Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt đối % Tuyệt
đối %
Doanh nghiệp,
hộ SXKD 290.170 208.907 168.473 (81.263) (28) (40.434) (19,4) Cá nhân 125.552 102.947 160.807 (22.605) (18) 57.860 56,2
TỔNG 415.722 311.854 329.280 (103.868) (25) 17.426 5,6
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Phát Mê Kông - chi nhánh Châu Đốc
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng (2009-2011)
Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của một ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường đến
vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là để thực hiện các nhu cầu thanh toán và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy ở Ngân hàng Phát Triển Mê Kông - chi nhánh Châu Đốc, các doanh nghiệp đến vay nhiều hơn vào năm 2009 với doanh số vay là 290.170 triệu đồng, đến năm 2010 thì giảm xuống 208.907 triệu đồng, tương ứng mức giảm là 28%. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm 19,4 % so với năm 2010. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp bi ảnh hưởng của lạm phát nên làm nhu cầu vay vốn ngày càng giảm. Tùy theo từng ngành nghề mà các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động nhiều hay ít. Nhưng theo tình hình kinh tế thị trường nói chung và tình hình địa phương nói riêng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở SXKD ở địa phương sẽ thoát khỏi sự ảnh hưởng của nền kinh tế. Chính vì điều đó mà Ngân hàng Phát Triển Mê Kông - chi nhánh Châu Đốc là nơi cung cấp nguốn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động. Và họ chính là khách hàng sáng giá nhất, đem đến cho ngân hàng nguồn thu nhập không nhỏ ngay trong hiện tại và cả tương lai. Khi mà nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập thì sẽ càng có nhiều các loại hình công ty, các doanh nghiệp và nhiều tổ chức kinh tế khác nữa đua nhau hình thành. Và Ngân hàng Phát Triển Mê Kông - chi nhánh Châu Đốc lại là nơi cung ứng vốn, như thế ngân hàng sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế Thị Xã Châu Đốc nói riêng.
Ngoài việc cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Ngân hàng Phát Triển Mê Kông - chi nhánh Châu Đốc còn cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình cũng với mục đích kinh doanh, nhưng thường là nhỏ lẻ và một số ít là tiêu dùng. Năm 2010, doanh số cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình giảm 102.947 triệu đồng so với năm 2009 là (125.552 triệu đồng), tương ứng giảm 18%. Sang năm 2011, doanh số cho vay các cá nhân, hộ gia đình là 160.807 triệu đồng tăng lên vượt bậc so với năm 2010, tăng 57.860 triệu đồng, tương ứng tăng 56,2 % so với năm 2010. Trong năm 2011 này, tình hình huy động vốn của ngân hàng khả quan hơn doanh số
cho vay cũng nhiều hơn. Mặt khác giá cả thị trường ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá thực phẩm, phân bón...đều tăng. Vì vậy
các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ vốn để chống chọi với sự biến động giá cả đến chóng mặt thế này. Để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình thì họ cần có sự trợ giúp vốn của ngân hàng. Còn các hộ nông dân, các hộ nuôi trồng thủy hải sản cũng vậy, họ cũng cần có nguồn vốn ban đầu để trang trải cho việc mua giống, thuốc trừ sâu, phân bón. Mà với giá cả như thế thì họ cũng không còn cách nào khác là phải nhờ vào sự trợ giúp của ngân hàng.