Một số chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 56)

1

3.2.1. Một số chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp

3.2.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp

Sớm nhận biết vai trò to lớn của ngành nông nghiệp đối với tỉnh nhà, Tuyên Quang đã có những chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành này. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2007 Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số: 25/2007/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về một số biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi và bảo đảm đầu tư trực tiếp của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong Quyết định này đã xác định đầu tư vào nông, lâm, thủy sản là lĩnh vực cần ưu đãi đầu tư. Tỉnh sẽ miễn 3 năm tiền thuê đất, hoặc 7 năm nếu đầu tư vào vùng khó khăn và 11 năm vào vùng đặc biệt khó khăn. Được ưu đãi về thuế và miễn giảm thuế (thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng…). Ngoài ra còn có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi chung cho nhà đầu tư.

Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Chính phủ đã ra Nghị định số: 61/2010/NĐ-CP về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị định quy định rõ ưu đãi về đất đai. Cụ thể, miễn giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, nếu nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.

Miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước của Nhà nước cũng được Nghị định quy định rõ. Theo đó, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng, đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày xây dựng, hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

Nghị định cũng nêu rõ, đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá đất, mặt nước của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản.

Đối với nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Với những chính sách ưu đãi trong đầu tư trong nông nghiệp, đã ngày càng kích thích nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư. Giúp nông nghiệp ngày càng phát triển và tương xứng với tiềm năng của nó.

3.2.1.2. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển nên nông nghiệp nói chung và chính sách tín dụng cho nông nghiệp nói riêng. Với chính sách này đã giúp người nông dân có khả năng tiếp cận các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn vốn ưu đãi của nhà nước để mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống của người dân nông thôn góp phần vào kế hoạch xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với nghị định này những hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Cũng với hình thức cho vay khong có đảm bảo bằng tài sản, các hộ sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ nông nghiệp, nông thôn xem xét cho vay tối đa 200 triệu; hợp tác xã, chủ trang trại được vay tối đa đến 500 triệu. Ngoài ra nghị định này còn quy định nhiều điều khoản khác như khoang nợ không tính lãi với trường hợp thiên tai dịch bệnh, chế độ lãi suất ưu đãi, cho vay tín chấp giúp tháo gỡ khó khăn về vốn cho người nông dân.

Hai ngân hàng lớn đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội đây là hai đơn vị chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp của Hàm Yên. Theo thống kê của của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hàm Yên, tính đến thời điểm năm 2012 dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 2.932,9 tỷ đồng, chiếm 71% tổng dư nợ trong khi kế hoạch Trung ương giao chỉ là 64,5% với 39.127 khách hàng. Các dự án lớn thu hút giải quyết được nhiều lao động nông thôn trên đia bàn tỉnh như: nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm, nhà máy chè Hàm Yên, …

Với việc được vay vốn từ các ngân hàng, người nông dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn có nhiều ưu đãi, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay này được sử dụng để mua các loại giống cây trồng vật nuôi, mua máy móc trang thiết bị, giải quyết được lao động trong nông thôn, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Ngoài ra nó còn góp phần vào việc dịch chuyển có cấu cây trổng, tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp góp phần vào quá trình phát triển nông thôn mới.

3.2.1.3. Chính sách ruộng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước ta đã ban hành nhiều chính sách giúp người nông dân tăng gia sản xuất và góp phần nâng cao cuộc sống.

Vào ngày 17 tháng 6 năm 2003, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số 15/2003/QH11 về miễn giảm thuế đất nông nghiệp. Ngày 29 tháng 10 năm 2004 Chính phủ đưa ra Nghị Định số 181/2004/NĐ-CP đã nêu các loại đất phi nông nghiệp được sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì có chế sử dụng đất như đối với đất nông nghiêp. Ngày 25 tháng 5 năm 2007 Chính Phủ ra Nghị Định số 84/2007/NĐ-CP quy định khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất rừng sang mục đích khác thì phải nộp tiền cho nhà nước. Cũng trong Nghị Định này còn quy định các trang trại chăn nuôi và nuôi trông thủy sản được ưu đãi như đối với đất các khu công nghiệp.

