tăng 49,6%. Đáng chú ý là 7 tháng đầu năm 2010, Braxin lần đ ầu t iên lọt vào top 10 bạn hàng lớn nhất của Trung quốc với tổng giá tr ị k im ngạch thương mại với Trung Quốc là 32,51 tỷ USD, tăng 54,6%.

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 32

2.2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010

Kim ngạch XK (tỷ USD)

% Tăng giảm KN X K

Cơ điện 500,69 36,2%

Điện khí & điện tử 202,63 34,7%

Thiết bị máy móc 169,67 36,6% May mặc 66,83 17,4% Sợi dệt & hàng dệt 42,84 32,8% Dụng cụ gia đình 18,54 34,9% Giày dép 19,42 23,6% Nhựa 10,18 30,2% Valy, túi sách 9,13 30,75% Đồ chơi 4,75 30%

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc

tỉ trọng các mặt hàng xuấ t khẩu chủ lực của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2010

49% 20% 16% 6% 4% 2% 1 % 1% 0% 1% Cơ điện

Điệ n khí & điện tử Th iế t bị máy móc May mặc S ợi dệt & hàng dệt Dụng c ụ gia đìn h Nhựa V aly, t úi sách Đồ chơ i kh ác

Trong 7 tháng đầu năm 2010, Trong các mặt hàng XK, sản phẩm cơ điện là mặt

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 33 mặt hàng cơ điện đạt 500,69 tỷ USD, tăng 36,2%, cao hơn 0,6 điểm % so với tốc độ tổng thể XK của Trung Quốc và chiếm khoảng 49% tổng k im ngạch xuất khẩu. Trong đó, XK sản phẩm điện khí và điện tử đạt 202,63 tỷ USD, tăng 34,7%, (chiếm khoảng 20%); XK thiết bị máy móc đạt 169,67 tỷ USD, tăng 36,6%. Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, tốc độ XK c ác mặt hàng có số lượng lớn truyền thống nói c hung c ó phần tăng nhanh so với 6 tháng đầu năm. Trong đó, XK hàng may mặc đạt 66,83 tỷ USD, tăng 17,4%, tốc độ tăng 1,4 điểm % so với 6 tháng đầu năm; XK sợi dệt và hàng dệt đạt 42,84 tỷ USD, tăng 32,8%, tốc độ tăng thêm 0,5 đ iểm % so với 6 tháng đầu năm; X K dụng c ụ gia đình đạt 18,54 tỷ USD, tăng 34,9%, tốc độ tăng thêm 1,9 điểm % so với 6 tháng đầu năm; XK giày dép đạt 19,42 tỷ USD, tăng 23,6%, tốc độ tăng thêm 2,8 điểm % so với 6 tháng đầu năm; XK hàng nhựa đạt 10,18 tỷ USD, tăng 30,2%, tốc độ tăng thêm 2 điểm % so với 6 tháng đầu năm; XK va ly, túi xách đạt 9,13 tỷ USD, tăng 30,7%, tốc độ tăng thêm 5,7 điểm % so với 6 tháng đầu năm; riêng XK đồ c hơi đạt 4,75 tỷ USD, tăng 30%, nhưng tốc độ chậm lại 0,5 điểm % so với 6 tháng đầu năm.

2.2.2.3. Về các mặt hàng nhập khẩu chính của Trung Quốc:

Trong các mặt hàng nhập khẩu, đại đa số lượng nhập khẩu các mặt hàng có số lượng lớn đều tăng với mức độ khác nhau, giá nhập khẩu bình quân đều tăng trở lại với tốc độ nhanh. Qua số liệu thống kê của hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu quặng sắt đạt 360 triệu tấn, tăng 1,5%, giá nhập khẩu bình quân là 116USD/tấn, tăng 53,3%; nhập khẩu đậu tương đạt 30,76 triệu tấn, tăng 16,2%, giá nhập khẩu bình quân là 439USD/tấn, tăng 4%. Ngoài ra, nhập khẩu sản phẩm cơ điện đạt 360,28 tỷ USD, tăng 42,8%, trong đó nhập khẩu ô tô đạt 459.000 chiếc, tăng 1,5 lần.

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 34 150% 42.80% 16.20% 1.50% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160%

ô tô cơ điện đậu tươ ng quặng sắt

tốc độ tăng giá trị nhập khẩu của một số mặt hàng nhập khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010

Biểu đồ: Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng 7 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc.

2.2.3. Các chính sách thương mại, luật lệ, rào cản thương mại và phi thương mại của Trung Quốc: phi thương mại của Trung Quốc:

2.2.3.1. Chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc

o Bên c ạnh việc tạo điều kiện thuận lợi c ho c ác vùng Duyên hải phát triển kinh tế, tăng cường xuất khẩu nhằm nâng c ao nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Trung Quốc cũng c ải cách c hính sách xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với nước ngoài. Xuất phát từ kinh nghiệm của mậu dịch quốc tế và thực tế của mình, Trung Quốc nhận thấy cần hết sức đẩy mạnh xuất khẩu đến mức tối đa, đồng thời tránh tập trung quá mức vào một thị trường đặc biệt nào đó, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu phát triển ổn định nhịp nhàng.

