II. Phân tích Thị trường Trung Quốc và thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang
2.3.3. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu:
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của một số mặt hàng Việt Nam(Đơn vị: triệu USD)
Mặt hàng 2008 8 tháng 2009
Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 2069,33 1197,6
Hàng cơ điện, máy móc các loại 718,06 480,20
Sản phẩm từ thực vật 439,57 526,53
Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại 216,95 163,43
Nguyên vật liệu, dệt may 187,72 186,24
Gỗ và các chế phẩm cùng loại 173,16 85,19
Giày, dép, mũ, ô 155,01 90,19
Da, giả da và các chế phẩm cùng loại 102,59 32,72
Đồ sứ, thủy tinh 63,27 41,91
Tạp hóa 54,69 45,92
Sắt thép, kim loại mầu 48,44 19,59
Hóa chất và các chế phẩm cùng loại 39,48 21,59
Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật
31,59 18,49
Thiết bị quang học, y tế 29,47 14,55
Phương tiện vận tải 5,57 5,87
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm 5,08 3,69 Bột giấy và các chế phẩm cùng loại 2,40 1,46 Vàng, bạc, đá, quý 0,01 0,05 Nguồn: tinthuongmai.vn
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 55
Nhận xét:
Các nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu), hàng cơ điện, máy móc c ác loại, sản phẩm từ thực vật, nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại, nguyên vật liệu, dệt may.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng trên là khá mạnh
Hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc đều là những mặt hàng nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc thấp và cứ tiếp tục giữ cơ cấu hàng xuất khẩu như thế này thì sẽ rất khó cho Việt Nam chúng ta gia tăng kim ngạch xuất khẩu xuất sang Trung Quốc một cách hiệu quả.
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 56
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của một số mặt hàng Việt Nam(Đơn vị: triệu USD) Mặt hàng 6tháng 2009 6tháng 2010 % tăng/ giảm 6T/2010 so với 6T/2009 Than đá 422.7 478.66 13.24% Cao su 245.1 378.26 54.33% Sắn và sản phẩm từ sắn 355.4 287.92 -18.99% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 101.76 242.3 138.11% Dầu thô 188.71 210.45 11.52% Gỗ và sản phẩm gỗ 57.55 159.7 177.50%
Xăng dầu các loại 33.63 126.7 276.75%
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 48.6 108.41 123.07% Hàng thuỷ sản 44.6 64.27 44.10% Giày dép 45.72 63.68 39.28% Hạt điều 69.47 60 -13.63% Sắt thép 3.39 40.92 1107.08% Hàng dệt may 21.31 29.22 37.12% Quặng và khoáng sản khác 31.16 27.7 -11.10%
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm 0.03 0.64 2033.33%
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 57
Biểu đồ: Kim ngạch XK một số mặt hàng sang Trung Quốc so sánh giữa 6 tháng đầu 2009 và 6 tháng đầu 2010.
Nhận xét:
Tính đến hết tháng 6 năm 2010, các mặt hàng c ó thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm:Than đá 479 tr iệu USD, c hiếm 16,7% tổng kim ngạch; Cao su 378 triệu USD, chiếm 13,2%; Sắn và sản ph ẩm từ sắn 288 tr iệu USD, chiếm 10%; Máy v i tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 242 triệu USD; Dầu thô 210 triệu USD.
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 58
Biểu đồ: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2010.
Hầu hết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có 7 mặt hàng bị sụt giảm kim ngạch đó là: Chất dẻo nguyên liệu giảm 29%; Giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,8%; Sản phẩm từ chất dẻo giảm
2,3%; Sắn v à sản phẩm từ sắn giảm 19%; Hạt điều giảm 13,6%; Thuỷ tinh và sản phẩm
từ thuỷ tinh giảm 13%; Quặng và khoáng sản k hác giảm 11%.
Ngược lại, mặt hàng đá quí, kim loại quí và sản phẩm lại đạt mức tăng cực mạnh 2.039% so với cùng kỳ; mặt hàng tăng trưởng lớn thứ 2 là sắt thép tăng 1.107%; tiếp
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 59 277%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 221%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 177,5%; sản phẩm từ sắt thép tăng 161%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 138%;
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 123%; Sản phẩm từ hoá chất tăng 104%.
