Hệ sinh thái cửa sông | Đánh bắt ven bờ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 27 - 28)

3. Hệ sinh thái vùng ngập triều (bãi bùn và cồn cát) và sinh kế nuôi nghêu và sò huyết; và 4 Hệ sinh thái giồng cát và sinh kế trồng rau màu.

3.1.1Hệ sinh thái cửa sông | Đánh bắt ven bờ

Tỉnh Bến Tre, có bốn cửa sông chính: Đại, Ba Lai, Hàm Luông, và Cổ Chiên (Hình 3-1). Những cửa sông này là nơi giao thoa và phân tầng của nước ngọt từ thượng nguồn lưu vực sông Mekong và nước biển do chế độ bán nhật triều, gió, và dòng chảy điều tiết. Nước ở đây là sự kết hợp của nước ngọt từ thượng nguồn, nước lợ và nước mặn. Hệ thống cửa sông bị ảnh hưởng bởi thủy triều Biển Đông có biên độ 2-3m và theo chế độ bán nhật triều. Nồng độ muối ở cửa sông dao động từ 25-40‰ và bị pha loãng bởi dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong – nước ngọt ở Bến Tre đa phần chỉ có từ các túi nước ngầm. Hệ sinh thái cửa sông cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái sau:

• Giảm sự xâm nhập mặn;

• Giảm tác động của xói mòn do sóng và gió lên các vùng ven bờ; • Cung cấp dinh dưỡng từ sông cho các sinh vật ven biển;

• Cung cấp bãi đẻ/nơi ươm giống và sinh cảnh cho nghêu, sò, chim, lưỡng cư, cua và các loài sinh vật thủy sinh khác;

• Giao thông và vận tải đường thủy, đặc biệt là với sự phát triển các cảng cá mới; • Cung cấp chỗ trú cho tàu thuyền trong khi bão; và

• Phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học.

Các cửa sông ở Bến Tre là nơi có sự đa dạng về sinh vật thủy sinh nước ngọt, lợ và nước mặn. Các sinh cảnh cửa sông cung cấp những lợi ích như thức ăn, bãi ươm giống, nơi trú chân cho các loài di cư và nơi sinh sống của nhiều loài cá, chim, nhuyễn thể và giáp xác cũng như tảo và nhiều loài thực vật khác. Những loài cửa sông chính bao gồm sinh vật phù du trong đó tảo Silic (Bacilla riophyta

Hình 3-1: Hình ảnh vệ tinh ở trên cho thấy cửa sông và môi trường khai thác thủy sản (màu xanh nước biển đậm) ở tỉnh Bến Tre (Nguồn: CEE-CESC, 2010)

Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh Bến Tre

Kỹ thuật khai thác thủy sản chính ở cửa sông được sử dụng là ươm nuôi nghêu tự nhiên, là một trong ba nghề khai thác thủy sản chính ở ba xã ven biển. Khu vực này có sự phong phú về số lượng tảo phù du làm thức ăn cho nghêu con. Các nghề khai thác thủy sản xa bờ khác bao gồm đánh bắt cá trích (Clupeidae sp.), cá cơm (Engraulida sp.) và cá khế (Carangidae sp.). Khai thác thủy sản xa bờ cũng là một hoạt động quanh năm. Ngoài ra, khai thác thủy sản ven bờ bao gồm khai thác cá nóc (Tetraodontidae sp.) và cá vược (hoặc cá chẻm). Đây là những hoạt động quanh năm nhưng không phải là các sinh kế chính ở ba xã ven biển của Bến Tre.

Các kỹ thuật sử dụng trong khai thác thủy sản bao gồm: lưới, thuyền, cào, mò, và bẫy cá. Năng suất đánh bắt hàng năm ở các vùng ven biển của Bến Tre vào khoảng 19,000 đến 24,000 tấn và năng suất đánh bắt hàng năm đối với các vùng biển khơi vào khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu tấn. Khai thác thủy sản có tiềm năng tăng sản lượng hàng năm thêm 540.000 – 630.000 tấn/năm (Phong N.T, 2012).

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 27 - 28)