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 35 o Cho tới nay, thị trường xuất khẩu c ủa Trung Quốc có thể chia thành 4 nhóm nước (vùng lãnh thổ) như sau: Khu vực Hồng Kông, c ác nước công nghiệp hoá như Mỹ, Nhật, Tây Âu, các nước đang phát triển, các nước SNG và Ðông Âu. Hiện nay các nước phát triển là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc (chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu); tiếp đó là khu vực Hồng Kông; Áo Môn (33%). Các nước đang phát triển (14%) ; các nước SNG và Ðông Âu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu c ủa Trung Quốc. Nếu xét về mặt địa lý thị trường thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc xuất chủ yếu sang 6 khu vực như: Hồng Kông, Áo Môn, Nhật, Bắc Mỹ, Tây Âu, SNG, Ðông Âu và Đông Nam Á, 6 khu vực này chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Nhìn vào đại lý khu vực của 6 thị trường xuất khẩu chủ yếu thì khu vực APEC, chiếm khoảng 80% hàng xuất khẩu của Trung Quốc, thị trường Bắc Mỹ , Đông Nam Á và Tây Âu là 3 trung tâm mậu dịch lớn của Trung Quốc. Trung Quốc coi các thị trường này là trọng điểm cần tiếp tục khai thác, còn 5 thị trường cấp 2 khác có tiềm lực lớn như Ðông Âu, Mỹ La Tinh, Trung Ðông có thể là những trọng điểm mà Trung Quốc cần khai thác trong những năm tới.

o Căn c ứ vào nhu cầu thực tế c ủa phát triển kinh tế, Trung Quốc đã áp dụng chiến lược đẩy mạnh triển khai thị trường xuất khẩu theo nhiều hướng, nhiều mức độ khác nhau với nhiều phương thức mà chủ đạo là đa nguyên hoá thị trường và trọng điểm là khu vực APEC và các nước xung quanh. Trung Quốc đã áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối bằng việc trợ giá xuất khẩu, cho phép các xí nghiệp xuất nhập khẩu ( XNK) được giữ lại một phần ngoại hối, nâng đỡ tín dụng đối với c ác xí nghiệp xuất khẩu; c ho vay ưu đãi về lãi suất đối với những xí nghiệp mua hàng để xuất khẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế quan. Thậm chí nếu c ác doanh nghiệp này bị lỗ vốn còn có thể được treo nợ tại Ngân hàng mà thực tế là được Nhà nước

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 36 xoá nợ. Tất cả các khuyến khích trên đều nhằm tăng cường xuất khẩu và tạo ra ngoại hối.

- Bên cạnh đó, Trung Quốc c ũng áp dụng chế độ hoàn thuế xuất khẩu, chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh c ơ cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp g iá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảm khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu. Quyền kinh doanh ngoại thương cũng được nới lỏng, mở ra nhiều kênh tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu. Chính quyền Trung Quốc cũng thực thi c hính sách khuyến khích tích cực phát triển các loại gia công xuất khẩu do đó đã trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Việc coi trọng mậu dịch gia công xuất phát từ tình hình cụ thể của Trung Quốc nhằm tận dụng ưu thế địa lý gần Hồng Kông, có vùng ven biển thuận tiện và có nguồn lao động dồi dào. Vì vậy, chính sách khuyến khích gia công xuất khẩu có thể g iải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động, học tập k inh nghiệm qu ản lý, tiếp xúc với kinh tế thị trường, đồng thời cũng là d ịp c huyển đổ i cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với tình hình mới.

2.2.3.2. Chính sách nhập khẩu của Trung Quốc:

- Bên c ạnh những cải c ách về chính sách xuất khẩu, TQ cũng tiến hành cải cách chính sách nhập khẩu với việc đơn phương giảm thuế nhập khẩu của một số mặt hàng cần thiết. Trung Quốc cũng tuyên bố mức thuế quan trung bình năm 2000- đây chính là bước đi tích cực nhằm từng bước bãi bỏ các biện pháp phi quan thuế. Số mặt hàng c ó liên quan tới c ác mặt hàng phi quan thuế đã từ 1247 loại giảm xuống còn 384 loại. Thực hiện quản lý nhập khẩu theo danh mục . Những mặt hàng ngoài danh mục chỉ cho mở cửa kinh doanh, còn những mặt hàng nằm trong danh mục thì có chỉ định Công ty XNK c hịu trách nhiệm giám

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 37 sát và điều hoà. Thông qua hàng loại c ác cải cách cơ chế nhập khẩu của TQ từng bước thích ứng với yêu cầu của quy phạm mậu dịch quốc tế.

- Có thể nói, những thay đổi trong c hính sách quản lý xuất nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu kinh tế mà TQ đã đạt được. Cùng với các chính sách mở cửa trong c ác ngành nghề khác, chắc chắn sẽ tạo ra những tiền đề, tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Trung Quốc.

2.2.3.3. Các luật pháp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu được Trung Quốc áp dụng:

Ngày nay, Trung Quốc đã thiết lập được hệ thống luật pháp về ngoại thương khá hoàn chỉnh, trong đó có việc quản lý những nhà xuất nhập khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu, ngoại hố i, hải quan, kiểm đ ịnh hàng ho á, kiểm d ịch động thực vật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và trọng tài kinh tế thương mại liên quan đến lợi ích và doanh thu nước ngoài.

Bao gồm:

Luật ngoại thương

Luật Ngoại thương, bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1994 là luật cơ bản để tiêu chuẩn hoá các hoạt động ngoại thương tại Trung Quốc. Những nguyên tắc cơ bản của luật này là:

 Cả nước thực thi một hệ thống ngoại thương thống nhất

 Đảm bảo một trật tự ngoại thương công bằng và tự do

 Đảm bảo quyền kinh doanh độc lập của c ác nhà xuất nhập khẩu

GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 38

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu tình hình xuất của việt nam sang thị trường trung quốc và đề xuất các giải pháp tăng giá tri kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này (Trang 28 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)