2.3.4. Những điểm thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc:
2.3.4.1. Thuận lợi:
Về mặt địa lý, thì Trung Quốc có đường biên giới giáp với Việt Nam:
Hai nước có chung đường biên g iới dài trên 1450 km với 8 c ặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tập quán, nền văn hoá có nh iều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển k inh tế cơ bản giống nhau. => tạo điều kiện thuận lợi trong việc đàm phán kinh doanh và kí kết các hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó khoảng cách giữa hai nước tương đối ngắn sẽ giúp giảm được chi phí vận c huyển và tăng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với dân số hơn 1.3 tỷ người (đông nhất thế giới). Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người (tùy địa
phương) tại Trung Quốc hiện đ ạt 250 – 300 USD/năm đến 18.000 – 20.000 USD/năm. Nhu cầu của người dân Trung Quốc là không thể đếm xuể và thực tế thì đây là một thị trường quá béo bở đối với Việt Nam, c ác nước khác trong khu vực và trên thế giới => cơ hội c ho các công ty xuất khẩu của Việt Nam nếu biết tận dụng các lợi thế của mình.
Hàng rào thuế quan của Trung Quốc đối với Việt Nam đã được cắt giảm rất nhiều trong thời gian gần đây: Kể từ năm 2007, Trung Quốc kết thúc thời gian b ảo hộ theo c am kết g ia nh ập WTO. Theo đó, họ sẽ thực hiện một số c hính sách, cơ chế điều hành lĩnh vực xuất nhập khẩu của một quốc gia thành viên WTO. Do đó, hàng hóa khi xu ất khẩu vào Trung Quốc sẽ được giảm thuế, điều này c ó thể g iúp tăng
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 60 khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, theo Chương trình thu hoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng nông thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc đã chỉ bị thuế 0 - 5% vào kể từ năm 2006. Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan CAFT A, tới đây Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông thường. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018 => cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh của mình tại thị trường này.
Không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà thực tế, mô hình phát triển kinh tế của nước ta cũng rất giống với mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính quyền 2 nước cũng có mối đồng thuận nhất định về quan điểm và có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu năm. Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phương giữa hai nước cũng đã có nhiều tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh
quan hệ thương mại g iữa hai nước. Bên cạnh đó, Xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tới c hi phối bởi những yếu tố như Việt N am và Trung Quốc cùng bước vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa cũng đem nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại hai nước. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam như kiểm dịch
thuỷ sản và gạo, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã và sẽ được ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Một thuận lợi khác là Đồng tiền nộ i tệ của Trung Quốc c ó tính ổn định rất cao trên thị trường trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các công ty xuất khẩu (nhất là c ác c ông ty xuất khẩu vừa và nhỏ) của Việt Nam có thể dự đoán được xu thế tỉ giá đồng tiền hai nước. Từ đó giúp cho việc xuất khẩu vào thị trường này trở nên hiệu quả và tích cực hơn.
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 61
Với sự tận dụng tốt các thuận lợi có được như trên thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng được phát triển và bắt đầu gặt hái được thành công đáng khích lệ. Đáng chú ý là v iệc phả i c ạnh tranh với các mặt hàng của Trung Quốc khi xâm nhập sâu vào thị trường này đã giúp c ho hàng hóa của Việt Nam được cải thiện rất nhiều từ chất lượng cho đến mẫu mã…. Các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng dần trưởng thảnh và có vị thế cao hơn trên thế giới. Tất cả đều đang thể hiện một xu hướng rất sáng sủa cho hàng hóa Việt Nam khi vào th ị trường Trung Quốc và hứa hẹn mối quan hệ thương mại g iữa hai nước trong thời g ian tới sẽ rất khả quan và tương sáng.
2.3.4.2. Những hạn chế và khó khăn còn tồn đọng:
Nhìn vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta vào thị trường Trung Quốc thì chúng ta dễ dàng nhận thấy được chúng ta chủ yếu xuất các mặt hàng khoáng sản thô, nguyên liệu và nhiên liệu công nghiệp hoặc các loại nông sản, thủy sản tươi sống khó bảo quản.… Và đ iều qu an trọng hơn cả đó là các mặt hàng trên lại thường c ó giá trị xuất khẩu không c ao và dễ b ị c ạn k iệt nếu chúng ta khai thác quá mức. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại thường xuyên ép giá đối với c ác công ty, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Điều này làm cho giá đã thấp nay lại bị chèn é p giá
dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của chúng ta qua thị trường này có giá trị rất thấp so với tiềm năng thực tế mà thị trường này có được.
