Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 119)

1

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Ý nghĩa của phương pháp này nhằm hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập, từ đó xem xét thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ của các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, cơ sở pháp lý, định hướng của nhà nước…

2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tài. Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

Qua phương pháp này phân tích thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên. Sau đó, tổng hợp và phân tích những cái đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

2.2.3.3. Mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ.

Phân tích Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T

Xây dựng mô hình đó là ta xác định các điểm mạnh của đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện (S) và điểm yếu (W), rồi sau đó đến các yếu tố bên ngoài tác đến, cụ thể là cơ hội (O) và nguy cơ (T).

Phối hợp S/O: để phát huy được các điểm mạnh với các cơ hội đầu tư vào nông nghiệp cho huyện.

Phối hợp W/O: khắc phục những điểm yếu với các cơ hội đầu tư, mở ra các cơ hội đầu tư mới cho huyện.

Phối hợp S/T: phát huy được điểm mạnh và đẩy lùi các nguy cơ gây tổn hại đến việc đầu tư phát triển vào nông nghiệp của huyện.

Phối hợp W/T: giảm bớt các điểm yếu và tránh được những nguy cơ không tốt có thể xảy ra. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống những thiệt hại có thể có, phát huy mặt mạnh của huyện.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất; - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục;

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế củ ;

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người.

- ...

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiềm năng củ

- Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng vị trí địa lý - Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng đất đai

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên - Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng về du lịch- dịch vụ - ...

c độ đầu tư phát triển nông nghiệp:

- Các chỉ tiêu

các năm.

- Các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp như: đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật. + Tốc độ tăng trưởng trong nông lâm nghiệp.

, dịch vụ…

ong huyện :

- Số bình quân giản đơn: Để phản ánh mức độ bình quân của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Công thức tính: Số bình quân giản đơn = ∑Pi/n (i = 1:n)

- Tốc độ phát triển bình quân: để tìm ra tốc độ, xu hướng biến động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thời gian.

Công thức tính:

Yn n 1

Y1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: Y1: mức độ đầu tiên của dãy số thời gian; Yn: mức độ cuối cùng của dãy số thời gian; t: tốc độ phát triển bình quân.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường: diện tích đất phủ xanh, sử dụng thuốc trừ sâu, xói mòn,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hàm Yên ảnh hƣởng đến đầu tƣ phát triển nông nghiệp

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hàm Yên là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp với huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp với hai huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình, phía tây giáp huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái.

Hàm Yên với diện tích 907 km2, dân số là 140.000 người và 17 xã, huyện nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang 20 km về hướng tây bắc, huyện cũng là nơi con sông Lô chảy qua thuận tiện cho việc phát triển thủy lợi cũng như giao thông đường thủy với các địa phương khác.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Hàm yên khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi thấp, độ cao trung bình 150 đến 300 m so với mặt biển, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Cham Chu có độ cao là 1.591m, địa hình có hướng dốc dần về phía Sông Lô và các xã phía Nam của Huyện. Với đặc điểm địa hình như này Huyện khá thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

3.1.1.3. Khí hậu

Hàm Yên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 24 độ, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm - 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Hệ thống sông suối của Hàm Yên khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Hàm Yên tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Hàm yên có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 32486 ha, chiếm 70,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 5582 ha, chiếm 18,25%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 427,42 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 1883,5 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 801,75 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 674 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Hàm Yên hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Hàm Yên có khoảng 64.666 ha, trong đó rừng tự nhiên là 17.723 ha và rừng trồng là 46.924 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 11.554 ha, chiếm 65,19% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 6.169 ha, chiếm 34,81%, diện tích rừng sản xuất 46.924 ha

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Hàm Yên có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Hàm Yên vẫn còn hơn 2196,85 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 46.924 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Hàm Yên có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 1344,56 ha.

3.1.2. Tình hình kinh tế Hàm Yên giai đoạn 2008-2012

Tình hình kinh tế Hàm Yên trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành trọng điểm, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng khá, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, huyện còn phải đối diện với rất nhiều những khó khăn và thách thức như thiên tai, dịch bệnh gia súc gia cầm, giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cao làm cho chi phí sản xuất cũng tăng cao…, ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của huyện.

