1
1.4.2. Hiệuquả của hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp
Hiệu quả của đầu tư đó là biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được các mục tiêu của hoạt động đầu tư với những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả đó là:
Tổng sản phẩm của nông nghiệp (GDPnn): đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong khoảng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gian xác định.
Sự đóng góp của đầu tư vào nông nghiệp, nâng cao mức sống của nông dân thông qua chỉ tiêu thu nhập của người nông dân.
Số lao động tham gia vào sản xuất trong nông nghiệp Tăng thu ngân sách cho nhà nước và địa phương
Hiệu quả kinh tế:
- Mức tăng thêm của giá trị sản xuất nông nghiệp so với toàn bộ vốn đầu tư vào nông nghiệp phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
=
Trong đó: là giá trị tăng thêm sản xuất nông nghiệp trong kỳ nghiên cứu. : là vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
Ý nghĩa của chỉ tiêu này: cho biết mỗi đồng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu sẽ làm tăng thêm bao nhiêu giá trị sản xuất nông nghiệp trong kỳ nghiên cứu.
- Mức gia tăng của giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu.
=
Trong đó: F là giá trị tài sản cố định huy động ngành nông nghiệp trong kỳ nghiên cứu.
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là cho biết mỗi đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức gia tăng của giá trị tăng thêm.
-
.
=
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ . - : ICOR= . Chỉ tiêu GO/GDP:
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là: nếu chỉ tiêu này cao thì giá trị trung gian nhỏ và giá trị gia tăng lớn (vì GDP= GO - IC) có nghĩa là vốn đầu tư đem lại hiệu quả.
Chỉ tiêu GDP/K: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng GDP.
Chỉ tiêu L/K chỉ tiêu này cho biết số lao động tăng thêm trên mỗi đơn vị vốn.
Hiệu quả về mặt xã hội
- - - . - .
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về đầu tƣ cho nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho nền kinh tế mà còn cho cả xã hội. Chính vì vây, các tỉnh cũng đã tăng cường đầu tư hơn nưa vào ngành nông nghiệp nhưng trong quá trình thực hiện gặp phải một số vấn đề khó khăn, đây cũng chính là những bài học quý giá cho huyện Hàm Yên trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp.
Hà Giang: Do đặc thù là một tỉnh miền núi địa hình chia cắt, tập quán canh tác của người dân còn nhiều lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún… nên vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Giang còn gặp không ít khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khăn. Tuy nhiên theo đánh giá của ngành chức năng, tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh Hà Giang đã có khoảng 8.840 máy các loại phục vụ cho sản xuất và chế biến các sản phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Hiệu quả bước đầu của quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Trong các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các loại máy làm đất gồm khoảng 858 chiếc được tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang. Đây là các huyện có cánh đồng rộng và tương đối bằng phẳng, trong đó có nhiều hộ đã đầu tư mua máy làm dịch vụ khâu làm đất cho các hộ khác trên cùng địa bàn. Riêng máy tuốt lúa toàn tỉnh có khoảng 4.650 chiếc, trong đó máy động cơ chạy dầu và động cơ điện là 2.550 chiếc được trang bị tập trung chủ yếu tại các huyện vùng thấp; các máy tuốt lúa đạp chân được trang bị chủ yếu tại các huyện vùng cao như Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần và Hoàng Su Phì. Hiện nay một số huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình…đang đẩy mạnh đầu tư máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch lúa.
Theo kết quả điều tra của các ngành chức năng, tổng số các loại máy chế biến nông lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh tính đến cuối năm 2012 vào khoảng 14.750 chiếc, trong đó số máy say sát lương thực của các hộ và nhóm hộ là 11.150 chiếc. Số máy chế biến chè của toàn tỉnh khoảng 740 chiếc được trang bị tập trung tại các huyện trồng chè như Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Số máy chế biến thức ăn gia súc (chủ yếu là máy thái cỏ) khoảng 4.500 chiếc chủ yếu tập trung tại các huyện vùng cao có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi đại gia súc như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Số máy chế biến gỗ và các loại lâm sản khoảng 640 chiếc.
Từ thực tiễn cho thấy: Các loại máy được trang bị trong sản xuất nông lâm nghiệp đều mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực đối với người nông dân trong quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nông lâm nghiệp nhằm phục vụ cho tiêu dùng và trao đổi trên thị trường…Cũng nhờ có đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí đối với khâu làm đất, bình quân từ 600 - 650 nghìn đồng/ha; khâu thu hoạch lúa, giảm trung bình từ 750 - 800 nghìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đồng/ha. Ngoài ra cơ giới hóa còn làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch và giải phóng sức lao động cho người nông dân, góp phần đẩy mạnh quá trình thâm canh, tăng vụ. Bên cạnh đó, cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tạo tiền đề cho phát triển các ngành nông nghiệp mang tính đột phá của tỉnh như: Thu hoạch và chế biến chè, thu mua và chế biến cây dược liệu….
