1
4.2.1. Giải pháp về vốn đầ
4.2.1.1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp
Nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp nên việc thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì điều này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cần phải chú trọng hơn nữa đến các chính sách như: giảm giá thuê đất, tạo điều kiện tối đa trong khâu giải phóng mặt bằng, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…vượt trội hơn ngành khác nhằm thu hút các nhà đầu tư ngày càng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này.
Hỗ trợ người nông dân được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: phát triển cây trồng vật nuôi năng suất cao, tăng vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác mới… Khi xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, cần thu hút tất cả các nguồn vốn trong nước và ngoài nước, nhưng vẫn lấy nguồn vốn trong nước là chủ đạo.
4.2.1.2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước
Đây là nguồn vốn quan trọng, nó là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào nông nghiệp. Chính vì vậy, cần có những biện pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn này:
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi và khoa học công nghệ để tạo môi trường hấp dẫn nhà đầu tư. Do nguồn vốn này sử dụng còn kém hiệu quả cho nên tăng cường công tác thanh kiểm tra việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Áp dụng chính sách nhà nước và nhân dân cùng kiểm tra, thông qua việc này mà chất lượng và số lượng các công trình và dự án được đảm bảo, tránh được tình trạng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch phát triển các dự án, các chương trình nông nghiệp theo lộ trình và giai đoạn. Từ đó, xác định được nhu cầu về vốn trong từng giai đoạn từ đó xây dựng được chiến lược thu hút vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời về nhu cầu về vốn.
Huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn trong nhân dân bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào nông nghiệp.
4.2.1.3. Nguồn vốn tín dụng
Nguồn vốn tín dụng: để phát triển nhanh và hiệu quả thì nguồn vốn này đóng góp một phần rất quan trọng; giúp người nông dân mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính sách cho nguồn vốn tín dụng
Để thu hút được nguồn vốn này với số lượng lớn thì phải có chính sách tín dụng vừa thích ứng với sự thay đổi của thị trường và phải tuân thủ sự chỉ đạo chung của Nhà nước. Đầu tư phải trọng tâm trọng điểm, phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, khắc phục tình trạng đầu tư theo phong trào, không có định hướng rõ ràng và coi lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích của xã hội.
Cần có chính sách tín dụng đặc biệt với những vùng đặc biệt khó khăn, vùng xâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu, những vùng thường xuyên bị thiên tai dịch bệnh. Đặc biệt, phải có chính sách ưu đãi rõ ràng với từng trường hợp cụ thể như: đối với doanh nghiệp, tư nhân hay các chương trình phát triển nông nghiệp mới.
Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, nâng mức giới hạn về vốn vay cho người nông dân. Tăng cường hơn nữa chính sách giao đất và cấp giấp sử dụng đất để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, thế chấp và cho vay tín dụng. Đa dạng hóa các hình thức cho vay và thanh toán vốn vay, để rút ngắn thời gian vay vốn, tiết kiệm được chi phí tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cần kết hợp chính sách tài chính với các chính sách khác như; như trợ giá hàng nông sản, nới lỏng thuế, tỷ giá hối đoái linh hoạt, hỗ trợ tài chính khi nông nghiệp gặp rủi ro…giúp ngành nông nghiệp được phát triển tốt hơn.
Sử dụng nguồn vốn tín dụng:
Các tổ chức tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp trong đó các tổ chức nòng cốt như; Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách cần nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt là hạn chế rủi ro đảm bảo nguồn vốn.
Các tổ chức tín dụng cần kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như cho vay dự án đầu tư, cho vay chương trình, hạn mức vay vốn… nhằm giúp người nông dân chủ động về vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
Các ngân hàng cần có kế hoạch cho vay một cách hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể, hạn mức vay, cơ cấu vốn đầu tư, đảm bảo cung cấp đủ lượng vốn cần thiết cho nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản xuất. Thông qua việc này ngân hàng xác định được các phương án sản xuất, các giai đoạn sản xuất từ đó xác định được nguồn vốn cho từng giai đoạn cụ thể. Điều này giúp thuận lợi cho cả ngân hàng và người nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong giai đoạn tới, khi mà nền kinh tế phát triển, cần phát triển các loại hình cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư, có cơ hội đổi mới thiết bị, công nghệ và quy mô sản xuất được mở rộng.
Nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng giúp việc đáp ứng về vốn cho đầu tư vào nông nghiệp của huyện. Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa việc thu hút nguồn vốn này.
Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, người nông dân mở rộng sản xuất, riêng đối với những doanh nghiệp và tư nhân tham gia sản xuất những cây trồng vật nuôi mới, cần có chính sách khuyến khích hơn nữa để họ mạnh dạn đầu tư.
Tăng cường đầu tư vào khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh của sản phẩm nông nghiệp trong huyện. Từ đó, tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp và họ có thể có vốn để tái đầu tư.
Cần có sự kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn.
Tạo môi trường bình đẳng giữa các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các loại hình kinh tế tư nhân, các Công ty TNHH, công ty Cổ phần tham gia đầu tư vào nông nghiệp.
4.2.1.4. Với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Huyện cần cải thiện môi trường đầu tư nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, tăng khả năng khả năng cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với các ngành khác, bằng các chế độ ưu đãi đây là động lực để các nhà đầu tư quyết định đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy được tiềm năng và lợi nhuận khi đầu tư vào nông nghiệp lúc đó họ mới mạnh dạn đầu tư.
Xây dựng mục tiêu đầu tư có trọng tâm trọng điểm, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư bằng các cuộc hội thảo, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp để xây dựng khung pháp lý phù hợp so với thực tại.
Lựa chọn hình thức đầu tư để phù hợp với tình hình nông thôn hiện nay.
4.2.1.5. Với nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đây là nguồn vốn tương đối quan trọng, góp phần vào việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, cũng là mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ.
Giám sát việc thực hiện nguồn vốn này, đảm bảo cho nguồn vốn thực hiện theo đúng mục tiêu của dự án và đúng mục đích đã cam kết.
Giải ngân vốn này phải được đảm bảo cung cấp đủ trong quá trình thực hiện dự án, đây là điều kiện để thực hiện tốt dự án.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và phát triển của từng lĩnh vực mà nông nghiệp còn hạn chế và có sự quan tâm của các nhà tài trợ.
Để tạo được nguồn vốn đầu tư cho quá trình phát triển nông nghiệp đòi hỏi có biện pháp tiếp tục đa dạng hóa chủ thể đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Huyện Hàm Yên cần chú trọng các nguồn vốn sau:
Một là: nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Hai là: thực hiện huy động vốn trong dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi (bằng các chính sách ưu đãi thông thoáng, chế độ hợp lý…. đảm bảo bằng luật pháp)
Ba là: phát triển các hoạt động hợp tác xã liên doanh, liên kết kinh tế để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Về điều chỉnh cơ cấu đầu tư để đẩy mạnh quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa cần chú trọng theo hướng: Ưu tiên đầu tư vào ngành then chốt, mũi nhọn, khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, phân tán kém hiệu quả. Cần tập trung đầu tư vốn cho các dự án mang lại giá trị kinh tế cao như: dự án rau an toàn, dự án phát triển chè cao cấp, đặc sản, dự án hoa, cây cảnh, dự án chăn nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
theo mô hình trang trại.
Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để phát triển các mô hình sản xuất như các trạm thủy lợi, trạm giống cây trồng, vật nuôi, nhà lưới…
- ữ ệ , đ ự ủa huyện. - . - ệ , về . C .
4.2.3. Giải pháp về ồn lao động trong nông nghiêp
- Cần tăng cường vai trò của Hội nông dân trong việc dạy nghề, tiếp thu khoa học công nghệ, tiếp cận thông tin cho các hội viên để họ nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và nhạy bén hơn với sản xuất và thị trường nông nghiệp.