ện Hàm Yên 2008 2009 2010 2011 2012 GDPnn (triệ ) 224.342 253.119 287.768 327.784 369.026 ng) 739,52 828,35 968,23 1072,42 1.118,62 Sản lượng cam sành (tấn) 12.926 12.938 13.232 12.587 19.569 GTSXnn (triệ ) 395.250 429.138 518.150 672.437 750.745

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên)

Năm 2008 Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 72,32 nghìn tấn, đạt 104,31% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2007. Diện tích trồng rừng tập trung toàn huyện được 61.768 ha; trong đó, riêng địa phương trồng tập trung đạt 2.430 ha, đạt 156,4% kế hoạch. Diện tích cam trồng mới và phục hồi được 753 ha, đạt 125,5% kế hoạch.Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2008 là 48%, đạt mục tiêu kế hoạch.

Năm 2009, Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 429.138 triệu đồng; giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt 73,28 nghìn tấn; diện tích trồng rừng đạt 5.770 ha;tỷ lệ rừng che phủ đến hết năm 2009 là 68,6%.

Năm 2010. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ đồng tăng lên 32,9% so với năm 2009. Diện tích cam đạt 2.148 ha. Thu nhập bình đầu người các hộ nông dân cũng đã tăng lên 1,3 triệu đồng. Diện tích rừng là 61.548 ha nâng độ che phủ của rừng đạt 67,24%. Số lượng trâu bò có giảm đi đôi chút con 19.245 con. Sản lượng thịt lợn xuất chuồng là 6.854 tấn, sản lượng cây có hạt đạt 52.845 tấn.

Năm 2011 là năm mà đầy khó khăn và thách thức. Giá lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng đều tăng cao, lạm phát và lãi suất ở mức cao đã gây không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các mặt hàng công nghiệp thế mạnh của huyện như sắt thép, xi măng đều có lượng tồn kho tương đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn. Trong nông nghiệp, dịch bệnh trên đàn gia súc tăng cao và giá cả mặt hàng nông nghiệp bấp bênh.

Mặc dù có nhiều những khó khăn như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện vẫn đạt 9,36%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 22,3 triệu đồng tăng lên 4,8 triệu so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu của huyện đạt 30 tỷ đồng. Sản lượng cây có hạt đạt 53.429 tấn và diện tích cam đạt 21.647 ha. Số lượng trâu bò là 19.374 con.

Bước sang năm 2012, mặc dù còn nhiều khoa khăn và thách thức nhưng kinh tế của huyện Hàm Yên vẫn tăng trưởng khá cao, đạt khoảng 18,5%. GDP bình quân đầu người trên toàn huyện đạt 24 triệu/ năm. Đây là con số tương đối cao so với toàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp là 750.745 triệu đồng. Diện tích cam thu hoạch là 2.174 ha, sản lượng cây ăn quả là 12.437 tấn. Trong khi đó số lượng trâu bò đã giảm đi chỉ còn 16.069 con. Đây là do huyện đã dần dần sử dụng máy móc thay cho sức kéo của gia súc. Diện tích rừng là 57.268 ha trong đó diện tích trồng mới là 2206 ha.

3.2. Thực trạng đầ ển nông nghiệp huyện

Hàm Yên giai đoạn 2008- 2012

3.2.1. Một số chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp

3.2.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp

Sớm nhận biết vai trò to lớn của ngành nông nghiệp đối với tỉnh nhà, Tuyên Quang đã có những chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành này. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2007 Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số: 25/2007/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về một số biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi và bảo đảm đầu tư trực tiếp của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong Quyết định này đã xác định đầu tư vào nông, lâm, thủy sản là lĩnh vực cần ưu đãi đầu tư. Tỉnh sẽ miễn 3 năm tiền thuê đất, hoặc 7 năm nếu đầu tư vào vùng khó khăn và 11 năm vào vùng đặc biệt khó khăn. Được ưu đãi về thuế và miễn giảm thuế (thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng…). Ngoài ra còn có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi chung cho nhà đầu tư.

Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Chính phủ đã ra Nghị định số: 61/2010/NĐ-CP về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị định quy định rõ ưu đãi về đất đai. Cụ thể, miễn giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, nếu nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.

Miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước của Nhà nước cũng được Nghị định quy định rõ. Theo đó, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng, đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày xây dựng, hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

Nghị định cũng nêu rõ, đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá đất, mặt nước của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản.

Đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Với những chính sách ưu đãi trong đầu tư trong nông nghiệp, đã ngày càng kích thích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư. Giúp nông nghiệp ngày càng phát triển và tương xứng với tiềm năng của nó.

3.2.1.2. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển nên nông nghiệp nói chung và chính sách tín dụng cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)