II. Phân tích Thị trường Trung Quốc và thực trạng xuất khẩu Việt Nam sang
2.2.4. Các thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc:
- Ngày nay, quy mô và c hất lượng kinh tế c ủa Trung Quốc đều không ngừng tăng cao. Trung Quốc đang thực hiện hiệu qu ả v iệc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác, đồng thời về mặt trưởng thành và sáng tạo của các doanh nghiệp thương mại đều đã đạt được tiến bộ đáng kể.
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 44 - Trong năm 2010, Trung Quốc có biểu hiển ổn định trên hầu hết các chỉ số ở nhiều lĩnh vực, trong đó ưu thế c hủ yếu là doanh nghiệp không ngừng phát triển quy mô thị trường lớn, tính ổn định kinh tế vĩ mô, sự trưởng thành và khả năng đổi mới.
- Trung Quốc hiện tại là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới sau khi vượt qua Đức vào tháng 12-2009. Với chính sách xuất khẩu hợp lý, chính sách tiền tệ của chính quyền không ngừng phát huy hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng cao và ổn đ ịnh qua c ác năm, bất chấp những khó khăn mà nền k inh tế thế giới đang mắc phả i. Vị trí số một thế giới về xuất khẩu hàng hoá đã chứng minh được hàng Trung Quốc khi ra thị trường thế giới c ó sức hút như thế nào.
- Trung Quốc được xem là công xưởng c ủa thế giới khi sản xuất và gia công hầu hết các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ đến các mặt hàng kỹ thuật cao. Các tập đoàn lớn trên thế giới hầu hết đều có xưởng gia công của mình tại Trung Quốc đặc biệt là những hãng sản xuất các sản phẩm có tính kỹ thuật cao ( như máy tính, chip, ô tô…). Với g iá nhân công tương đối rẻ, ít quy phạm về kỷ luật và t inh thần làm v iệc c ao… Lực lượng lao động ở Trung Quốc là một yếu tố mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hoá Trung Quốc so với c ác nước khác. Tuy thời gian gần đây có nhiều nguồn thông tin c ho rằng giá nhân công Trung Quốc đang tăng cao và Trung Quốc sẽ không c òn giữ được vị trí công xưởng số một thế giới của mình. Nhưng với Trình độ của nhân công Trung Quốc ngày càng được cải thiện và nâng cao, nguồn nguyên liệu giá rẻ và chính sách hợp lý c ủa chính quyền thì lợi thế của Trung Quốc sẽ vẫn còn duy trì và sẽ rất khó cho các nước xuất khẩu khác trên thế giới để có thể cạnh tranh với c ác mặt hàng c hủ lực của Trung Quốc.
- Trung Quốc cũng là một quốc gia thực hiện công nghiệp hoá nền kinh tế rất thành công. Trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc, công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao và có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế đang đi dúng
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 45 hướng này được thể hiện rất rõ qua cơ cấu xuất khẩu của quốc gia này. Trong năm 2008, có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng vừa phải như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Phần còn lại là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng c ụ lữ hành… Như vậy, các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn.
- Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung
trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung c ấp (như đồ điện gia dụng) đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Qua đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi c ung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu các mặt hàng thuộc nội bộ các ngành này. Hiện nay có hơn 50% kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Là quốc gia có nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trên thế giới, hiện nay chính quyền Trung Quốc đang thực hiện chính sách năng lượng của mình khi cho các tập đoàn năng lượng của nước này kí kết hợp đồng khai thác khoáng sản, dầu mỏ và nguyên liệu hoá thạch ở hầu hết các quốc gia c ó trữ lượng lớn.
- Vốn đã là nhà đầu tư số một thế giới trong ngành năng lượng xanh, Trung Quốc đang vươn lên đứng đầu thế giới trong vai trò c ung c ấp thiết bị sản xuất loại năng lượng này. Trong số 15 nhà sản xuất panô pin mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay, c ó đến 7 công ty Trung Quốc. Họ tập trung đến 50% sản lượng cả thế giới. Trong lãnh vực điện
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 46 chạy bằng sức gió, thì 2 trong số 5 nhà sản xuất hàng đầu thế giới cũng mang quốc tịch Trung Quốc. Và chính tại nước này mà số lượng máy phát điện vận hành bằng gió được lắp đặt cao nhất thế giới trong năm ngoái.
- Với những sức mạnh to lớn mà nền kinh tế Trung Quốc không ngừng phát huy thì sẽ không có gì bất ngờ khi thứ hạn về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc không ngừng lên hạng. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2010, tại Bắc Kinh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2010 – 2011”. Trung Quốc đã lên hai bậc – đứng thứ 27.
GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 47 Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc là nước duy nhất tăng thứ hạng trong khối BRIC, mở rộng khoảng cách so với ba nước còn lại là Nga, Brazil và Ấn Độ.