Hà giang là tỉnh có trên 90 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 85 % số lao động sản xuất nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, Hà Giang luôn có các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp với mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, từng bước xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hà Giang đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhằm khuyến khích các hộ vay vốn được hỗ trợ lãi xuất theo qui định để mua máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Từ kết quả bước đầu trong cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đối với các huyện vùng thấp đạt từ 60 - 70 %. Khuyến khích các hộ gia đình vùng cao mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến theo tiểu vùng nguyên liệu, nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá từ nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2011 đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh là 8.927 tỷ đồng, bằng 21,8% tổng đầu tư toàn xã hội. Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước là 7.352 tỷ đồng, vốn ODA là 620 tỷ đồng, vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục là 988,8 tỷ đồng. Số vốn này đã được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kỹ thuật, khuyến nông…đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn cho tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó còn nhiều những tồn tại mà Bắc Giang gặp phải: Sự mạnh dạn của các cấp lãnh đạo về đầu tư vào lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp. Công tác đào tạo lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực có đất thu hồi để phát triển công nghiệp. Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khó khăn trong tiếp cận vốn vay, mở rộng quy mô sản xuất. Cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp chưa đủ hấp dẫn, chưa có cơ chế rõ ràng để khuyến khích. Thị trường nông sản còn gặp nhiều khó khăn và nông dân thường gặp tình trạng được mùa nhưng nông sản mất giá.
Lào Cai những năm gân đây luôn là tỉnh dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bài học của họ về thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp đáng để Hàm Yên quan tâm và học hỏi. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh chè, sản xuất rau an toàn và rau chất lượng cao ở các huyện vùng cao, sản xuất cây ăn quả, nuôi cá nước lạnh… Đặc biệt, hiện có 9 doanh nghiệp đang đầu tư vào trồng và chế biến lâm sản. Một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã thuê đất của Nhà nước để tổ chức sản xuất kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp muốn thuê đất theo hình thức này là vì các doanh nghiệp cảm thấy yên tâm đầu tư cơ sở vật chất, chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất. Địa phương khuyến khích các doanh nghiệp thuê đất của người dân, sau đó người dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra Lào Cai còn đưa ra những chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân đâu tư vào lĩnh vực này nhằm giải quyết nhu cầu về vốn. Thời gian vừa qua, các địa phương trong tỉnh đã định hướng cho người nông dân sản xuất theo các chương trình và dự án đã được phê duyệt như: dự án sản xuất và chế biến chè, thuốc lá, ngô, đậu tương… với quy mô rộng hàng chục ngàn ha và đã đem lại hiệu quả rất tốt cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Các huyện gần biên giới đã chuyển đổi đất đồi, đất bãi để trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như chuối, dứa để phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc. Tỉnh cũng đã vận động người dân tham gia vào các chương trình các dự án sau đó liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bài học kinh nghiệm cho huyện Hàm Yên
Thứ nhất: huyện Hàm Yên là một huyện miền núi, địa hình tương đối phức tạp nên việc áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, từ bài học của tỉnh Hà Giang, huyện Hàm Yên có thể tìm ra được biện pháp thích hợp trong việc đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phải nâng cao chất lượng trong nông nghiệp, giải quyết những lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.
Từ tình hình đầu tư phát triển của Bắc Giang cho thấy, việc phát triển nông nghiệp Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp, nên việc đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển các thương hiệu sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.
Nông nghiệp với đặc thù sản xuất là có nhiều thời gian rảnh rỗi, chính vì điều này cần phải giải quyết những lao động này bằng cách phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề. Khi mà nông nghiệp phát triển cần ít lao động hơn, thêm vào đó là diện tích đất nông nghiệp bị rút bớt bởi quá trình phát triển đô thị hóa và các khu công nghiệp. Huyện cần có chính sách giải quyết những lao động này.
Thứ ba: Chính sách ưu đãi cho thuê đất đầu tư vào nông nghiệp và đầu tư phát triển theo các dự án.
Bài học này được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của tỉnh Lào Cai đó là: Các doanh nghiệp muốn thuê đất của nhà nước vì cảm thấy yên tâm đầu tư cơ sở vật chất, chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất, đây là điểm đáng lưu ý cho Hàm Yên khi cho doanh nghiệp thuê đất. Tỉnh Lào Cai đã khuyến khích các doanh nghiệp thuê đất của người dân sau đó người dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận trách nhiệm bao tiêu sản phẩm.
Với các dự án được đầu tư vào trong ngành nông nghiệp như phát triển cây cam, cây chè, cây đậu tương, cây dong riềng… đã thu hút được một lượng lớn nông dân tham gia, đem lại kết quả rất cao, đem lại thu nhập lớn cho người nông dân. Đây chính là điều mà Hàm Yên cần phải học hỏi thêm để thu hút đầu tư ở huyện nhà.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển nông nghiệp?
- Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Hàm Yên? Kết quả và hiệu quả của việc thu hút vốn đó?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp?
- Để tăng cường thu hút vốn đầu tư các giải pháp đặt ra là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập trong đề tài từ các tài liệu đã được công bố như: Niên giám thống kê, các báo cáo về tình hình đầu tư trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên, báo cáo tổng kết năm (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Tuyên Quang). Ngoài ra, đề tài còn tham khảo trên các báo cáo khoa học, tạp chí, các văn bản pháp luật… để làm tài liệu.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là phương pháp chủ yếu trong phân tích hoạt động đầu tư phát triển để xác định xu hướng và sự thay đổi của các chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện được phương pháp này cần xác định số gốc để so sánh, xác định những điều kiện để so sánh và mục tiêu để so sánh.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Ý nghĩa của phương pháp này nhằm hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập, từ đó xem xét thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ của các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, cơ sở pháp lý, định hướng của nhà nước…
2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khoa học