Trong quá trình công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ, nhiều khu đất nông nghiệp được nhà nước thu hồi thì đều có những chính sách đền bù thỏa đáng cho người nông dân như: Nghị Quyết số 186- HĐBT đã quy định về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Thêm vào đó như Nghị Quyết 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trọ và tái định cư. Do đó, khi người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ được đền bụ một cách thích đáng và được bố trí chỗ tái định cư giúp người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, để thuận tiện cho canh tác Nhà nước ta đưa ra những chính sách như giao đất giao rừng hay dồn điền đổi thửa…

Với những chính sách về đất đai trong nông nghiệp, thì đất đã trở thành tài sản của người nông dân, giúp họ yên tâm canh tác trên mảnh đất của mình. Ngoài việc canh tác trên đất nông nghiệp, người nông dân còn có thể cho thuê, chuyển nhượng, kế thừa hoặc thế chấp đất của mình. Chính vì điều này đã góp phần vào việc dịch chuyển lao động trong nông thôn, một số lượng lớn lao động sau khi cho thuê đất canh tác của mình có thể tìm được nghề nghiệp mới có thu nhập cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm vừa qua, nông nghiệp đã có những biến đổi rõ rệt, nhất là về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đã tạo ra bước ngoặt trong nông nghiệp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Sản lượng nông sản hằng năm liên tục tăng cao, không những giải quyết được nhu cầu trong nước mà còn có thứ hạng cao về xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển ngành nông nghiệp gặp phải khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Trước tình hình như này, vào ngày 24 tháng 6 năm 2002 Thủ Tướng đã ra Quyết Định số: 80/2002/QĐ-TTG về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Với chính sách này, đã gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp và người nông dân, người nông dân có thị trường tiêu thụ với giá cả ổn định, phấn khởi và yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó người nông dân còn được các doanh nghiệp hỗ trợ trong việc đầu tư phát triển sản xuất và kỹ thuật trong sản xuất. Các doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu mở rộng sản xuất, tăng cường cạnh tranh. Do người nông dân chưa quen với phương thức làm ăn mới, doanh nghiệp và nông dân chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhau, tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ ít thông qua hợp đồng, doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vào vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh hài hòa lợi ích người nông dân khi có biến động về giá cả… Vì điều này, vào ngày 25 tháng 8 năm 2008 Thủ Tướng ra Chỉ Thị số 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Trong nông nghiệp hiện nay còn áp dụng mô hình 4 nhà bao gồm: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Người nông dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, yên tâm đầu tư cho sản xuất. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ nông sản. Nhà nước, nhà khoa học nâng cao vai trò quản lý, chuyển giao khoa học- kỹ thuật- công nghệ. Với việc áp dụng mô hình này đã đưa những lợi ích và bài học thất bại như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp: Ví dụ như doanh nghiệp đầu tư vật tư ban đầu cho người nông dân (giống, phân bón…). Giúp đỡ bao tiêu sản phẩm và tiêu thụ đầu ra với giá cả ổn định cho người sản xuất an tâm và có lwoij nhuận đảm cảo cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Một nhà là chỗ dựa, là hậu thuẫn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: Người nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước để sản xuất đúng hướng và hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thị trường và thông tin cho người nông dân. Nhà quản lý còn đứng ra tổ chức việc liên kết giữa sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo hướng dẫn kỹ thuật… Là mốc đầu tiên trong liê hoàn với các nhà khác như; giống và kỹ thuật đến từ nhà khoa học đem đến cho người nông dân sản xuất và “nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà doanh nghiệp” để tiêu thị sản phẩm. Nhà doanh nghiệp là mốc cuối cùng trong liên hoàn vì là nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong trường hợp khác.

Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và có hiệu quả cao.

Những bài học của mô hình là:

Hiện nay thiếu sự liên kết và liên kết lỏng lẻo. Liên kết “4 nhà” hầu như mới chỉ là khẩu hiệu chung chung mà chưa có gì cụ thể; việc liên kết “4 nhà” chưa có chính sách nào khuyến khích nhà khoa học gắn kết với người sản xuất để nhằm tạo ra sản phẩm đủ chất lượng cho thị trường đang đòi hỏi, các doanh nghiệp và người nông dân chưa tin nhau (vì chạy theo lợi nhuận doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, vật tư khác kém chất lượng để cho sản xuất của nông dân bị thất thoát, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Hoặc, khi giá cả tăng lên, người nông dân không bán cho doanh nghiệp hoặc bán cho với sản lượng và chất lượng thấp…) chính vì vậy đã phá vỡ liên kết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy mô sản xuất trong ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn là nhằm tạo phát triển nền nông nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân và tăng cường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)