Hệ sinh thái giồng cát| Sinh kế trồng rau màu

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 33 - 34)

3. Hệ sinh thái vùng ngập triều (bãi bùn và cồn cát) và sinh kế nuôi nghêu và sò huyết; và 4 Hệ sinh thái giồng cát và sinh kế trồng rau màu.

3.1.4Hệ sinh thái giồng cát| Sinh kế trồng rau màu

Giồng cát thường cao trên mặt nước khoảng 1.0-1.5m và nằm song song với đường bờ biển. Giồng cát được hình thành sau nhiều năm phù sa và trầm tích ven biển tích tụ. Giồng cát là nơi cư trú cho các cộng đồng ven biển và nơi trồng các loại cây trồng như dưa hấu, ngô, đậu, và các loại rau màu khác bao gồm củ cải, cà chua, bí đỏ và mía. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản như ươm giống nghêu được tiến hành ở giồng cát (Hình 3-6).

Các giồng cát cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái sau:

• Cung cấp nơi cho dân cư địa phương sinh sống, nơi có thể tránh lũ thủy triều • Cung cấp nơi trồng các loại cây trồng (dưa hấu, củ đậu, đậu);

• Cung cấp nơi để ươm giống nghêu;

• Cung cấp sinh cảnh cho thực vật hoang dã như muống biển, phi lao, sam biển; • Cung cấp nơi có thể thu hứng nước mưa để cung cấp nước trong mùa khô; • Khu vực tiềm năng để bổ sung nước cho tầng nước ngầm ở sâu;

Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre

• Cung cấp cát để xây dựng và san lấp; và • Giảm tác động của sóng.

Các lớp đất ở khu vực giồng cát là các khu dự trữ nước ngọt. Tầng nước ngầm chạy từ thành phố Bến Tre đến phía bắc của huyện Châu Thành (ở độ sâu từ 290-350m và 410-440m) và có tiềm năng cung cấp 32.640 m3 nước ngọt/ngày. Nước ngọt ở độ sâu thấp dưới mặt đất (30-50m và 60-90m) được phân bố chủ yếu ở phía nam của Thạnh Phú, một phần của Ba Tri (xã An Thủy) và phía bắc của Châu Thành và Chợ Lách. Nguồn nước này có thể được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của hộ gia đình.

Khu vực giồng cát là nơi canh tác rau màu quan trọng cho các cộng đồng địa phương ở ba xã. Do

ở vị trí cao hơn bãi triều, giồng cát là hệ sinh thái duy nhất trong bốn hệ sinh thái kể đến có thể duy trì nguồn nước ngọt và là nơi duy nhất có thể trồng rau màu, chăn nuôi và phát triển hệ thống tưới tiêu - tuy chỉ ở quy mô nhỏ. Loại cây trồng chiếm ưu thế ở giồng cát là dưa hấu do loài này ưa đất cát và ánh sáng. Đậu tương, đỗ xanh, lạc và củ đậu cũng được trồng trên giồng cát

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 33 - 34)