Trung Quốc thường xuyên đề ra và thay đổi những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến xuất khẩu. Đối với c ác doanh nghiệp vừa và nhỏ c ủa chúng ta thì hầu hết kinh nghiệm xuất khẩu và thương mại trên thương trường quốc tế còn rất hạn chế nên những quy định trên thực sự đem lại rất nhiều khó khăn và bất lợi c ho hàng hóa của
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 62 minh, đặc biệt là những hàng hóa nông sản, thủy sản tươi, mủ cao su…và những hàng hóa có thời gian bảo quản không cao hay chi phí bảo quản lớn.
Nếu xét về lợi thế cạnh tranh thì các hàng hóa của chúng ta rất khó có thể so sánh với hàng hóa Trung Quốc (đặc biệt là về khâu giá cả). Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới là nước sản xuất ra hàng hóa có giá cả rất thấp. Về chất lượng thì hàng Việt Nam chúng ta cũng không thực sự sánh bằng đối với hàng Trung Quốc. Vì thế khi Hiệp đ ịnh khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có h iệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ vào Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường => Điều này nếu chúng ta không có hướng giải quyết tốt thì hàng hóa của chúng ta sẽ rất dễ bị hàng hóa Trung Quốc hạ gục ngay trên tại “sân nhà” chứ đừng nói đến trên “sân khách”.
Cơ chế thanh toán vẫn sơ khai và độ an toàn khi trao đổi mua bán với
Trung Quốc là không cao. Ngân hàng quốc gia hai nước chưa tìm được tiếng nói c hung và vẫn còn một số quan điểm không thống nhất với nhau => gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tính toán, lập kế hoạch xuất khẩu cũng như thu tiền hàng hóa.
Trong quan hệ thương mại g iữa nước ta và Trung Quốc, đồng nhân dân tệ được sử dụng như đồng tiền thanh toán thương mại chính. Điều này giúp cho Trung Quốc dễ bề điều t iết qu an hệ hàng hoá- tiền tệ giữa hai nước có lợi c ho họ. Ðây là vấn đề mà từ trước đến nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức và hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu n ào để lấy lại thế chủ động mà Trung quốc đang nắm giữ. Việt nam sẽ gặp không ít khó khăn nếu không giải quyết được vấn đề này.
Với vị thế là một nước lớn, Trung Quốc luôn muốn đặt mình trong vị thế anh cả trong mối quan hệ cả về chính trị lẫn thương mại g iữa hai nước. Họ sẵn sàng áp
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 63 dụng các c hính sách, c hế tài, qui định có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc mà không màng đến v iệc các chính sách đó có gây ảnh hưởng đến mối quan hệ c ủa hai nước hay không => nền kinh tế của Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương nếu không c ó những biện pháp, hướng giải quyết phù hợp và kịp thời.
Vì do giáp b iên g iới nước ta tại các tỉnh phía Bắc nên tình trạng buôn lậu hàng qua Trung Quốc ở nước ta cũng trở nên rất phổ biến v à gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng hàng xuất cũng như giá trị hàng hóa. Hiện nay hai bên tuy có " Ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn
nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng những
mặt hàng quý hiếm, hàng cấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn được xuất sang Trung Quốc. Đó là chưa kể đến những tổn hại do hàng giả, hàng “dỏm”, hàng kém chất lượng Trung Quốc theo đường buôn lậu biên giới vào Việt Nam.
Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu là nông sản, thực phẩm như hạt điều, bánh đậu xanh, sắn khô… Tất cả những mặt hàng này khi xuất sang Trung Quốc đều phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), phải được
kiểm định khá nghiêm ngặt về chất lượng, kể cả với mặt hàng đơn giản như sắn khô. Tại khu vực cửa khẩu, hệ thống máy móc kiểm định hàng hóa đã được phía Trung Quốc đầu tư hiện đại. Như vậy, về điều k iện kỹ thuật, Trung Quốc cũng đã thiết lập được "hệ thống phòng thủ” khá chặt chẽ => gây một phần bất lợi, khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong khi c ác mặt hàng nông sản, thủy sản là những mặt hàng rất dễ bị hư hỏng.
Mặc dù có nhiều điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nước này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 64 phục được khó khăn này khi c ơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm n ăng phát triển. Hàng hóa xuất kh ẩu của Việt Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh cả về chất lượng lẫn g iá cả hàng hóa nên thường gặp rất nh iều khó kh ăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc.