5. Sự cố môi tr−ờng và chất thải
5.2.2. nhiễm dầu
Mức loang dầu quan sát đ−ợc ở các vịnh trong khu vực nghiên cứu cao hơn so với tiêu chuẩn môi tr−ờng. Dầu có trong vịnh là do hoạt động của các tàu biển, tàu du lịch, tàu khai thác thuỷ sản gây ra nh− thải n−ớc bẩn ở đáy tàu hay do dầu tràn từ các trạm xăng nổi. Tình trạng xảy ra là do thiếu các thiết bị xử lý, tàu thuyền và các thiết bị cảng đã quá cũ. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu cung cấp nhiên liệu cho ph−ơng tiện giao thông cũng là nguồn gây ô nhiễm dầu. Bởi vậy, cần phải thực thi các biện pháp đối phó chống lại ô nhiễm dầu ở các cảng.
Trong các sự cố môi tr−ờng, nồng độ dầu trong n−ớc gia tăng đáng kể ảnh h−ởng đến sự sống trong biển. Chẳng hạn, tại Đồ Sơn trong tháng 5/1995, 1996 đã xảy ra hiện t−ợng thải dầu cặn ngoài khơi và theo gió tràn vào vùng bờ biển. Trong thời gian này, nồng độ dầu trong n−ớc tăng lên đến trên 6 mg/l, thậm chí có nơi lên đến trên 10 mg/l.
5.2.3. Ô nhiễm do các hoạt động kinh tế – x∙ hội
Chất l−ợng môi tr−ờng của vùng bờ vịnh Hạ Long, đặc biệt là chất l−ợng môi tr−ờng của vịnh Hạ Long bị ảnh h−ởng trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế và xã hội diễn ra trên đất liền và khu vực vùng bờ nh− khai thác than, khoáng sản, phát triển đô thị, giao thông vận tải, du lịch, ...
5.2.3.1. ảnh h−ởng từ ngành khai thác than
Chất thải từ ngành khai thác than bao gồm: n−ớc thải, chất thải rắn và chất thải khí. Các chất thải này sẽ gây ảnh h−ởng đến chất l−ợng môi tr−ờng vùng bờ theo hai cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chất thải rắn:
Hoạt động khai thác và sản xuất than tạo ra một khối l−ợng lớn chất thải rắn. Số liệu điều tra năm 1995 cho thấy tỷ lệ than sản xuất và chất thải đ−ợc tạo ra theo tỷ lệ 6:1. Khai thác 150 triệu tấn than sẽ sản xuất ra 900 triệu tấn chất thải và 6,02 ngàn tấn bùn than hàng năm. Tại thời điểm năm 1995, chất thải rắn và than bùn th−ờng đ−ợc chất đống tại các bãi thải gần bờ biển, đặc biệt là ở hai huyện Cẩm Phả và TP Hạ Long nên đã tạo ra sự tích tụ trầm tích lớn. Bãi thải Cọc Sáu cao tới 280 m và bãi Cao Sơn có kích th−ớc lên tới 300 m chiều cao và 100 m dài. Số liệu thống kê năm 1993 cho thấy hoạt động khai thác than đến thời điểm này (1993) đã tạo ra một diện tích bãi thải khoảng 1.200 m2. Các ảnh h−ởng của hoạt động khai thác than đ−ợc dự đoán sẽ ngày càng mở rộng cả về mức độ và phạm vi đối với vùng bờ vịnh Hạ Long do hoạt động khai thác này đang ngày càng đ−ợc mở rộng cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp than. Tuy nhiên, các đánh giá về mặt tác
động môi tr−ờng của ngành cũng nh− công tác thống kê các thông số liên quan đến môi tr−ờng của ngành vẫn còn thiếu nhiều và cần đ−ợc bổ sung trong thời gian tới. Nh− đã phân tích số liệu đánh giá tác động của ngành than mới chỉ cập nhật đến năm 1995, bởi vậy, các số liệu trong những năm gần đây (từ 2000) nên đ−ợc cập nhật trong năm tới để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp xử lý cũng nh− quản lý có hiệu quả sự phát triển của các ngành trong vùng bờ.
Chất thải lỏng:
Hàng năm một l−ợng n−ớc thải t−ơng đ−ơng với 716 m3 đ−ợc thải ra bởi các hoạt động khai thác tại Quảng Ninh. N−ớc thải này chứa hàm l−ợng chất cặn t−ơng đối cao (khoảng 837 mg/lít) và có độ pH thấp (từ 4 – 5,5). Thành phần chủ yếu của loại chất thải lỏng này bao gồm: NH4+ , Fe2+, Fe3+, SO4 2-.
Khai thác và sản xuất than cũng cần một khối l−ợng n−ớc đáng kể để lọc than thành phẩm. Cứ mỗi một tấn than khai thác tiêu tốn 1,2 m3 n−ớc để lọc than. L−ợng n−ớc lọc này nếu không đ−ợc xử lý đúng cách sẽ gây nên sự suy giảm môi tr−ờng n−ớc nh− suy giảm độ trong của n−ớc, gây ảnh h−ởng đến chất l−ợng n−ớc cả về mặt vật lý và sinh thái. Hoạt động khai thác than hàng năm sản xuất ra khoảng 30 triệu m3 n−ớc thải chứa nhiều kim loại nặng và các loại hạt mịn (BQL, 2004). Loại n−ớc thải này cũng có hàm l−ợng pH dao động từ 4,7 – 6,5.
Chất thải khí
Ngành công nghiệp than cũng nh− vận chuyển than th−ờng sản xuất kèm theo một l−ợng lớn khói bụi, gây ô nhiễm môi tr−ờng khí tại khu vực khai thác cũng nh− vùng lân cận trong vùng bờ vịnh Hạ long. Nhờ gió, l−ợng khói bụi này có thể phát tán ra 10 – 20 km từ khu vực khai thác than. Nghiên cứu đã cho thấy, mức độ bụi khói tập trung có thể lên đến 3.000 – 6.000 phân tử/cm3 không khí, đặc biệt là tại các nhà máy lọc than, dọc các con đ−ờng vận chuyển hay tại các mỏ đang khai thác. Thời điểm bị ô nhiễm nhất là khoảng thời gian từ 3 – 4 giờ chiều.
L−ợng khói bụi này còn đ−ợc phát tán ra bề mặt n−ớc của vịnh Hạ Long do các luồng gió thổi từ đất liền ra biển. Ước tính l−ợng bụi trung bình đ−ợc thải ra một năm là khoảng 156.600 tấn. Ngoài ra, các loại khí khác nh− CO, CO2, CH4, H2S và NO2 cũng đ−ợc phát sinh ra từ ngành công nghiệp này.
Quá trình đô thị hoá ở vùng bờ vịnh Hạ Long diễn ra mạnh mẽ trong thời gian từ năm 1992 trở lại đây. Các tác động của quá trình đô thị hoá này lên môi tr−ờng n−ớc vịnh Hạ Long đang tăng lên đáng kể. Theo nghiên cứu của Trần Văn Điện (1999), sự tăng lên nhanh chóng của các khu đô thị đông đúc chủ yếu diễn ra ở vùng đất ngập n−ớc triều và rừng ngập mặn. Tác giả đã tiến hành xác định l−ợng BOD đ−ợc sinh ra từ các khu vực này dựa vào các số liệu khảo sát nguồn ô nhiễm và bản đồ sử dụng đất có sự trợ giúp của công nghệ GIS. Kết quả tính toán cho thấy, l−ợng BOD đ−ợc sinh ra nhiều nhất là từ nguồn thải sinh hoạt, sau đó đến nguồn chăn nuôi, còn từ công nghiệp và nguồn không xác định chỉ đóng góp một l−ợng nhỏ. L−ợng BOD chảy vào vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long chủ yếu từ nguồn chất thải sinh hoạt và chăn nuôi, ở vịnh Hạ Long còn có thêm một l−ợng nhỏ từ nguồn công nghiệp (nh− khai thác than,...). Số liệu cụ thể cho thấy, tổng l−ợng BOD từ khu vực chảy vào vùng cửa sông Bãi Cháy trung bình là 2,57 tấn/ngày và vịnh Hạ Long là 3,14 tấn/ngày.
Riêng vịnh Hạ Long, l−ợng BOD này tăng 0,68 tấn/ngày năm 1998 so với năm 1992 do sự tăng nhanh của dân số và phát triển của du lịch. Sự phân bố của các khu vực có chỉ số BOD cao th−ờng đ−ợc mở rộng trong mùa m−a và thu hẹp lại đáng kể vào mùa khô. Vào mùa m−a năm 1998, vùng có giá trị BOD cao đã lan rộng quanh khu vực đô thị so với năm 1994. Nh− vậy, có thể thấy tác động của các khu vực đô thị lên chất l−ợng n−ớc vịnh Hạ Long th−ờng diễn ra vào mùa m−a do sự rửa trôi của khu vực này và n−ớc thải tuôn ra từ các hoạt động du lịch và dân c−.
Bên cạnh hàm l−ợng BOD, theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn, (1999), sự biến đổi của hàm l−ợng các loại trầm tích tác động lên các rạn san hô ở ngoài rìa của vịnh Hạ Long cũng mang tính chất theo mùa. Từ nghiên cứu của tác giả này cho thấy, thành phần độ hạt, khoáng vật và trầm tích lơ lửng trên rạn san hô của vịnh Hạ Long biến đổi theo mùa. Về mùa khô, sỏi, cát chiếm 77%, bột chiếm 9%, và sét chiếm 14%. Về mùa m−a, hàm l−ợng sỏi, cát lại tăng cao lên 92%, bột 7%, sét không có vì đã bị rửa trôi khỏi mặt rạn san hô. Đới mặt bằng chân rạn gồm có bùn sét bột từ 56-69%, bột 28%, cát 3-9%, và luôn luôn có mặt trầm tích hạt mịn. L−ợng trầm tích lắng đọng xuống mặt rạn san hô cũng biến đổi theo mùa. Về mùa khô, l−ợng trầm tích là 3,6 mg/cm2/24h. Mùa m−a tăng lên gấp đôi 7,2 mg/cm2/24 h. Đến mùa bão, l−ợng trầm tích có thể tăng lên gấp 4,6 lần so với mùa khô do khuấy đáy.
Thời gian gần đây, đặc biệt trong 3 năm 2001-2004, các khu đô thị mới đang đ−ợc san lấp và đ−ợc xây dựng khá nhiều tại các khu vực ven biển đã vận chuyển và thải một khối l−ợng lớn đất đá tại khác khu vực này nên đã gây ra sự rửa trôi và tích tụ bùn trong môi tr−ờng n−ớc vịnh Hạ Long. Hàm l−ợng bùn trong n−ớc ngày một tăng và xuất hiện quanh năm (tr−ớc đây chỉ
xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 10) đã gây thiệt hại đáng kể cho các lồng nuôi trai, cấy ngọc trong vịnh. Theo tin từ báo Khoa học và Đời sống, số 41 (1654), thứ Sáu ngày 21/5/2004, tình trạng trai cấy ngọc liên tục bị chết đang xảy ra tại các khu vực nuôi trai ngọc trên hai vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là một minh chứng cho vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc của vịnh.
3.1.3. Rác thải từ các ngành công nghiệp khác
Công ty vệ sinh môi tr−ờng Hạ Long và công ty vệ sinh đô thị Cẩm Phả đảm nhiệm việc thu gom rác ở các chợ, khu buôn bán, các ngành công nghiệp, cơ quan nhà n−ớc và các bệnh viện cũng nh− rác thải sinh hoạt thải ra từ các hộ gia đình. Khó có thể xác định riêng đ−ợc l−ợng rác thải công nghiệp, tuy nhiên, số l−ợng rác loại này không đáng kể và chỉ giới hạn ở loại rác thải từ căng tin và văn phòng hơn là loại rác thải công nghiệp. Các nhà máy công nghiệp nói chung có trách nhiệm tự thu xếp việc vận chuyển rác tới bãi thải. Hiện ch−a có một công trình khảo sát nào đề cập tới l−ợng chất thải công nghiệp đ−ợc chuyển tới bãi đổ chất thải rắn nh−ng nhìn chung chất thải công nghiệp chủ yếu là chất thải xây dựng và nạo vét các công trình cảng nh− cảng Cái Lân, cảng Hồng Gai,... (xem bảng sau).
Qua khảo sát của Sở KHCN&MT tỉnh (nay là Sở Tài Nguyên và Môi tr−ờng) (2002), 23 nhà máy trả lời câu hỏi đ−a ra −ớc tính là mỗi ngày họ thải ra khoảng xấp xỉ 42 tấn rác. Ph−ơng pháp hiện nay đ−ợc áp dụng với rác thải, kể cả rác do các công ty môi tr−ờng đô thị thu gom là đ−a đến các bãi chôn lấp tập trung, đ−a đến đất trống hay bờ sông, chôn lấp, đốt và bán hay tái chế cho nhiều mục đích khác nhau. L−ợng rác thải độc hại do các ngành công nghiệp hiện nay t−ơng đối nhỏ.
Về rác thải y tế, 7 trong 10 bệnh viện đ−ợc hỏi có đ−a ra −ớc tính số l−ợng rác thải : khoảng 76 tấn rác thải bệnh viện mỗi năm. Ph−ơng pháp xử lý là thiêu, khử trùng, xử lý hoá chất, chôn, thu gom và đổ đến các bãi đổ thải. Các công ty môi tr−ờng −ớc tính mỗi năm có hơn 40 tấn rác thải bệnh viện đ−ợc thu thập ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả.
Bảng 35: L−ợng chất thải xây dựng và nạo vét cảng đã và đang đổ ra môi tr−ờng năm 2004 (đã đ−ợc cấp phép bởi Sở Tài Nguyên và Môi tr−ờng Quảng Ninh).
TT Dự án đổ thải Khối l−ợng (m3) Vị trí đ−ợc đổ
1 Nạo vét cảng Cái Lân 1.142.000 Hòn Đá Lẻ, Hòn Đá Chông, Hòn Mũi Mác
2 Cảng Hồng Gai 4.474 Tây Bắc Hòn Lao Câu 3 Cảng Cửa ông 1.600.000 Đảo Rêu
dầu
5 Đ−ờng bao biển Lán Bè cột 8
19.000 Hòn Đá Chông
6 KĐT Cái Dăm 100.000 Hòn Đá Chông
7 KĐT Cao Xanh-Sa Tô 270.000 Phía Tây Hòn Đá Chông 8 KĐT Cao Xanh-Hà Khánh 60.000 Hòn Đá Chông
Tổng số 3.265.474
Nguồn: DONRE, 2004
Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp, cơ quan khác có nhu cầu đổ chất thải ra môi tr−ờng đang đ−ợc nghiên cứu cấp phép. Để hạn chế tác động môi tr−ờng của các hoạt động đổ thải này, các công ty và cơ quan phát thải cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật bảo vệ môi tr−ờng và các yêu cầu, quy định của địa ph−ơng đã đề ra.
6. Tài liệu tham khảo
1. Boris SKET, Peter TRONTELJ và Chu Thế C−ờng, 2003. Khu hệ
động vật hang động vùng Vịnh Hạ Long. Dự án của FFI.
2. BQL vịnh Hạ Long, 2004. Báo cáo tổng kết tình hình quản lý môi tr−ờng vịnh Hạ Long năm 2003.
3. DONRE, 2004. Báo cáo về Tăng c−ờng công tác bảo vệ môi tr−ờng vịnh Hạ Long (gửi UBND tỉnh Quảng Ninh).
4. HIO, 1995. Water envirenmental quality of Halong Bay, Vietnam. Working group of WEQHB project of HIO, Haiphong.
5. HIO, 1997. Nghiên cứu quản lý môi tr−ờng Vịnh Hạ Long. Báo cáo cuối cùng T III– báo cáo bổ sung.
6. HIO, 1997.Nghiên cứu quản lý môi tr−ờng Vịnh Hạ Long. Báo cáo cuối cùng T II – báo cáo chính.
7. HIO, 1997. Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo lần thứ nhất, Đồ Sơn, 16 – 17/4/1997.
8. J.J. Vermeulen, Wim.J.M.Maassen và D−ơng Ngọc C−ờng, 2003.
Khu hệ động vật thân mềm ở cạn khu vực Vịnh Hạ Long. Phát hành và l−u trữ tại FFI.
9. Lăng Văn Kẻn và nnk, 2003. San hô khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Báo cáo tham luận tại Hội thảo “Đánh giá hiện trạng và
giá trị đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và đề ra các giải pháp quản lý”, FFI, 2003.
10.Michelle Tung (FFI), 2003. Báo cáo tổng hợp. Đa dạng sinh học tại Khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Việt Nam.
11.Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1997. Báo cáo tổng hợp của dự án SIDA(SAREC)/IMO/MOSTE về tăng c−ờng năng lực nghiên cứu môi tr−ờng biển cho Việt Nam: Quan trắc ô nhiễm ven bờ: Điểm nghiên cứu vịnh Hạ Long – Việt Nam. Thực hiện bởi Phân Viện Hải d−ơng học Hải Phòng.
12.Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2000. Nghiên cứu xây dựng ph−ơng án QLTHVB biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi tr−ờng và phát triển bền vững (Báo cáo tổng kết). Đề tài KHCN 06-07, 2000. Phân Viện Hải d−ơng học Hải Phòng.
13.Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Công Thung và nnk, 1999. Đánh giá khả năng
khai thác các hệ sinh thái biển điển hình phục vụ hoạt động du lịch Hạ Long – Cát Bà. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học “Nghiên cứu và Quản lý vùng bờ biển Việt Nam”, Hải Phòng, 12/1999. Đề tài KHCN 06 – 07.
14.Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Đức Cự và CTV, 1998. Báo cáo khoa học về kết quả Khảo sát Chất l−ợng môi tr−ờng vịnh Hạ Long (Tập II). Đề tài Khảo sát, Phân tích các thông số môi tr−ờng mùa khô 1998 để lập kế hoạch quản lý môi tr−ờng vịnh Hạ Long. Thực hiện và l−u trữ tại Phân Viện Hải d−ơng học Hải Phòng.
15.Nguyễn Huy Yết và Nguyễn Đăng Ngải, 1999. Sự suy thoái của hệ
sinh thái san hô vịnh Hạ Long thời gian gần đây. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học “Nghiên cứu và Quản lý vùng bờ biển Việt Nam”, Hải Phòng, 12/1999. Đề tài KHCN 06 – 07.
16.Nguyễn Quang Tuấn, 1999. ảnh h−ởng của vật liệu lục nguyên đến các rạn san hô ở ngoài vịnh Hạ Long. Bài trình bày tại Hội thảo Khoa học “Nghiên cứu và Quản lý vùng bờ biển Việt Nam”, Hải Phòng, 12/1999. Đề tài KHCN 06 – 07.
17.Nguyễn Văn Tiến, Từ Lan H−ơng và Đàm Đức Tiến, 2003. Thành phần loài và phân bố của rong cỏ biển ở vịnh Hạ Long
18.Phan Hồng Dũng, 2003. Vai trò và chức năng sinh học của một số hệ
sinh thái biển thuộc khu di sản thiên nhiên thế giới - vịnh Hạ Long (rừng ngập mặn, cỏ biển và rạn san hô). Các biện pháp bảo vệ và phục hồi.
19.TCVN 5943:1995. Chất l−ợng n−ớc. Tiêu chuẩn chất l−ợng n−ớc biển ven bờ.