- Cần thường xuyên mở các lớp đào tạo cho người nông dân về giống mới, cách sử dụng hiệu quả, an toàn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi…
- Cần xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp của huyện vì hiện nay đội ngũ này còn rất mỏng và chưa được trang bị một cách chuyên nghiệp về nghiệp vụ để phổ biến cho người nông dân.
- Cần tuyên truyền cho người nông dân nâng cao ý thức sản xuất nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch, an toàn… để đảm bảo uy tín sản phẩm trên thị trường.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, ví dụ như tạo điều kiện vay vốn cho những sinh viên là con em của các xã miền núi đang học tập các chuyên ngành nông lâm nghiệp ở các trường Cao đẳng, Đại học để khuyến khích họ trở về quê hương lập nghiệp; xây dựng quỹ cho vay đối với những nông dân trẻ tiên tiến lập nghiệp ở quê hương…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nội, Thái Nguyên… để nâng cao trình độ cán bộ nông nghiệp của huyện.
Huyệ ố . . Huyệ .
4.2.5. Giả n thị trường tiêu thụ
- Tăng cường tiếp thị quảng cáo và tìm kiếm thị trường mới, cung cấp thông tin thị trường, mở rộng thị trường. Tăng cường hệ thống thông tin, tiếp thị quảng cáo, xây dựng các đại lý, đại diện trên thị trường trọng điểm, tiến tới đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế nhất là các sản phẩm cam rau, hoa, thịt bò.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong huyện, các tổ chức, các cá nhân có vốn, tay nghề, kinh nghiệm để thành lập các xí nghiệp chế biến hay tổ chức tiêu thụ nông sản dưới các hình thức công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức HTX hay hộ gia đình. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp, nông nghiệp và thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ dừng ở các mặt hàng nguyên liệu thô. Tăng các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, tạo ra khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.
- Tham gia các tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc các địa bàn lân cận (thành phố Hà nội, các tỉnh, thành phố lân cận…).
- Hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cùng trao đổi,học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đầu tư phát triển làng du lịch nông nghiệp ở xã Tân Yên, Phù Lưu - khu vực chè đặc sản, cam nổi tiếng của Hàm Yên để tạo ra mô hình du lich xanh để quảng bá thương hiệu chè cũng như cam trên địa bàn huyện. Sự phát triển du lịch ở đây một mặt vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ du lịch, mặt khác là cơ hội quảng cáo thương hiệu cam của Hàm Yên.
- . - tăn . - ệ nông dân. 4.2.6.2. Giải pháp về - . - Hiện nay Hàm Yên vẫn chủ yếu sử dụng các loại giống cây trồng và vật nuôi giống cũ cho năng suất thấp. Chính vì vậy, cần ứng dụng công nghệ biến đổi gien trong sản xuất giống để sản xuất và lựa chọn những giống cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình của từng vùng trên địa bàn huyện.
- Ứng dụng công nghệ trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch nhất là sản phẩm cam, chè và rau, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong huyện và xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
huyện như đầu tư sản xuất theo dây chuyền, các máy móc hiện đại để bán với giá cao, bảo quản nông sản, xử lý môi trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, quảng cáo rộng rãi các sản phẩm nông sản của huyện đến người tiêu dùng, áp dụng viễn thông trong quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
- Nên có sự liên kết với các trường Đại học như Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Tân Trào của Tuyên Quang về việc triển khai ứng dụng thực tiễn các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp vì đây là hai đơn vị lớn giúp gắn kết giữa người nông dân và khoa học công nghệ.
4.2.7. Giả
- Tăng cường năng lực, nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ quan quản lý môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường đặc biệt cấm các nhà máy sả thải nước bẩn ra sông Lô vì nó ảnh hưởng lớn đến nhiều người dân.
- Tuyên truyền nông dân sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ thay cho phân bón vô cơ, thu gom triệt để các loại bao bì hóa chất để xử lý. Tạo nguồn phân bón sinh học, phân hữu cơ (như mô hình VAC, VACB…) và các biện pháp canh tác hợp lý để tăng cường khả năng làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, nhất là đối với những vùng đất bạc màu.